Bệnh lý viêm giác mạc có lây không?

Viêm giác mạc là một bệnh lý về mắt, ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt và học tập của người bệnh. Ngoài việc phát hiện và điều trị sớm, viêm giác mạc có lây không là một vấn đề nhận được rất nhiều sự quan tâm. Hiểu được băn khoăn của bạn đọc, Vicare sẽ đồng hành cùng bạn để tìm hiểu vấn đề này qua bài viết sau đây.

Bệnh lý viêm giác mạc có lây không? Bệnh lý viêm giác mạc có lây không?

Viêm giác mạc là một bệnh lý về mắt, ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt và học tập của người bệnh. Ngoài việc phát hiện và điều trị sớm, viêm giác mạc có lây không là một vấn đề nhận được rất nhiều sự quan tâm. Hiểu được băn khoăn của bạn đọc, Vicare sẽ đồng hành cùng bạn để tìm hiểu vấn đề này qua bài viết sau đây.

Bệnh viêm giác mạc là bệnh gì?

Giác mạc là một mảnh mô mỏng và trong suốt nằm ở phía trước con ngươi của mắt, có nhiệm vụ bảo vệ mắt và góp một phần không nhỏ vào khả năng khúc xạ của mắt. Do giác mạc chỉ là một lớp mô rất mỏng, là bộ phận đầu tiên của mắt khi tiếp xúc với môi trường bên ngoài nên giác mạc rất dễ bị tổn thương.

Viêm giác mạc là tình trạng giác mạc bị tổn thương hoặc nhiễm trùng. Khi bị viêm giác mạc nếu không phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ để lại những biến chứng nguy hiểm, vì đây là một trong những bệnh lý về mắt có nguy cơ gây mù lòa cao, chỉ đứng sau bệnh đục thủy tinh thể.

vicare.vn-benh-ly-viem-giac-mac-co-lay-khong-body-1

Nguyên nhân gây bệnh viêm giác mạc

Nguyên nhân gây bệnh viêm giác mạc đầu tiên có thể kể đến là do bị vật thể bị bắn vào mắt hoặc móng tay sơ ý quẹt phải gây chấn thương. Chấn thương mắt còn có thể do sử dụng kính áp tròng, thực hiện phẫu thuật giác mạc (phẫu thuật lasik) có khả năng dẫn đến viêm giác mạc. Khi đang sử dụng kính áp tròng hoặc bị chấn thương mắt và bắt đầu xuất hiện triệu chứng viêm giác mạc thì cần ngưng sử dụng ngay lập tức và đến các cơ sở chuyên khoa mắt để được thăm khám và điều trị.

Nguyên nhân khác gây viêm giác mạc là do nhiễm trùng mắt. Các tác nhân gây bệnh có thể là virus, vi khuẩn, vi nấm hoặc ký sinh trùng (đặc biệt là acanthamoeba). Một số loại virus phổ biến gây ra viêm giác mạc: Adenovirus, herpes gây bệnh thủy đậu hoặc zona, Chlamydia...

Nguồn nước bị ô nhiễm: tác nhân sâu xa vẫn là do vi khuẩn và nấm trong nước, nhất là nước sông, hồ và bồn tắm nóng, xâm nhập vào mắt khi bơi lội hoặc tắm biển gây ra viêm giác mạc.

Các yếu tố nguy cơ cao dẫn đến viêm giác mạc

  • Đeo kính áp tròng: đeo kính áp tròng khi bơi lội hoặc mang kính quá thời gian cho phép. Không khử trùng kính đúng cách, sử dụng nước rửa và nước ngâm không chuyên dụng.
  • Suy giảm miễn dịch: hệ thống miễn dịch bị tổn thương do mắc một số bệnh (đái tháo đường, HIV/AIDS...) hoặc do sử dụng thuốc (corticosteroid nhỏ mắt làm tăng nguy cơ viêm giác mạc hoặc làm nặng nề hơn tình trạng viêm giác mạc sẵn có)
  • Đã từng có thương tích ở mắt.
  • Khí hậu nóng ẩm, ấm áp có nguy cơ viêm giác mạc tăng cao.

Triệu chứng của bệnh viêm giác mạc là gì?

  • Đau nhức ở mắt: người bị viêm giác mạc sẽ cảm thấy đau nhói hoặc đau âm ỉ, lâu lậu lại dội từng cơn, nếu có bất cứ tác động nào đến mắt như ánh sáng chiếu qua hoặc chạm vào mắt cũng gây tăng cảm giác đau.
  • Cảm thấy chói và nhạy cảm ánh sáng: gặp ánh sáng người bệnh viêm giác mạc sẽ lập tức nhắm nghiền mắt lại và cảm thấy chói mắt, dù ánh sáng đó bình thường bản thân họ có thể nhìn được. Với bệnh nhi sẽ biểu hiện hành động luôn luôn dúi đầu vào lòng mẹ, không dám mở mắt ra.
  • Khó mở mắt, chảy nước mắt hoặc chảy dịch: thường bệnh nhân viêm giác mạc khó mở mí mắt do bị đau hoặc kích ứng, đôi khi bệnh nhân mở mắt được nhưng nước mắt sẽ chảy giàn giụa.
  • Mắt đỏ: có cảm giác ngứa rát, có sạn hoặc một cái gì đó trong mắt, xuất hiện sưng nề, mọng xung quanh mắt.
  • Mờ mắt: tùy theo mức độ nặng nhẹ của viêm giác mạc mà thị lực của người bệnh bị giảm sút, đôi khi người bệnh chỉ nhận biết được biết sáng tối.
vicare.vn-benh-ly-viem-giac-mac-co-lay-khong-body-2

Viêm giác mạc có lây không?

Câu trả lời là có.

Đây là một bệnh lý truyền nhiễm chủ yếu là do người bệnh dụi mắt, dịch tiết chứa vi khuẩn theo tay người tiếp xúc với người hoặc vật xung quanh. Viêm giác mạc không lây qua đường tiêu hóa, qua tiếp xúc da hoặc đường hô hấp. Ngoài ra, viêm giác mạc cũng có thể lây khi người bệnh rửa mặt hoặc lau mặt, sau đó khăn mặt hoặc khăn tắm đó được người khác dùng lại.

Viêm giác mạc có nguy hiểm không?

Điều này cũng là băn khoăn của người bệnh bên cạnh câu hỏi viêm giác mạc có lây không. Đây là một bệnh lý nguy hiểm, nếu không điều trị kịp thời có nguy cơ sẽ dẫn đến mù lòa. Một số biến chứng viêm giác mạc có thể gặp phải:

  • Viêm mủ nội nhãn cầu
  • Thủng, sưng hoặc sẹo giác mạc.
  • Viêm giác mạc mãn tính hoặc tái phát sau điều trị
  • Loét trên giác mạc.
  • Giảm thị lực tạm thời hoặc vĩnh viễn.
  • Mù lòa.

Viêm giác mạc bao lâu thì khỏi?

Viêm giác mạc là một bệnh lý không thể tự điều trị tại nhà, đòi hỏi cần có sự hướng dẫn chính xác của bác sĩ nhãn khoa. Khi có các dấu hiệu về mắt nói chung và viêm giác mạc nói riêng, cần đến bệnh viện mắt để được thăm khám và điều trị sớm, tránh biến chứng đáng tiếc xảy ra. Việc chữa trị viêm giác mạc rất cần sự tuân thủ chặt chẽ của bệnh nhân với những chỉ định của chuyên gia nhãn khoa. Quá trình điều trị viêm giác mạc thường kéo dài, đòi hỏi sự kiên trì và cố gắng, thời gian điều trị có thể tới vài tháng hoặc hơn nữa để phục hồi giác mạc trở lại trạng thái bình thường.

vicare.vn-benh-ly-viem-giac-mac-co-lay-khong-body-3

Biện pháp phòng ngừa bệnh viêm giác mạc

  • Sử dụng kính áp tròng hợp lý và đúng cách, vệ sinh kính và mắt theo hướng dẫn bằng các sản phẩm vô trùng. Rửa tay thật sạch bằng xà phòng trước khi tháo, lắp hoặc vệ sinh kính. Thay thế kính khi đến kỳ hạn và không đeo kính áp tròng khi đi bơi.
  • Không tùy tiện sử dụng thuốc nhỏ mắt có thành phần corticosteroid.
  • Khi bị đau hoặc xuất hiện mụn nước phồng rộp (có thể do herpes virus) ở các bộ phận trên cơ thể, tránh chạm vào mắt, mi mắt hoặc vùng da xung quanh mắt khi chưa rửa tay kỹ bằng xà phòng. Sử dụng khăn mặt riêng.
  • Hạn chế tiếp xúc với bệnh nhân đang bị viêm giác mạc, nếu có tiếp xúc đồ vật hoặc tay chân người bệnh nên rửa tay bằng xà phòng.
  • Xây dựng cho mình chế độ dinh dưỡng khoa học, nâng cao sức đề kháng tự nhiên giúp chống lại các tác nhân gây bệnh từ bên ngoài.

Xem thêm:

  • Viêm kết mạc và viêm giác mạc khác nhau như thế nào?
  • Viêm giác mạc dễ biến chứng thành mù lòa
  • Bệnh giác mạc yếu thì phải làm sao?