Bệnh trĩ ngoại để lâu có sao không?

Bệnh trĩ là căn bệnh hậu môn trực tràng phổ biến ở nhiều độ tuổi, trĩ được chia thành 2 dạng là trĩ nội và trĩ ngoại. Vậy trĩ ngoại có những biểu hiện gì? Bệnh trĩ ngoại để lâu có sao không? Cùng HoiBenh tìm hiểu ngay sau đây.

Bệnh trĩ ngoại để lâu có sao không? Bệnh trĩ ngoại để lâu có sao không?

Bệnh trĩ là căn bệnh hậu môn trực tràng phổ biến ở nhiều độ tuổi, trĩ được chia thành 2 dạng là trĩ nội và trĩ ngoại. Vậy trĩ ngoại có những biểu hiện gì? Bệnh trĩ ngoại để lâu có sao không? Cùng HoiBenh tìm hiểu ngay sau đây.

1. Trĩ là gì?

Bệnh trĩ là bệnh tạo thành do sự co giãn quá mức của các tĩnh mạch ở mô xung quanh hậu môn, hậu quả là các tĩnh mạch này bị ứ đọng máu, gây sưng phồng, khó chịu và đau rát cho bệnh nhân.

Dựa vào giải phẫu người ta đã phân chia được bệnh trĩ thành 2 loại.

  • Trĩ nội: trĩ nội là trĩ nằm ở các búi tĩnh mạch bên trong của trực tràng. Bệnh trĩ nội thường gây ra chảy máu nhưng không đau ở cấp độ nhẹ. Khi các búi trĩ này to ra thì chúng cũng có thể bị lồi ra khỏi hậu môn gây ra tình trạng sa búi trĩ.
  • Trĩ ngoại: nằm ở các tĩnh mạch xung quanh hậu môn. Trĩ ngoại có gây ra ngứa, sưng, đau rát do máu có thể ứ lại bên trong của búi trĩ tạo ra những cục máu đông.
vicare-benh-tri-ngoai-de-lau-co-sao-khong-body-1

2. Các nguyên nhân gây ra bệnh trĩ.

Do lao động và thói quen sinh hoạt: ngồi lâu một chỗ, đứng lâu, mang vác vật nặng trong một thời gian dài, ít vận động, thường xuyên nhịn đi vệ sinh... các thói quen này có thể gây ra tình giảm lượng máu lưu thông đến hậu môn gây ra bệnh trĩ.

  • Do chế độ ăn uống không lành mạnh: những người thường xuyên ăn các đồ ăn chế biến sẵn, nhiều dầu mỡ, chế độ ăn uống hàng ngày ít các chất xơ như rau xanh, trái cây... Đây là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh trĩ.
  • Do các bệnh lý về đường ruột: một số bệnh đường ruột như: ỉa chảy kéo dài, viêm đại tràng, viêm trực tràng, hội chứng lỵ... cũng làm cho các tĩnh mạch và thành ruột bị tổn thương, làm tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ.
  • Uống ít nước.
  • Nguyên nhân khác: mang thai, béo phì, sử dụng các chất kích thích, cao tuổi... cũng là các yếu tố nguy cơ gây ra bệnh trĩ.

3. Triệu chứng của trĩ ngoại thường gặp

Các nếp gấp ở hậu môn sưng to: đây là triệu chứng điển hình đầu tiên của bệnh trĩ ngoại, hiện tượng này gây ra do các dịch bẩn bị đọng lại ở trên hậu môn sau khi đi đại tiện.

  • Nứt kẽ hậu môn: trong bệnh trĩ ngoại thì người bệnh sẽ xuất hiện các cục máu đông, chúng sẽ trở nên sưng phồng từ đó gây nứt kẽ ở hậu môn gây đau đớn cho người bệnh.
  • Trĩ sa ra ngoài: bệnh trĩ ngoại càng để lâu thì búi trĩ sẽ càng to, sau đó chúng sẽ sa ra ngoài nhiều hơn, gây chảy máu và đau đớn kéo dài.

4. Bệnh trĩ ngoại để lâu có sao không?

Bệnh trĩ không phải là căn bệnh nguy hiểm trực tiếp đến tính mạng, tuy nhiên nếu không chữa trị kịp thời thì nó sẽ gây ra những biến chứng như:

Đi cầu ra máu:

  • Bệnh trĩ ngoại nếu để lâu sẽ làm cho các cục máu đông phát triển to ra, gây sưng và chảy máu, do đó người bệnh có thể thấy tình trạng đi ngoài ra máu nhiều hoặc ít tùy vào tình trạng bệnh của mối người.
  • Nếu người bệnh ra máu quá nhiều thì có thể gây choáng váng, ngất xỉu, thường xuyên bị đau đầu, mệt mỏi...

Đau rát hậu môn:

  • Bệnh trĩ ngoại nếu để lâu không chữa thì phần hậu môn sẽ cảm thấy rất đau rát, khó chịu cho người bệnh.
  • Sau một thời gian, người bệnh có thể bị ám ảnh tâm lý mỗi lần đi đại tiện.

Viêm ngứa vùng hậu môn

  • Bệnh trĩ ngoại để lâu ngày sẽ tiết ra nhiều chất dịch nhầy làm cho vùng hậu môn không được khô ráo, hậu môn luôn ở trong tình trạng ẩm ướt gây viêm ngứa. Chính điều này đã tạo điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn gây hại phát triển.

Sa hậu môn

  • Bệnh trĩ để lâu sẽ tự động sa ra ngoài hậu môn, ở các trường hợp nhẹ thì búi trĩ có thể tự động co lên, nhưng khi bệnh đã ở mức độ nặng thì trĩ sẽ sa hẳn ra ngoài và không thể co lên được nữa.

Bệnh trĩ có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm cho người bệnh, do vậy, khi phát hiện có dấu hiệu bị trĩ thì bạn hãy đến ngay bệnh viện chuyên khoa để được thăm khám và điều trị kịp thời.

vicare-benh-tri-ngoai-de-lau-co-sao-khong-body-2

5. Các cách phòng ngừa bệnh trĩ

Tránh ngồi lâu, đứng lâu tại một vị trí, đặc biệt là đối với nhân viên văn phòng, hãy đứng dậy đi lại sau khoảng 30 phút làm việc để giảm nguy cơ bị trĩ, tránh khiêng vác các vật nặng liên tục trong thời gian dài.

  • Hạn chế sử dụng các chất kích thích: rượu, bia, đồ cay...
  • Có chế độ ăn uống lành mạnh và phù hợp, cân bằng giữa thịt, cá và rau xanh. Tăng cường bổ sung chất xơ cũng như hoa quả tươi.
  • Uống đủ nước.
  • Điều trị các bệnh gây ho kéo dài.

Trên đây là các thông tin liên quan đến bệnh trĩ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về căn bệnh này. Do tâm lý e ngại nên nhiều người mắc trĩ nhưng không đi khám. Bệnh trĩ ngoại nếu để lâu có thể gây ra những biến chứng khác nguy hiểm hơn, do đó hãy đi khám ngay khi có dấu hiệu để điều trị được đơn giản và kịp thời.

Xem thêm:

  • Những điều cần biết về bệnh trĩ
  • Bệnh trĩ nên ăn và không nên ăn gì
  • Cắt trĩ ngoại hết bao nhiêu tiền?