Bệnh sởi lây qua đường nào?

Sởi không phải là bệnh nguy hiểm nếu được chữa trị kịp thời, ngược lại nếu chủ quan hoặc không chữa dứt điểm bệnh lại dễ đến lại nhiều biến chứng nguy hiểm. Một điều đặc biệt nữa là bệnh sởi bùng phát và lây lan rất nhanh, vì vậy nhiều người thắc mắc: sởi lây qua đường nào? để từ đó biết cách phòng tránh.

Bệnh sởi lây qua đường nào? Bệnh sởi lây qua đường nào?

Sởi không phải là bệnh nguy hiểm nếu được điều trị kịp thời, ngược lại nếu chủ quan hoặc không chữa bệnh lại dễ đến lại nhiều biến chứng nguy hiểm. Một điều đặc biệt nữa là bệnh sởi bùng phát và lây lan rất nhanh, vì vậy nhiều người thắc mắc: sởi lây qua đường nào? để từ đó biết cách phòng tránh. Nhằm giúp mọi người hiểu rõ hơn về vấn đề này, bài viết dưới đây HoiBenh cung cấp những thông tin thiết thực nhất về bệnh sởi.

Bệnh sởi là gì?

Sởi là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi-rút họ sởi gây nên. Bệnh có các biểu hiện như như sốt, mũi chảy nước, mắt đỏ, ho... Sởi thường xuất hiện vào mùa đông xuân, dễ mắc ở cả trẻ em và người lớn nếu chưa được tiêm phòng. Bệnh có nguy cơ tử vong thấp nhưng có thể để lại nhiều biến chứng như: viêm phổi, viêm tai giữa hoặc viêm não.

Cơ chế gây nên bệnh sởi có thể bạn chưa biết

Khi đã xâm nhập vào cơ thể, vius họ sởi sẽ nhân số lượng lên nhanh chóng ở tế bào đường hô hấp hoặc hạch bạch huyết xung quanh. Đây được xem là thời kỳ ủ bệnh sởi. Sau đó, virus sởi tiếp tục vào máu, theo các bạch cầu tấn công nội tạng như hạch, phổi và lá lách... Hiện tượng phát ban chính là phản ứng đào thải virus sởi của cơ thể.

Vài ngày sau khi đã phát ban, cơ thể bạn bắt đầu sinh kháng thể loại bỏ virus ra khỏi máu chuyển bệnh từ ủ sang thời kỳ lui bệnh.

>>> Xem thêm: Biến chứng sởi: phổ biến hơn bạn nghĩ?

Vậy sởi lây qua đường nào?

Thứ nhất lây qua đường hô hấp

Sởi là một rất dễ lây qua đường hô hấp. Chỉ cần trong không khí có virus sởi, người lành hít phải sẽ lây bệnh ngay. Trường hợp này thường do người bệnh ho, hắt hơi hoặc nói chuyện, phát tán virus vào không khí khiến người khác hít phải rồi mắc bệnh.

soi

Người lành hít phải không khí có chứa virus có thể nhiễm bệnh

Bệnh dễ lây lan thành dịch do thời gian ủ bệnh, các triệu chứng của bệnh sởi lúc này gần giống với cảm cúm nên nhiều người mang mầm bệnh thậm chí chưa nghĩ mình mắc sởi nên vẫn đi làm hay đi học bình thường. Người xung quanh hầu như không nghi ngờ người đó mang virus sởi nên không có biện pháp phòng tránh. Từ đó đã cơ hội tốt để virus phát tán ra ngoài không khí và lây bệnh sang những người khác.

Lây trực tiếp

90% người nếu chưa tiêm phòng khi tiếp xúc với người bị sởi sẽ lây bệnh. Cổ họng và mũi là nơi có virus siêu vi sởi. Do vậy, khi tiếp xúc trực tiếp với người bệnh như việc nói chuyện, người lành rất dễ mang bệnh. Đặc biệt, các giọt nước có siêu vi sởi rơi xuống các vật dụng xung quanh, người lành chỉ cần vô tình sờ phải rồi tiếp xúc với mũi, miệng cũng sẽ mắc bệnh sởi.

Lây gián tiếp

Ở môi trường ngoại cảnh, virus sỏi thường đã bị tiêu diệt, nên cách lây truyền này thường ít gặp.

virus soi

Lây gián tiếp thường ít gặp do virus sởi không sống được trong môi trường ngoại cảnh

Cách phòng ngừa bệnh sởi là như thế nào?

Do đặc điểm dễ lây lan, nên sởi có thể nhanh chóng trở thành dịch nếu không có biện pháp phòng bệnh kịp thời. Cho nên, khi phát hiện thấy cơ thể mình xuất hiện hiện tượng ho dai dẳng, sốt cao liên tục, rất có thể bạn hoặc người thân đã nhiễm sởi nếu trước đó chưa được tiêm phòng sởi.

Người chăm sóc bệnh nhân sởi cần đeo khẩu trang, vệ sinh cá nhân đảm bảo, rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng.

Trong trường hợp nếu xuất hiện biến chứng như thở nhanh kèm theo co giật, thì người nhà nên đưa người bệnh đến ngay cơ sở y tế để được khám, kiểm tra và điều trị kịp thời. Nếu là trẻ em nếu châm trễ rất dễ dẫn đến tử vong.

Để các bệnh cơ hội không có khả năng lây lan, người nhà cần đảm bảo vệ sinh cá nhân cho người bệnh, cung cấp dinh dưỡng đầy đủ để nâng cao sức đề kháng chống lại virus xâm nhập.

Tiêm phòng là cách tốt nhất để phòng bệnh sởi. Những trẻ nằm ở trong vòng 8 - 12 tháng tuổi cần được tiến hành tiêm phòng sởi. Với trẻ sơ sinh, do lượng kháng thể miễn dịch từ mẹ giúp trẻ không mang bệnh nên không cần tiêm phòng. Người lớn cũng nên tiêm phòng theo hướng dẫn của bác sĩ.

tiem

Tiêm phòng là cách tốt nhất ngăn ngừa bệnh sởi

Bệnh sởi lây qua đường nào? có 3 con đường đó là: lây qua con đường hô hấp, trực tiếp hoặc gián tiếp. Dù lây qua đường nào sởi cũng rất dễ biến thành dịch. Do vậy bạn không nên chủ quan với bệnh sởi mà nên tiêm phòng trước khi mắc bệnh, hoặc nếu đã mắc nên đi khám và điều trị kịp thời tránh các biến chứng nguy hiểm đáng tiếc từ sởi gây nên.

>>> Xem thêm: Sởi tiêm mấy mũi là đúng quy trình tiêm phòng