Bệnh ung thư máu ở trẻ em có di truyền không?

Được liệt kê vào nhóm ung thư phổ biến nhất mà trẻ hay mắc phải, ung thư máu ở trẻ em (còn gọi là ung thư bạch cầu) là căn bệnh rất nguy hiểm cần được phát hiện, điều trị sớm. Bên cạnh việc chữa bệnh ra sao thì những thắc mắc của nhiều bậc cha mẹ thường xoay quanh chủ đề ung thư máu ở trẻ em có di truyền hay không?

Bệnh ung thư máu ở trẻ em có di truyền không? Bệnh ung thư máu ở trẻ em có di truyền không?

Được liệt kê vào nhóm ung thư phổ biến nhất mà trẻ hay mắc phải, ung thư máu ở trẻ em (còn gọi là ung thư bạch cầu) là căn bệnh rất nguy hiểm cần được phát hiện, điều trị sớm. Bên cạnh việc chữa bệnh ra sao thì những thắc mắc của nhiều bậc cha mẹ thường xoay quanh chủ đề ung thư máu ở trẻ em có di truyền hay không? Cùng tham khảo bài viết dưới đây để có thêm thông tin về căn bệnh này.

Ung thư máu hình thành khi số lượng bạch cầu trong máu tăng cao và phát triển bất thường (vì thế ung thư máu còn được gọi là bệnh bạch cầu, hoặc ung thư bạch cầu). Đây cũng là ung thư ác tính duy nhất không tạo ra các khối u mà cần thông qua xét nghiệm ung thư máu (xét nghiệm máu, chọc tủy). Bệnh thường tấn công trẻ em ở độ tuổi dưới 5 và tỷ lệ bé trai bị bệnh nhiều hơn bé gái.

Ung thư máu ở trẻ em thường được chia làm 2 trường hợp bao gồm: ung thư máu cấp tính và ung thư máu mạn tính. Trong đó, ung thư máu cấp tính chiếm khoảng 85% các trường hợp.

vicare.vn-benh-ung-thu-mau-o-tre-em-co-di-truyen-khong-body-1
Nguy cơ ung thư máu ở trẻ em luôn là nỗi “ám ảnh” của nhiều gia đình

Nguyên nhân gây ung thư máu ở trẻ em

Cho đến hiện tại, nguyên nhân chính xác gây ra bệnh ung thư máu ở trẻ em vẫn chưa được xác định chính xác nhưng một số yếu tố được cho là làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh bao gồm:

  • Trẻ bị một trong các hội chứng rối loạn di truyền Li-Fraumeni, hội chứng Klinefelter hay hội chứng Down
  • Hệ miễn dịch của trẻ không hoàn thiện, suy giảm hệ miễn dịch dẫn tới nhiều bệnh tật nguy hiểm
  • Mất điều hòa Telangiectasia (giãn mao mạch)
  • Do ảnh hưởng từ nồng độ cao của bức xạ, hóa trị liệu hay hóa chất độc hại như dung môi (Benzen, Formaldehyde.)
  • Tác dụng phụ của thuốc ức chế hệ miễn dịch trong lúc ghép nội tạng
  • Trong gia đình có anh chị em bị bệnh ung thư máu (nhất là các cặp sinh đôi cùng trứng)

8 dấu hiệu nhận biết ung thư máu ở trẻ em

Triệu chứng thường gặp khi các tế bào bạch cầu xâm lấn những tế bào bình thường bao gồm:

  • Dễ bị bầm tím: trẻ thường xuyên và dễ dàng bị bầm tím ngay cả với những va chạm nhẹ
  • Thiếu máu: bé hay bị chóng mặt, mệt mỏi, ăn mất ngon dẫn đến suy nhược và các triệu chứng khác
  • Chảy máu mũi: trẻ chảy máu mũi liên tục không có nguyên nhân cụ thể
  • Nhiễm trùng thường xuyên: tế bào ung thư tấn công làm giảm miễn dịch cơ thể trẻ
  • Đau dạ dày: trẻ có biểu hiện đau bụng, các cơn đau dạ dày liên tục, cấp tính mà không đi kèm với chứng khó tiêu
  • Khó thở: tế bào phổi của trẻ bị phá hủy nên trẻ hay cảm thấy khó thở, thở khò khè
  • Đau khớp: trẻ hay bị đau khớp gối, khuỷu tay, lưng, ... mà không có tác động nào gây ra các chứng đau nhức này.
  • Sưng hạch: quan sát trẻ có hạch sưng to ở nách, khớp, xương đòn, cổ, ... do tuyến bạch huyết bị ảnh hưởng
vicare.vn-benh-ung-thu-mau-o-tre-em-co-di-truyen-khong-body-2
Ung thư máu ở trẻ em là căn bệnh đặc biệt nguy hiểm

Ung thư máu ở trẻ em nguy hiểm ra sao?

Theo các chuyên gia huyết học, có đến khoảng 60 – 70% bệnh nhi mắc bệnh ung thư máu phát hiện ở giai đoạn muộn. Nguyên nhân là do bệnh thường ít có biểu hiện đặc trưng, với trẻ nhỏ vài tháng tuổi hầu như rất khó nhận biết. Bên cạnh đó, nhiều bậc cha mẹ nghĩ con bị bệnh khác như mọc răng, viêm đường hô hấp nên không đưa trẻ đi khám, thường tự điều trị tại nhà bằng thuốc kháng sinh.

Tế bào ác tính gây ung thư máu ở trẻ em có thể theo dòng máu di chuyển tới khắp các cơ quan nội tạng, tấn công các hạch bạch huyết, gan, lá lách, ... Nếu không có biện pháp xử lý sớm và kịp thời, các cơ quan này sẽ bị xâm lấn và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, sự phát triển về sau của bé.

Như đã nói ở trên, hệ miễn dịch của trẻ bị suy giảm nên bệnh tiến triển rất nhanh, cùng với việc phát hiện trễ nên khả năng giữ được tính mạng, kéo dài sự sống cho trẻ rất khó khăn và tốn chi phí. Do vậy, đây là một hành trình dài cần có sự nỗ lực của chính bản thân, gia đình người bệnh và chuẩn bị tốt về mặt tài chính.

vicare.vn-benh-ung-thu-mau-o-tre-em-co-di-truyen-khong-body-3
Ung thư máu ở trẻ em có di truyền không?

Ung thư máu ở trẻ em có di truyền không?

Nhiều người đặt ra câu hỏi: bệnh ung thư máu ở trẻ em có di truyền không? Câu trả lời cho vấn đề này cần được nghiên cứu một cách khoa học với đầy đủ thông tin bằng chứng. Do vậy hiện vẫn chưa có bất kỳ kết luận cụ thể về mối liên quan giữa yếu tố di truyền và ung thư máu ở trẻ em.

Tuy nhiên, cần đề phòng một số yếu tố có tính đột biến về di truyền có thể làm gia tăng nguy cơ phát triển mầm mống bệnh. Nhưng không vì thế mà người trong cùng gia đình lo lắng quá mức. Để đảm bảo an toàn nhất, những gia đình có tiền sử mắc bệnh ung thư máu nên đi khám tầm soát ung thư định kỳ để giảm thiểu trường hợp trẻ bị bệnh nhưng không được phát hiện và điều trị sớm nhất.

Ung thư máu ở trẻ em có thể chữa khỏi được không?

Mặc dù là căn bệnh nguy hiểm nhưng ung thư máu ở bệnh nhi có thể chữa khỏi, kéo dài thời gian sống cao nếu phát hiện sớm và điều trị đúng cách.

Do vậy, khi bệnh được nhận biết sớm có ý nghĩa rất lớn trong việc điều trị bệnh bởi chúng sẽ đơn giản, ít tốn kém hơn và thời gian chữa bệnh cũng được rút ngắn lại. Điều quan trọng là phụ huynh cần đưa con đi kiểm tra sức khỏe ngay khi nhận thấy những dấu hiệu bất thường nhằm giúp con thoát khỏi những nguy hiểm do căn bệnh này mang đến.

Phương pháp điều trị ung thư máu ở trẻ em

Các nghiên cứu gần đây cho thấy ung thư máu ở trẻ em có xu hướng đáp ứng phác đồ chữa trị tốt hơn so với người lớn. Quá trình chăm sóc và điều trị ung thư máu ở trẻ em là một trong những khía cạnh cần được bác sĩ, bố mẹ đặc biệt quan tâm.

Việc lựa chọn phương pháp điều trị tốt nhất cho các bệnh nhi tùy thuộc chủ yếu vào loại bệnh trẻ mắc phải và các vấn đề khác như thể trạng, độ tuổi, giai đoạn phát hiện, tiến triển, điều kiện kinh tế, ...

  • Hóa trị là phương pháp chính để chữa bệnh ung thư máu ở trẻ em. Cách áp dụng hóa trị có thể bằng đường uống, dịch não tủy hay truyền tĩnh mạch. Liệu trình điều trị có thể kéo dài từ 2 – 3 năm để tránh tái phát.
  • Xạ trị: một vài trường hợp, ung thư máu ở trẻ em phải dùng bức xạ năng lượng cao để tiêu diệt các tế bào ung thư.
  • Cấy ghép tế bào gốc: nếu các biện pháp trên thất bại hoặc hiệu quả chậm, trẻ sẽ được cấy ghép tế bào gốc tạo máu để chữa bệnh. Những tế bào mới được cấy vào sẽ thay thế tế bào bị hủy diệt, cải thiện đáng kể tình trạng bệnh.

Trong khi điều trị, bác sĩ có thể thay đổi phác đồ tùy theo sức khỏe của trẻ do bệnh có diễn biến phức tạp, khó lường.

Chi phí điều trị ung thư máu ở trẻ em hết bao nhiêu?

Bệnh nhi chẳng may bị ung thư máu sẽ tiêu tốn rất nhiều tiền bạc. Do vậy, chi phí điều trị ung thư máu ở trẻ em luôn là vấn đề có nhiều thắc mắc chung và đôi khi nó là gánh nặng của rất nhiều gia đình.

Mặc dù theo quy định trẻ dưới 6 tuổi được bảo hiểm y tế chi trả 100% tiền thuốc men và viện phí, trẻ trên 6 tuổi được chi trả 75 – 80% tùy trường hợp nhưng để điều trị ổn định và đi theo phác đồ của bác sĩ cũng tốn khá nhiều chi phí. Do vậy, ba mẹ và người thân cần có sự chuẩn bị và tạo mọi điều kiện để con em của mình được chữa khỏi bệnh nhanh nhất có thể.

Xem thêm:

  • Ung thư máu ở trẻ em có chữa được không?
  • Liệu pháp chữa ung thư máu bằng tế bào miễn dịch