Bệnh thấp khớp có di truyền hay không?
Thấp khớp là một căn bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi. Bệnh thường gây ra những cơ đau nhức xương khớp gây ảnh hưởng đến sinh hoạt và chất lượng cuộc sống người bệnh. Nhiều người thắc mắc rằng không biết bệnh thấp khớp có di truyền hay không? Bài viết sau đây sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc trên ngay lập tức.
Bệnh thấp khớp có di truyền hay không?
Thấp khớp là một căn bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi. Bệnh thường gây ra những cơ đau nhức xương khớp gây ảnh hưởng đến sinh hoạt và chất lượng cuộc sống người bệnh. Nhiều người thắc mắc rằng không biết bệnh thấp khớp có di truyền hay không? Bài viết sau đây sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc trên ngay lập tức.
Bệnh thấp khớp là gì?
Bệnh thấp khớp là quá trình thoái hóa xương khớp thường gặp ở người cao tuổi, phụ nữ tiền mãn kinh và người bị béo phì. Bệnh ảnh hưởng trực tiếp đến các khớp liên đốt sống, khớp gối, khớp háng. Quá trình thoái hóa khớp khiến sụn khớp bị bào mòn, bị khô cứng, để lộ đầu xương, theo thời gian các bao khớp và dây chằng cũng bị thoái hóa.
Bệnh thấp khớp gây ra tình trạng đau mỏi các khớp, đặc biệt khi thời tiết mưa lạnh, ẩm thấp thì cơn đau lại càng dữ dội hơn. Khi bị thấp khớp người bệnh có thể bị kèm theo các hiện tượng khác như: Rối loạn tiêu hóa, mất ngủ, kém ăn...
Bệnh thấp khớp ngày càng trở nên nguy hiểm bởi nó diễn ra một cách “âm thầm” khiến người bệnh chủ quan trong việc khám xét. Khi bệnh đã phát triển đến giai đoạn nặng có thể khiến người bệnh gặp khó khăn trong việc đi lại, gây ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng cuộc sống của người bệnh.
Bệnh thấp khớp có di truyền hay không?
Trước hết bạn cần phải biết rằng bệnh thấp khớp có di truyền. Nếu gia đình bạn có người bị bệnh thấp khớp thì khả năng bạn mắc phải căn bệnh này rất cao. Cấu trúc hệ xương của con người có yếu tố di truyền và có tính tương với nhau về độ dài, kích thước, độ dày và mật độ xương giữa cha mẹ và con cái. Do vậy, hiện tại nếu cha mẹ của bạn đang bị mắc các bệnh về xương khớp thì bạn cũng nên chú ý nhiều hơn đến sức khỏe của mình.
Bệnh thấp khớp sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng nếu bạn không đi khám và điều trị kịp thời. Do đó việc xác định trước được nguyên nhân gây bệnh sẽ giúp bạn có những biện pháp phòng tránh và chữa bệnh đúng hướng.
Ngoài yếu tố di truyền, bệnh thấp khớp còn do một số nguyên nhân khác gây nên như:
Tuổi tác
Tuổi các càng cao thì nguy cơ gặp phải các bệnh về xương khớp càng lớn do xương khớp cũng bắt đầu diễn ra quá trình lão hóa tự nhiên, làm cho sụn trở nên giòn hơn mất dần độ đàn hồi.
Béo phì
Những người bị thừa cân béo phì thường hay gặp các vấn đề về xương khớp do các khớp phải nâng đỡ toàn bộ trọng lượng của cơ thể. Các khớp bị đè nén và gây ra tổn thương nghiêm trọng cho toàn bộ khung xương.
Nghề nghiệp
Rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra mối liên quan giữa bệnh thấp khớp và những người làm nghề sơn sửa móng tay, thợ sơn, thường xuyên tiếp xúc với acetone, thuốc trừ sâu và các loại xăng dầu. Do đó, những người nằm trong nhóm nghề nghiệp này sẽ có tỷ lệ mắc bệnh thấp khớp cao hơn nhóm người còn lại.
Chế độ ăn uống
Việc sử dụng quá nhiều đồ ăn nhanh, các loại thực phẩm giàu chất béo bão hoà sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh thấp khớp và tim mạch.
Hút thuốc
Các nghiên cứu tại Thuỵ Điển cho thấy những người thường xuyên hút thuốc sẽ có nguy cơ mắc các bệnh thấp khớp cao hơn so với những người không hút.
Thể thao không đúng cách
Rèn luyện sức khỏe để có một cơ thể dẻo dai và khỏe mạnh là điều bạn nên làm. Tuy nhiên với các bài tập vận động quá sức thì sẽ phản tác dụng và gây nên các vấn đề về xương khớp.
Phòng và điều trị bệnh thấp khớp như thế nào?
Điều trị bệnh thấp khớp
- Điều trị bệnh thấp khớp khá phức tạp và cần phải được sự theo dõi kiểm tra thường xuyên của bác sĩ chuyên khoa. Một số loại thuốc thường dùng trong điều trị thấp khớp bao gồm: Thuốc chống viêm không chứa steroid (NSAID), Corticosteroid, thuốc DMARD chống thấp khớp thay đổi bệnh, Anti-cytokine chống phân bào. Các loại thuốc trên có tác dụng làm giảm đau hiệu quả và làm chậm quá trình phát triển của bệnh.
- Người bệnh có thể kết hợp sử dụng thêm các thuốc xoa bóp, ngâm nước biển, nước suối, vật lí trị liệu.... Trường hợp bệnh nặng có thể dẫn đến tàn phế cần phải tiến hành thay khớp nhân tạo.
- Có thể điều trị bệnh thấp khớp bằng một số phương pháp tại nhà như sau:
- Bài thuốc 1: Sử dụng 20g lá lốt, 12g thiên niên kiệm, 16g gai tầm xoong. Sắc với 400ml nước, đun sôi đến khi nào còn 100ml nước thì tắt bếp, uống mỗi ngày 1 thang.
- Bài thuốc 2: Sử dụng 20g lá lốt, 20g cỏ xước, 20g cành dâu, 20g ngải cứu. Đem sao qua, sắc uống mỗi ngày 1 thang, uống liên tục trong 4 đến 6 ngày.
- Bài thuốc 3: Sử dụng 40g tỏi khô đã bóc vỏ đem thái nhỏ, rửa sạch cho vào lọ ngâm với 100ml rượu 45 độ. Khoảng 15 ngày rượu sẽ ngả sang màu vàng đậm là có thể sử dụng. Uống 2 chén nhỏ mỗi ngày vào trước bữa sáng và buổi tối trước khi ngủ.
Phòng bệnh thấp khớp
Nhiều người cho rằng bệnh thấp khớp chỉ xảy ra ở độ tuổi trung niên hoặc người già. Tuy nhiên điều đó hoàn toàn sai lầm, viêm khớp có thể xuất hiện ở cả những người trẻ, vì vậy phòng ngừa thấp khớp là điều mà ai cũng nên làm.
- Kiểm soát cân nặng: Giữ trọng lượng cơ thể ở mức hợp lý để làm giảm trọng lượng chèn lên các khớp xương, điều này giúp hệ xương của chúng ta không phải chịu một áp lực quá lớn, giảm nguy cơ mắc các bệnh về xương khớp.
- Rèn luyện thể dục thể thao: Việc tập thể dục thể thao thường xuyên rất tốt cho sức khỏe, tuy nhiên những môn thể thao có cường độ vận động mạnh lại không tốt cho xương khớp. Tập những môn thể thao được khuyến khích luyện tập đó là: bơi lội, đạp xe, đi bộ, yoga, dưỡng sinh,....
- Ăn uống hợp lý: Để ngăn ngừa bệnh thấp khớp bạn nên cân bằng chế độ sinh dưỡng với các thực phẩm giàu canxi, vitamin C, E, D, phốt pho, để làm chắc khỏe xương và ngăn ngừa bệnh thấp khớp.
- Uống nhiều nước: Phương pháp phòng và điều trị bệnh đơn giản nhất đó là uống nhiều nước. Nước sẽ giúp bảo vệ cơ thể chống lại bệnh thấp khớp bởi nước có tác dụng bảo vệ khớp và bôi trơn để xương không chà xát lên nhau.
- Điều chỉnh công việc hợp lí: Bạn nên hạn chế mang vác những vật nặng. Nếu tính chất của công việc như vậy thì cứ khoảng 1,5 giờ làm việc bạn nên có sự thay đổi và làm một vài động tác thư giãn thoải mái khoảng 10 phút trước khi tiếp tục bắt tay vào công việc.