Bệnh loạn thị ở trẻ em biểu hiện và điều trị như thế nào?

Loạn thị là một tật khúc xạ ở mắt, đây là bệnh thường gặp nhất là ở trẻ nhỏ. Khiến trẻ khó nhìn vật ở mọi khoảng cách, vật trở lên nhòe, mờ đi. Chính vì vậy bệnh loạn thị ở trẻ em trở thành mối quan tâm, nỗi lo lắng của các bậc phụ huynh.

Bệnh loạn thị ở trẻ em biểu hiện và điều trị như thế nào? Bệnh loạn thị ở trẻ em biểu hiện và điều trị như thế nào?

Loạn thị là một tật khúc xạ ở mắt, đây là bệnh thường gặp nhất là ở trẻ nhỏ. Khiến trẻ khó nhìn vật ở mọi khoảng cách, vật trở lên nhòe, mờ đi. Chính vì vậy bệnh loạn thị ở trẻ em trở thành mối quan tâm, nỗi lo lắng của các bậc phụ huynh.

Nguyên nhân gây bệnh loạn thị ở trẻ em

  • Bệnh loạn thị ở trẻ em hình thành do nhiều nguyên nhân trong đó theo các chuyên gia thì nguyên nhân chính gây loạn thị là do giác mạc không bình thường về hình dạng. Bởi ở những người bình thường thì giác mạc có bề mặt hình cầu còn với người bị loạn thị thì bề mặt của giác mạc có độ cong không đều. Chính sự cong không đều khiến hình ảnh không tập trung mà bị phân tán dẫn đến mờ, nhòe hình ảnh.

  • Do chấn thương, hoặc phẫu thuật ảnh hưởng từ lúc mới sinh cộng với việc đọc sách sai tư thế nhìn quá gần, xem tivi và sử dụng thiết bị điện tử thường xuyên khiến loạn thị nặng hơn.

  • Do ống kính bị bóp méo dẫn đến loạn thị thể thủy tinh khiến việc nhìn khó khăn, hình ảnh bị bóp méo, mờ ảo dù nhìn xa hay nhìn gần. Đặc biệt sẽ càng mờ mắt nếu trẻ nhìn theo một hướng, theo chiều ngang, dọc hoặc chéo.

  • Do các tật về mắt khác như cận thị hoặc viễn thị thường kèm theo tật loạn thị. Khi kết hợp với cận thị sẽ thành loạn cận, khi kết hợp với viễn thị thành loạn viễn


vicare.vn-benh-loan-thi-o-tre-em-bieu-hien-va-dieu-tri-nhu-the-nao-body-1

Loạn thị là tình trạng nhìn vật bị mờ bất kể khoảng cách xa hay gần.

Biểu hiện bệnh loạn thị ở trẻ

Mắt là bộ phận rất nhạy cảm nên chỉ cần một sự tác động hay biến đổi vô cùng nhỏ cũng dễ dàng nhận thấy. Chính vì vậy, khi bị bệnh loạn thị ở trẻ nhỏ sẽ thấy một số biểu hiện sau:

  • Trẻ nhìn mọi vật khó khăn, thường nheo mắt hoặc nháy mắt khi nhìn.

  • Mọi vật trẻ nhìn dù xa hay gần cũng không rõ ràng, hình ảnh bị biến dạng, nhòe và mờ.

  • Trẻ thường kêu đau đầu, nhức, mỏi mắt.

Khi cha mẹ thấy con em mình có những biểu hiện như trên thì nên đưa con đi khám để sớm phát hiện và phòng ngừa tránh cho việc loạn thị nặng hơn.
vicare.vn-benh-loan-thi-o-tre-em-bieu-hien-va-dieu-tri-nhu-the-nao-body-2

Cách điều trị bệnh loạn thị

Khi bị loạn thị ở giai đoạn đầu và sớm phát hiện thì người bệnh có thể áp dụng những cách sau đây để hỗ trợ điều trị bệnh loạn thị ở trẻ em.

Thực hiện các bài tập luyện mắt

Các bài tập luyện mắt sẽ giúp mắt trẻ điều tiết tốt hơn để trẻ có thể quen với mọi cự ly từ đó cải thiện việc nhìn các vật.

Hướng dẫn trẻ nhìn qua trái qua phải, nhìn lên trên nhìn xuống dưới, nhìn gần, nhìn xa. Khi trẻ học, cha mẹ nên nhắc trẻ nghỉ ngơi, phóng tầm mắt ra xa để mắt được nghỉ ngơi, tránh mỏi mắt và mờ mắt.

Bổ sung các loại thực phẩm, vitamin tốt cho mắt

Các loại thực phẩm hàng ngày nếu được chọn lọc sẽ là nguồn bổ sung, chăm sóc và bảo vệ mắt một cách tự nhiên, đảm bảo. Các loại vitamin đặc biệt là vitamin A có trong cà rốt, cà chua, ớt, rau chân vịt, cải xoăn và các loại cá... được chứng minh là rất tốt cho mắt, tăng cường sức khỏe cho niêm mạc, giác mạc.
vicare.vn-benh-loan-thi-o-tre-em-bieu-hien-va-dieu-tri-nhu-the-nao-body-3

Cà rốt giàu vitamin A rất tốt cho mắt.

Ngủ đủ giấc

Ngủ đủ giấc cũng là một việc làm quan trọng để các cơ quan trong cơ thể, mắt có thời gian nghỉ ngơi, phục hồi, tái tạo lại các tế bào sau quãng thời gian làm việc dài, quá sức.

Ngồi đúng tư thế

Hướng dẫn trẻ ngồi đúng tư thế khi viết và đọc sách, tiếp xúc với ánh sáng vừa đủ, không quá tối cũng không quá sáng. Hạn chế tiếp xúc với các thiết bị điện tử, điện thoại,máy tính bảng, laptop, tivi...

Trường hợp trẻ bị loạn thị nặng thì cần cho trẻ đi khám mắt định kỳ, có thể cho trẻ đeo kính hoặc phẫu thuật để trẻ có thể dễ dàng nhìn hơn để tránh ảnh hưởng đến việc học tập và sinh hoạt của trẻ.

Bệnh loạn thị ở trẻ em nếu không sớm phát hiện và điều trị sẽ làm ảnh hưởng lâu dài đến sau này. Do đó, các bậc phụ huynh nên để ý đến những thói quen và hành động của con em để có biện pháp xử lý nhanh chóng, kịp thời.
>>> Xem thêm: Bệnh loạn thị có chữa được không?