Bệnh viêm mũi dị ứng uống thuốc gì?

thực tế cho thấy rằng nhiều bệnh nhân thường lơ là, bỏ qua những dấu hiệu và triệu chứng khi mắc bệnh. Người bệnh cần có kiến thức về bệnh cũng như biết cách sử dụng các loại thuốc phù hợp. Hôm nay HoiBenh giới thiệu đến bạn một số loại thuốc nên sử dụng khi bị viêm mũi dị ứng.

Bệnh viêm mũi dị ứng uống thuốc gì? Bệnh viêm mũi dị ứng uống thuốc gì?

Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới, bệnh viêm mũi dị ứng và hen suyễn đã tăng gấp đôi trong hơn 20 năm qua. Với đặc điểm khí hậu nhiệt đới và xu hướng công nghiệp hóa như ở Việt Nam, số lượng bệnh nhân bị viêm mũi dị ứng quanh năm ngày càng tăng. Tuy nhiên, thực tế cho thấy rằng nhiều bệnh nhân thường lơ là, bỏ qua những dấu hiệu và triệu chứng khi mắc bệnh. Việc này bắt nguồn từ quan niệm rằng đây là bệnh thông thường không mấy ảnh hưởng đến sức khỏe và có thể điều trị hoàn toàn đơn giản. Người bệnh cần có kiến thức về bệnh cũng như biết cách sử dụng các loại thuốc phù hợp. Hôm nay HoiBenh giới thiệu đến bạn một số loại thuốc nên sử dụng khi bị viêm mũi dị ứng.

Bệnh viêm mũi dị ứng là bệnh gì?

Viêm mũi dị ứng có hai loại chính là có chu kỳ và không có chu kỳ. Loại bệnh có chu kỳ thường xảy ra vào thời gian những ngày đầu mùa, khi thời tiết thay đổi, lúc này bệnh có các triệu chứng dữ dội. Loại bệnh không có chu kỳ sẽ không theo mùa, bệnh cũng không phụ thuộc vào thời tiết, mặc dù những biểu hiện bệnh thường không dữ dội nhưng sẽ tăng nặng dần và kéo dài hơn.

Viêm mũi dị ứng thường xảy ra do phản ứng của cơ thể khi gặp vật lạ (hay còn được gọi là dị nguyên). Những vật thể lạ thường gồm: bụi, phấn hoa, sợi bông, khói thuốc, lông động vật như chó, mèo và gia cầm, các loại ký sinh trùng như bọ chét, mò, mạt,.., hải sản có vỏ như tôm, cua hay ốc...cùng một số dược phẩm như aspirin hay kháng sinh. Ngoài ra còn do thay đổi thời tiết như nóng hoặc lạnh đột ngột.

Khi những dị nguyên này tiếp xúc với cơ thể, đặc biệt là với vùng mũi họng thì niêm mạc họng sẽ bị kích thích và sau đó gây ra các phản ứng tức thì như bị ngứa hoặc bị hắt hơi. Qua thời gian sẽ hình thành nên bệnh viêm mũi dị ứng. Bệnh này còn phụ thuộc vào tình trạng sức khoẻ của người bệnh. Ví dụ như có thể cùng một dị nguyên nhưng khi cơ thể bị suy nhược hay chức năng gan yếu... thì sẽ dễ bị bệnh viêm mũi dị ứng hơn những người khác.

vicare.vn-benh-viem-mui-di-ung-uong-thuoc-gi-body-1

Những triệu chứng của bệnh viêm mũi dị ứng

Hắt hơi

Hắt hơi là triệu chứng điển hình nhất của bệnh viêm mũi dị ứng. Thường thì người bệnh sẽ gặp phải những cơn hắt hơi mang tính đột ngột, có triệu chứng hắt hơi liên tục, thậm chí bị kéo dài nhiều lần và thường xuyên tái phát khi gặp những dị nguyên khác tác động. Riêng với những người bị viêm mũi dị ứng có nguyên nhân chính do thay đổi thời tiết thì sẽ hắt hơi nhiều hơn khi gặp thời tiết lạnh, khi thời tiết thay đổi hoặc vào buổi sáng lúc mới rời giường. Khi bị hắt hơi nhiều còn kéo theo cảm giác bị đau tức ngực hay đau đầu do các cơ phải co thắt nhiều.

Ngứa mũi

Ngứa mũi là dấu hiệu sớm của bệnh viêm mũi dị ứng, đặc biệt với trẻ em. Có nhiều trường hợp, bệnh nhân bị bệnh sẽ cảm thấy ngứa cả mũi, mắt, họng và thậm chí ở vùng da cổ hay da ống tai ngoài.

vicare.vn-benh-viem-mui-di-ung-uong-thuoc-gi-body-2

Chảy nước mũi, ngạt mũi

Chảy nước mũi thường hay xảy ra trước hoặc sau khi hắt hơi. Khi mới bị bệnh viêm mũi dị ứng, bệnh nhân thường chảy dịch trong suốt và không có mùi. Tuy nhiên, qua thời gian dài thì tình trạng bội nhiễm sẽ khiến nước mũi chuyển sang màu đục hơn. Chảy nước mũi nhiều cùng với sự phù nề của niêm mạc sau đó sẽ dẫn đến tình trạng ngạt mũi ở người bệnh. Thậm chí có thể bị ngạt từng bên hoặc cả 2 bên khiến người bệnh bị khó thở và phải thở bằng miệng.

Đau

Ngoài những triệu chứng trên thì bệnh nhân viêm mũi dị ứng còn có thể gặp một số cơn đau đầu, bị đau tức ngực, mệt mỏi, cơ thể uể oải, từ đó làm giảm khả năng lao động chân tay và trí não.

Bị viêm mũi dị ứng nên uống thuốc gì?

Thuốc tây chữa viêm mũi dị ứng

Hiện nay, không có thuốc đặc trị viêm mũi dị ứng. Tuy nhiên, các bác sĩ có thể tư vấn và cho bạn dùng một số loại kháng sinh dạng nhỏ, dạng xịt hoặc uống để giảm nhanh các triệu chứng, từ đó giúp ổn định tình trạng bệnh. Các nhóm thuốc thường được sử dụng hiện nay gồm có:

- Nhóm kháng histamin H1 (histamine thực chất là một chất trung gian quan trọng trong phản ứng dị ứng)

- Nhóm thuốc gây co mạch (ephedrine, naphazolin, xylomethazolin, pseudoepherein, phenylephrin, phenylpropanolamine...)

- Nhóm corticoid (thường được bào chế thành dạng thuốc hít).

Những loại thuốc này có tác dụng giúp giảm nhanh các triệu chứng như hắt hơi, sổ mũi hay ngạt mũi... Tuy nhiên bạn lưu ý, thuốc này thường chỉ tập trung vào việc có thể làm giảm triệu chứng mà ít quan tâm đến căn nguyên gây ra bệnh. Cho nên thuốc không thể trị bệnh một cách triệt để và lâu dài cho người bệnh được. Thậm chí nếu dùng kéo dài còn có thể gây nhờn thuốc và bạn bị phụ thuộc vào thuốc.

Tuy nhiên, những loại thuốc Tây y còn có các tác dụng phụ nguy hiểm như gây buồn ngủ, gây ngộ độc, hoại tử niêm mạc mũi, run chân tay...

vicare.vn-benh-viem-mui-di-ung-uong-thuoc-gi-body-3

Thuốc Đông y chữa khỏi viêm mũi dị ứng

Đông y luôn đưa ra các giải pháp và hướng điều trị căn nguyên nguồn gốc gây ra bệnh. Các bài thuốc trong Đông y trị viêm mũi dị ứng vừa có tác dụng khu phong, tán hàn, thanh nhiệt, giải độc và chống dị ứng... vừa giúp bồi bổ khí huyết, giúp điều chỉnh công năng của ngũ tạng, dưỡng chính khí, có tác dụng bổ gan, thận và phế, từ đó tiến tới cân bằng âm dương và nâng cao sức khỏe tổng thể để giúp người bệnh mau khỏi, ít tái phát, các chứng bệnh khác cũng khó lòng thừa cơ xâm nhập vào cơ thể.

Như vậy, bài viết trên HoiBenh đã cung cấp rất nhiều những thông tin về bệnh viêm mũi dị ứng. Hy vọng những thông tin trên có thể giúp bạn cải thiện sức khoẻ của mình.

Xem thêm:

  • Triệu chứng bệnh viêm mũi dị ứng nhiều người chưa biết
  • Chữa viêm mũi dị ứng bậc thầy tại Hà Nội