Bệnh vảy nến nên dùng thuốc gì?
Chào Bác Sĩ!
Tôi bị vảy nến 4 năm nay. Ban đầu chỉ có tổn thương tại khuỷu tay, giờ đây đã lan toàn thân, có cả tổn thương ở móng và da đầu. Tôi đã khám và điều trị thuốc tại viện Da liễu Trung ương. Chủ yếu là bôi corticoid tại chỗ. Thuốc theo thứ tự tôi đã sử dụng: Diprosalic 30g bôi móng -> Medodermone bôi da ( đỡ tốt ) -> Trozimed bôi da ( không đỡ mấy). Sau đó tôi tự mua lại Medodermone bôi da từng đợt 1-2 tuần trong 1 năm. Rồi chuyển bôi cloderm 1 năm nay. Tôi nghe có thuốc Kim Miễn Khang uống và thuốc bôi Explaq điều trị hiệu quả nhưng chưa thử. Xin Bác sĩ cho tôi lời khuyên điều trị!
Cảm ơn Bác Sĩ!
Để giải đáp thắc mắc cho bạn đọc, Bác sĩ Hà Văn Chấn đã đưa ra những thông tin vô cùng bổ ích.
Bệnh vảy nến là một loại bệnh tự miễn
Bệnh tự miễn là bệnh trong đó cơ thể có những sai lệch về đáp ứng miễn dịch, dẫn đến hệ miễn dịch chống lại chính nhưng cơ quan trong cơ thể. Bệnh tự miễn xuất hiện khi hệ miễn dịch bị suy yếu, giảm tính đặc hiệu và mất khả năng phân biệt lạ quen. Có nhiều nguyên nhân gây ra tự miễn như: các độc tố trong môi trường, di truyền, virus, một số loại thuốc có thể gây bệnh tự miễn. Ngoài ra, stress, dinh dưỡng kém, thiếu vận động, thiếu ngủ, uống rượu và hút thuốc lá nhiều có thể làm suy yếu hệ miễn dịch cũng góp phần gây các bệnh này. Các bệnh tự miễn thường gặp là:
- Lupus ban đỏ hệ thống
- Bệnh vảy nến
- Xơ cứng bì rải rác
- Cường giáp do tự miễn
- Viêm mạch (vasculitis)
- Viêm gan tự miễn
- Viêm khớp dạng thấp
- Tuyến thượng thận
- Bệnh bạch biến
- Thiếu máu ác tính
- Thiếu máu huyết tán do tự miễn
- Xuất huyết giảm tiểu cầu
Kim Miễn Khang là sản phẩm như thế nào?
Kim Miễn Khang là sản phẩm chiết xuất từ cây sói rừng (vị thuốc quý được nhân dân Trung Quốc dùng làm trà thảo dược để tăng cường sức khỏe hàng ngày) có tác dụng chống tự miễn kết hợp với các thành phần nguồn gốc thiên nhiên, giúp hỗ trợ điều trị và phòng ngừa các bệnh tự miễn như lupus ban đỏ, vẩy nến,... Sản phẩm gồm những thảo dược có tác dụng điều hòa miễn dịch (sói rừng, nhàu), chống viêm mạnh (nhũ hương, hoàng bá), tác dụng giải độc (thổ phục linh) và thành phần cung cấp năng lượng tế bào tự nhiên L- carnitine fumarate. Công thức này đã được nghiên cứu, phát triển giúp phục hồi và làm cân bằng hệ thống miễn dịch của cơ thể. Khác với các thuốc ức chế miễn dịch nguồn gốc hóa dược, các thảo dược trong Kim Miễn Khang được biết đến tác dụng điều hòa miễn dịch rất mạnh, ức chế rất đặc hiệu và chỉ tác động với các tế bào miễn dịch bất thường (đây là những tế bào tấn công những mô còn khỏe mạnh của cơ thể).
Thành phần
- Sói rừng (Sarcandra glabra (thunb.) Nakai): có vị đắng, cay, tính hơi ấm, có tác dụng hoạt huyết giảm đau, khu phong trừ thấp, tiêu viêm giải độc. Hoa sói rừng được dùng chữa tổn thương do ngã, gãy xương, đau lưng, thấp khớp. Ngoài ra, sói rừng còn có tác dụng chống tự miễn.
- L-Carnitine Fumara: là 1 acid amin có trong cơ thể con người. Nó đóng vai trò giúp cơ thể đạt được cân bằng năng lượng, tăng cường khả năng miễn dịch... nên rất có hiệu quả đối với các trường hợp mệt mỏi, tình trạng suy mòn hay gặp ở các bệnh nhân ung thư sau hóa trị liệu hoặc xạ trị liệu, giúp bệnh nhân có tâm trạng vui vẻ và có giấc ngủ tốt.
- Thổ phục linh (Smilax glabra): có tác dụng tiêu độc, tán uất kết, thanh nhiệt, lợi thấp... thường được dùng để điều trị các bệnh viêm, giải độc kim loại nặng và một số bệnh ung thư. Hoàng bá (Phellodendron amurense)
- Hoàng bá thu hút được sự quan tâm của giới dược học, do nó chứa các chất hóa thực vật như Berberine có tác dụng kháng khuấn, kháng nấm, kháng viêm; Jactorrhizine có tác dụng chống đột biến.
- Nhàu (Morinda citrifolia): Thuốc bổ, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc. Theo GS.TS Đào Văn Phan và GS.TS Trần Ngọc Ân, nhàu có tác dụng tốt đối với viêm khớp dạng thấp (bệnh tự miễn).
- Nhũ Hương (Boswella): Thuốc có tác dụng hoạt huyết giảm đau, đau phong tê thấp, té ngã chấn thương, trường ung. Ngoài ra thuốc có tác dụng tiêu phù sinh cơ trị các chứng nhọt lở lâu ngày khó lành miệng, có tác dụng tiêu độc.
- Bạch thược (Peony albiflora): Có tác dụng bổ huyết, giảm đau, làm mát tiêu viêm. Các nghiên cứu dược lý cho thấy, bạch thược có tác dụng kháng khuẩn, kháng cholin. (Nguồn: Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt nam (tập I)).
Công dụng
- Tăng cường năng lượng cho tế bào, hỗ trợ phục hồi và điều hoà hệ miễn dịch của cơ thể.
- Hỗ trợ điều trị và ngăn ngừa các bệnh tự miễn và viêm mạn tính như: lupus ban đỏ hệ thống, bệnh vẩy nến, xơ cứng bì rải rác, cường giáp do tự miễn, viêm mạch (vasculitis), viêm gan tự miễn, viêm khớp dạng thấp, viêm, tuyến thượng thận, bệnh bạch biến, thiếu máu ác tính, thiếu máu huyết tán do tự miễn, xuất huyết giảm tiểu cầu...
Cách dùng, liều dùng
- 4-5 viên x 02 lần hàng ngày, uống trước bữa ăn 30 phút.
- Nên dùng liên tục một đợt từ 03 đến 06 tháng.
- Bảo quản: Bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh sáng.
- Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng.
Sử dụng Explaq trong điều trị bệnh vảy nến
Cách dùng
Người bệnh có thể dùng Explaq để bôi lên vùng da bị bệnh sau khi đã vệ sinh sạch sẽ để điều trị bệnh. Dùng Explaq bôi 3 – 4 lần vào các buổi sáng, trưa, chiều, tối trước khi đi ngủ. Cũng như các phương pháp điều trị bệnh vẩy nến khác, người bệnh cũng cần kiên trì áp dụng thì mới đem lại hiệu quả. Sẽ tốt hơn nếu Explaq được sử dụng kết hợp với các biện pháp điều trị khác theo phác đồ y tế và phòng bệnh hiệu quả.
Thành phần
- Chitosan (carboxymethyl chitosan) 5 %, dịch chiết phá cố chỉ 5 %, dịch chiết ba chạc 2 %, dịch chiết lá sòi 1 %, MSM (Methylsulfonylmethane) 5 %, tá dược vừa đủ. Tác dụng chữa bệnh – Chitosan (carboxymethyl chitosan – CMC) có tác dụng chống oxi hóa, kháng khuẩn, ức chế sự chết tế bào. Khi phối hợp với các thành phần khác, Chitosan đóng vai trò là yếu tố điều chỉnh sự phân bố của dược chất, ổn định PH, chất dẫn dược chất đến đích tác dụng, tăng cường tính thấm qua da, làm trơn, mịn, bảo vệ da tránh các tác động có hại từ môi trường.
- Phá cố chỉ (Psoralea corylifolia) giúp làm sạch vùng da bị vẩy nến nhờ khả năng hấp thụ tốt.
- Ba chạc (Euodia lepta) có tác dụng kháng khuẩn, dùng ngoài chữa mụn nhọt, lở ngứa, chốc đầu, vết thương nhiễm khuẩn, viêm mủ da, áp xe, eczema...
- Lá sòi (Terminalia catappa) có tác dụng làm sạch khuẩn (mủ xanh) và nhanh liền vết thương, chiết từ lá sòi có tác dụng tạo màng thuốc do tác dụng gây tủa protein ở vết thương bỏng của tanin giúp giảm hiện tượng nhiễm độc, mùi hôi vết thương, nhanh liền sẹo.
Sử dụng MSM trong điều trị bệnh vảy nến
MSM (Methylsulfonylmethane) có tác dụng duy trì collagen đầy đủ thông qua việc gắn kết nó vào nhau giúp hình thành sợi liên kết giữa các tế bào. MSM giúp tái tạo da bị tổn thương, nhanh liền sẹo. Bôi MSM lên vùng da bị bệnh giúp làm mềm da, cứng móng, tác dụng chống viêm.
Công dụng của hai sản phẩm trên đều có nguồn gốc từ thiên nhiên đều đã được điều trị bệnh vẩy nến đem lại kết quả điều trị bệnh hiệu quả. Bạn có thể dùng sản phẩm này để điều trị.
Chúc sức khỏe!