Bệnh viêm gan B có lây qua đường ăn uống không?

Virut viêm gan B (HBV) là một loại virut gây ra bệnh viêm gan. Khi nhiễm virut này, phần lớn người bệnh không có triệu chứng. Có một số ít trường hợp biểu hiện viêm gan siêu vi B cấp tính, như đau mỏi toàn thân, chán ăn, nước tiểu sẫm màu, sợ mùi thức ăn đặc biệt là sợ thức ăn nhiều béo và nhiều đạm (trứng, thịt, cá).

Bệnh viêm gan B có lây qua đường ăn uống không? Bệnh viêm gan B có lây qua đường ăn uống không?

Nếu không được theo dõi và điều trị đúng cách, bệnh nhân nhiễm virut viêm gan B có thể chuyển thành viêm gan mạn tính, có thể dẫn tới xơ gan hoặc ung thư gan.

vicare.vn-benh-viem-gan-b-co-lay-qua-duong-uong-khong-body-1

Viêm gan B là một căn bệnh có tốc độ lây truyền rất nhanh. Nhiều người nhầm tưởng viêm gan B có thể lây truyền qua tiếp xúc tay chân, hơi thở, ăn uống chung. Tuy nhiên, đây là những cách hiểu sai lầm. Vậy viêm gan B có thể lây qua những con đường nào, chúng ta hãy cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây.

Bệnh viêm gan B lây qua những con đường nào?

Cách lây nhiễm của bệnh viêm gan B giống như căn bệnh HIV, tức là viêm gan B có thể lây nhiễm qua 3 con đường chính sau:

Lây truyền từ mẹ sang con: Người phụ nữ khi mang thai mà mắc bệnh viêm gan B có thể truyền từ mẹ sang thai nhi. Cụ thể, bị viêm gan B trong giai đoạn 3 tháng đầu của thai kỳ, tỷ lệ lây nhiễm sẽ khoảng1%. Nếu mẹ bị bệnh ở 3 tháng giữa trong thai kỳ, tỷ lệ này là 10% và tăng đến 70% khi người mẹ mắc bệnh ở 3 tháng cuối thai kỳ. Nguy cơ người mẹ truyền bệnh cho thai nhi có thể lên tới 90% nếu như không có biện pháp bảo vệ ngay sau sinh.

Lây truyền viêm gan B qua đường máu: Việc truyền máu (nếu người cho máu mang virut viêm gan B), hay việc dùng chung một bơm tim tiêm chưa được khử trùng hoặc được khử trùng không sạch vẫn còn dính máu của người bị mắc viêm gan B thì bạn cũng rất dễ mắc bệnh.

Lây truyền qua đường quan hệ tình dục: virut viêm gan B có thể lây cho bạn tình cùng giới hoặc khác giới do virut viêm gan B có trong tinh dịch của nam và chất dịch âm đạo của nữ.

Ngoài ra, còn một số trường hợp có thể lây truyền viêm gan virut B khác như dùng chung dụng cụ có khả năng bị dính máu từ người bệnh như cạo râu, bàn chải đánh răng (nếu người bệnh bị chảy máu miệng, chân răng). Virut viêm gan cũng có thể lây qua các vết trầy xước, dụng cụ châm cứu, xăm môi, xăm mắt, xăm người, xỏ lỗ tai không được khử trùng đảm bảo.

vicare.vn-benh-viem-gan-b-co-lay-qua-duong-uong-khong-body-2

Bệnh viêm gan B có lây qua đường giao tiếp, ăn uống, nước bọt?

Cho đến nay, vẫn chưa có một nghiên cứu khoa học nào chứng minh được virut viêm gan B có thể lây truyền qua các con đường tiếp xúc thông thường như: bắt tay, hắt hơi, ho, dùng chung bát đũa hay ăn thực phẩm được nấu bởi người đã mang virut viêm gan B... Ngay cả việc đến thăm nhà của người bị nhiễm HBV hoặc chơi đùa với những người mang virut này cũng không thể dẫn đến việc lây nhiễm như mọi người vẫn sợ. Do vậy, nếu như bạn đang chung sống với người mắc bệnh viêm gan B thì bạn hoàn toàn có thể yên tâm và chung sống hòa bình với người đó, tránh gây áp lực khiến người bệnh mang tâm lý mặc cảm, tự ti.

Chú ý: Thông tin trong bài chỉ mang tính tham khảo, người đọc cần cân nhắc trước khi áp dụng.