Bệnh viêm amidan có lây không?

Viêm amidan là một chứng bệnh liên quan đến đường hô hấp. Có nhiều yếu tố gây ra bệnh này, trong đó tác nhân chính là do vi khuẩn gây ra. Do vậy, có một số người e ngại rằng bệnh viêm amidan có lây không? Bài viết dưới đây sẽ tổng hợp, phân tích và giải đáp cho bạn câu hỏi này.

Bệnh viêm amidan có lây không? Bệnh viêm amidan có lây không?

Viêm amidan là gì?

Amidan là bộ phận nằm ở cửa ngõ của đường thở, có nhiệm vụ chính là bảo vệ đường hô hấp trước sự xâm nhập của các vi khuẩn, mầm bệnh. Khi đó, amidan sẽ tiết ra các kháng thể để tiêu diệt vi khuẩn, virus gây viêm nhiễm amidan. Có thể nói, đây chính là hệ miễn dịch và hàng rào bảo vệ cho cổ họng của chúng ta.

Tuy nhiên, không phải khi nào amidan cũng hoạt động hiệu quả. Nếu răng miệng không được vệ sinh sạch sẽ, thức ăn sẽ bị đọng lại trong miệng, tại các khe và hốc amidan. Khi đó, vi khuẩn trong thức ăn sẽ sinh trưởng, phát triển mạnh mẽ, khiến amidan bị tổn thương, từ đó xảy ra tình trạng viêm nhiễm. Lúc này, người bệnh sẽ có những biểu hiện nuốt khó, đau rát ở cổ họng, chán ăn, mệt mỏi. Nếu để lâu dài mà không được điều trị, người bệnh sẽ dần bị thiếu dinh dưỡng, trở nên suy nhược cơ thể.

HoiBenh.vn-benh-viem-amidan-co-lay-khong-body-2
Người bệnh sẽ có những biểu hiện nuốt khó, đau rát ở cổ họng

Bệnh viêm amidan có lây không?

Mặc dù là một trong những căn bệnh đường hô hấp phổ biến, nhiều người mắc phải, tuy nhiên nhiều người lại chưa hiểu rõ về căn bệnh này. Có một số người băn khoăn không biết rằng bệnh viêm amidan có lây hay không? Câu trả lời là không? Viêm amidan không phải là một căn bệnh có thể lây từ người này sang người khác mặc dù nguyên nhân gây bệnh là do vi khuẩn hoặc virus gây ra. Do vậy, nếu bạn mắc viêm amidan, bạn hoàn toàn có thể yên tâm rằng bệnh này sẽ không lây sang người thân của mình.

Mặc dù không lây sang người khác, tuy nhiên bạn cũng có nguy cơ mắc phải viêm amidan bởi một số nguyên nhân sau đây:

  • Nhiễm vi khuẩn, virus trong vòm miệng: Các vi khuẩn này sẽ sinh trưởng, phát triển mạnh mẽ trong vòm miệng của bạn nếu như bạn không vệ sinh sạch sẽ. Khi đó, vi khuẩn sẽ xâm nhập vào vùng amidan và gây ra viêm.
  • Sức đề kháng yếu: Những người có thể trạng yếu thường dễ bị vi khuẩn xâm nhập vào bên trong cơ thể, gây ra nhiều bệnh, trong đó có viêm amidan.
  • Do mắc các bệnh đường hô hấp: Một số căn bệnh về đường hô hấp như cúm, liên tụ cầu, viêm họng mãn tính,... cũng có thể gây ra viêm amidan.
  • Do các yếu tố từ môi trường: Các tác nhân như ô nhiễm, khói bụi, thức ăn nhiễm khuẩn, vệ sinh kém,... cũng ảnh hưởng tới việc hình thành viêm amidan.

Tùy thuộc vào mỗi nguyên nhân gây bệnh mà sẽ có phương pháp điều trị khác nhau. Vì thế, khi nhận thấy những dấu hiệu của viêm amidan, bạn nên đến bệnh viện để thăm khám và được đưa ra phương pháp điều trị dứt điểm.

HoiBenh.vn-benh-viem-amidan-co-lay-khong-body-3
Bạn nên đến bệnh viện để thăm khám và được đưa ra phương pháp điều trị dứt điểm

Phòng ngừa bệnh viêm amidan như thế nào cho hiệu quả?

Người bệnh viêm amidan không chỉ gây ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn khiến mất tự tin trong giao tiếp. Do vậy, để đẩy lùi nguy cơ gây bệnh, cách tốt nhất là bạn nên áp dụng các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn các tác nhân gây viêm amidan. Một số biện pháp phòng ngừa bạn cần lưu ý:

  • Giữ gìn vệ sinh răng miệng thật sạch sẽ, đặc biệt là sau khi ăn xong. Việc này sẽ giúp cho bạn ngăn ngừa tình trạng thức ăn thừa còn tồn đọng trong khoang miệng, khiến cho vi khuẩn sinh sôi và phát triển. Bạn nên đảm bảo đánh răng 2 lần/ngày, đồng thời có thể kết hợp với súc miệng bằng nước muối loãng để đảm bảo răng miệng sạch sẽ.
  • Bổ sung các chất dinh dưỡng, vitamin cần thiết cho cơ thể để đảm bảo sức khỏe, tăng cường sức đề kháng.
  • Có biện pháp bảo vệ thân nhiệt, đặc biệt là đường hô hấp những khi trời giá rét.
  • Tránh ăn các loại thực phẩm cay, nóng, uống nước đá, nước lạnh, những loại đồ uống có chứa chất kích thích như rượu, bia,...
  • Khám sức khỏe tai - mũi - họng ít nhất 1 lần/năm để nắm được tình trạng sức khỏe hiện tại của bản thân, từ đó có biện pháp điều chỉnh chế độ sinh hoạt cho phù hợp.
  • Nếu đang mắc các bệnh lý về đường hô hấp, bạn nên nhanh chóng điều trị bệnh theo chỉ dẫn của bác sĩ để tránh gây ra biến chứng viêm amidan.

Xem thêm:

  • Viêm họng, viêm amidan và viêm họng liên cầu khuẩn là gì?
  • Những biến chứng nguy hiểm khi bị viêm amidan
  • Trị viêm amidan theo cách dân gian người xưa truyền lại