Bệnh thoát vị đĩa đệm có nguy hiểm không?

Thoát vị đĩa đệm là một bệnh khá phổ biến về xương khớp mà rất nhiều người mắc phải. Bệnh thường gây đau cột sống cổ, cột sống thắt lưng, đau mỏi chân tay...Nếu không phát hiện sớm và điều trị kịp thời có thể để lại hậu quả rất đáng tiếc. Vậy bệnh thoát vị đĩa đệm có nguy hiểm không? là điều mà rất nhiều người muốn biết. Bài viết dưới đây, HoiBenh sẽ giúp các bạn giải đáp thắc mắc này một cách cụ thể, chi tiết và chính xác nhất.

Bệnh thoát vị đĩa đệm có nguy hiểm không? Bệnh thoát vị đĩa đệm có nguy hiểm không?

Thoát vị đĩa đệm là một bệnh khá phổ biến về xương khớp mà rất nhiều người mắc phải. Bệnh thường gây đau cột sống cổ, cột sống thắt lưng, đau mỏi chân tay...Nếu không phát hiện sớm và điều trị kịp thời có thể để lại hậu quả rất đáng tiếc. Vậy bệnh thoát vị đĩa đệm có nguy hiểm không? là điều mà rất nhiều người muốn biết. Bài viết dưới đây, HoiBenh sẽ giúp các bạn giải đáp thắc mắc này một cách cụ thể, chi tiết và chính xác nhất.

Những điều bạn cần biết về bệnh thoát vị đĩa đệm

Thoát vị đĩa đệm có thể xảy ra bất kỳ phần nào của cột sống như: Cột sống cổ, cột sống thắt lưng, trong đó chủ yếu thoát vị cột sống thắt lưng với các triệu chứng đau, tê mỏi vùng thắt lưng lan xuống mông, đùi và chân,...

Thoát vị đĩa đệm có nguy cơ dẫn đến tàn phế nếu không được điều trị. Do đó người bệnh cần đi khám và điều trị sớm khi thấy các triệu chứng của bệnh, không nên chủ quan, nhất là ở một số đối tượng có nhiều nguy cơ mắc phải như: những người thường xuyên làm việc nặng nhọc, tư thế ngồi học, làm việc sai cách, mắc các bệnh lý cột sống như gai đôi cột sống, thoái hóa cột sống,...
>>> Xem thêm: Nguyên nhân và nguy cơ gây ra thoát vị đĩa đệm
vicare.vn-benh-thoat-vi-dia-dem-co-nguy-hiem-khong-body-1

Thoát vị đĩa đệm nếu không chữa trị dứt điểm sẽ tiềm tàng nguy cơ gây tàn phế.

Vậy bệnh thoát vị đĩa đệm có nguy hiểm không?

Thoát vị đĩa đệm có thể để lại những hậu quả và những biến chứng nguy hiểm cho những ai mắc phải.

Bệnh nhân có thể bị tàn phế suốt đời trong trường hợp đĩa đệm thoát vị chèn ép tuỷ cổ. Khi bị chèn ép các dây thần kinh ở vùng thắt lưng cùng, người bệnh có thể bị chứng đại tiểu tiện không tự chủ do rối loạn cơ tròn.

Bệnh nhân bị teo cơ các chi nhanh chóng, nên gặp rất nhiều khó khăn trong sinh hoạt cũng như ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng lao động. Tất cả các biến chứng đó đều có thể làm giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh, đó là chưa kể đến những khoản điều trị tốn kém.

Ngoài ra, thoát vị đĩa đệm còn có thể gây nên một số bệnh khác như

Đau rễ thần kinh do bị chèn ép cơ học, xuất hiện sau giai đoạn đau thắt lưng cục bộ, đau tăng lên khi đi lại, đứng và ngồi lâu. Đau dữ dội khi ho, hắt hơi, rặn khi đi đại tiện. Nhưng chỉ cần nằm nghỉ tại giường lại giảm đau nhanh chóng. Đây là kiểu đau mang tính chất cơ học, thường gặp trong cơ chế xung đột giữa đĩa đệm với rễ thần kinh do thoát vị đĩa đệm. Rối loạn cảm giác thường gặp ở những khu vực khoang da tương ứng với rễ thần kinh bị tổn thương.

Hội chứng đau khập khễnh cách hồi: Là một dạng đau rễ thần kinh ngắt quãng, nó được biểu hiện là khi đi được một đoạn thì người bệnh lại phải dừng lại để nghỉ. Nếu cố đi tiếp thì cơn đau lại xuất hiện, buộc bệnh nhân phải nằm nghỉ.

Hội chứng đuôi ngựa với các biểu hiện như: Đau một cách dữ dội, người bệnh không thể chịu nổi, thường phải cấp cứu về thần kinh. Đau thường đi kèm với liệt cơ, mất cảm giác,... Trường hợp chứng đuôi ngựa dưới có thể rối loạn cơ thắt kiểu ngoại vi, rối loạn cảm giác vùng đáy chậu. Đối với trường hợp hội chứng đuôi ngựa giữa thì có triệu chứng liệt chân, liệt các động tác của bàn chân và ngón chân, mất cảm giác toàn bộ ở chân.
vicare.vn-benh-thoat-vi-dia-dem-co-nguy-hiem-khong-body-2

Bệnh thoát vị đĩa đệm có nguy hiểm không? Đây là một bệnh về xương khớp rất nguy hiểm. Do vậy, mỗi người cần phải chủ động phòng tránh thoát vị đĩa đệm bằng cách: Luôn duy trì chế độ ăn uống, sinh hoạt, làm việc, nghỉ ngơi hợp lý; thường xuyên rèn luyện thể dục để có một cơ thể khỏe mạnh và cột sống vững chắc. Giữ tư thế cột sống đúng trong sinh hoạt hằng ngày. Chúc bạn có một sức khỏe tốt dẻo dai để đầy lùi bệnh thoát vị đĩa đệm nói riêng và các bệnh lý khác nói chung.

>>> Xem thêm: Chữa thoát vị đĩa đệm bằng y học cổ truyền