Bệnh gout có những triệu chứng lâm sàng nào mà mắt thường nhận biết được?

Bệnh gout (bệnh gút) là một căn bệnh rất dễ gặp, có xu hướng gia tăng và trẻ hóa trong xã hội hiện đại ngày nay vì một phần do chế độ ăn uống, sinh hoạt, thiếu lành mạnh. Vậy bệnh gout là gì? Triệu chứng lâm sàng nào mà mắt thường nhìn thấy được? Hãy tham khảo bài viết dưới đây.

Bệnh gout có những triệu chứng lâm sàng nào mà mắt thường nhận biết được? Bệnh gout có những triệu chứng lâm sàng nào mà mắt thường nhận biết được?

Bệnh gout (bệnh gút) là một căn bệnh rất dễ gặp, có xu hướng gia tăng và trẻ hóa trong xã hội hiện đại ngày nay vì một phần do chế độ ăn uống, sinh hoạt, thiếu lành mạnh. Vậy bệnh gout là gì? Triệu chứng lâm sàng nào mà mắt thường nhìn thấy được? Hãy tham khảo bài viết dưới đây.

Bệnh gout (bệnh gút) là bệnh gì?

Bệnh gout là một dạng viêm khớp - kết quả do sự rối loạn chuyển hóa axit uric trong cơ thể gây ra.

Thông thường, axit uric sẽ được lọc và đào thải qua thận, tuy nhiên nếu hàm lượng quá cao sẽ chuyển hóa thành các tinh thể tích tụ ở nhiều vị trí như ngón chân, mắt cá chân, bàn chân, đầu gối, ngón tay, cổ tay, khuỷu tay ... dẫn đến sưng tấy đỏ, viêm khớp, đau đớn khi chạm vào.

vicare.vn-benh-gout-co-nhung-trieu-chung-lam-sang-nao-ma-mat-thuong-nhan-biet-duoc-body-1

Triệu chứng nào của bệnh gout có thể nhận biết bằng mắt thường?

Triệu chứng bệnh gout ở giai đoạn đầu

  • Lúc này nồng độ axit uric trong máu cao nhưng chưa gây ra triệu chứng đáng chú ý nào. Đến khi các tinh thể này tích tụ tại 1 các khớp sẽ dẫn đến các đợt viêm khớp với nhiều biểu hiện như sưng, nóng và đau ở một số khớp , đặc biệt ngón chân cái là nơi thường tập trung các cơn đau nhất. Người bệnh thường đau đến mức không chịu được vào ban đêm và kéo dài liên tục vài tiếng đồng hồ.
  • Sau khi cơn đau giảm đi, sẽ xuất hiện các triệu chứng của bệnh như da bị bong tróc hay ngứa, xung quanh các khớp bị đau, các vùng da quanh khớp bị tím đỏ giống bị nhiễm trùng.
  • Những hạt tophi xuất hiện trên các khớp hoặc xung quanh khớp hay vành tai. Người bệnh thường bị sốt, lạnh run, gặp khó khăn trong việc cử động cơ thể.

Ở một số người bệnh sẽ không xuất hiện tất cả các dấu hiệu trên, nhưng một khi đã xuất hiện, nghĩa là axit uric đã tích tụ và kết tủa trong một số khớp.

Các cơn đau ở giai đoạn này thường sẽ giảm trong vài ngày hay 1 tuần rồi sau đó không xuất hiện cho đến khoảng 1, 2 năm sau nên nhiều người tưởng đã khỏi bệnh trong khoảng thời gian này.

Triệu chứng bệnh gout giai đoạn muộn

  • Các cơn đau khớp xảy ra liên tục, kéo dài. Người bệnh gặp những cơn đau nhẹ trong thời gian ngắn vài giờ hay vài ngày. Tuy nhiên, cũng có thể bị những cơn đau dai dẳng, dữ dội trong vài tuần hoặc đến vài tháng. Khoảng cách những cơn đau không rõ ràng nhưng bệnh càng để lâu thì khoảng cách xuất hiện các cơn đau càng thường xuyên.
  • Túi đệm dịch ở khủy tay và đầu gối người bệnh bị sưng lên.

Nếu bạn đang có những dấu hiệu trên hay nghi ngờ bị gout, hãy đến ngay các cơ sở chuyên khoa để thăm khám và điều trị ngay. Bệnh nếu để lâu ngày sẽ khiến viêm nhiều khớp ở tay, chân, kèm theo nhiều cục u xuất hiện ở các khớp ngón chân, bàn chân, khớp ngón tay, cổ tay, bàn tay, mắt cá, đầu gối... Nhiều người có thể mắc các bệnh tim mạch, suy thận mãn tính, sỏi thận... Không được điều trị, lâu ngày các khớp có thể bị biến dạng, khó cử động, co cứng, teo cơ...

Bị bệnh gout nên ăn gì?

Người bị bệnh gout nên ăn những thực phẩm chứa ít purin như :

  • Trái cây: tất cả các loại trái cây đều tốt cho người bệnh gout. Nhiều nghiên cứu cho thấy trong quả anh đào còn giúp cơ thể ngăn ngừa các đợt gout do làm giảm tình trạng viêm và mức axit uric trong cơ thể.
  • Rau quả: tất cả các loại rau đều tốt trong việc điều trị bệnh gout như rau xanh, khoai lang, khoai tây, cà tím, nấm...
  • Các loại đậu: đậu lăng, đậu Hà Lan, đậu nành, đậu phụ...
  • Các loại hạt như hạt điều, hạnh nhân, hạt óc chó...
  • Ngũ cốc nguyên hạt: yến mạch, gạo lứt và lúa mạch
  • Các sản phẩm từ sữa
  • Trứng
  • Thay thế đường tinh luyện trong bữa ăn hàng ngày bằng đường tự nhiên có trong rau củ và ngũ cốc.
  • Tăng cường đào thải axit uric qua thận bằng uống nhiều nước. Trung bình mỗi ngày người bệnh nên uống từ 2,5 đến 3 lít nước bằng cách uống nhiều lần, mỗi lần từng ngụm nhỏ để dễ hấp thu vào cơ thể.
vicare.vn-benh-gout-co-nhung-trieu-chung-lam-sang-nao-ma-mat-thuong-nhan-biet-duoc-body-2

Người bệnh gout nên kiêng ăn gì?

Purin chính là tác nhân gây ra các cơn gout đột ngột. Vì thế, để kiểm soát bệnh, bạn nên hạn chế những thực phẩm giàu purin. Ngoài ra cũng nên tránh những thực phẩm có hàm lượng fructose cao. Một số thực phẩm nên tránh dùng như:

  • Nội tạng động vật: tim, gan, thận, não...
  • Các loại thịt đỏ như thịt bò, thịt bê, thịt nai, thịt gà lôi...
  • Hải sản: tôm, cua, hàu, sò điệp...
  • Cá: Cá thu, cá ngừ, cá hồi, cá trích...
  • Các loại thực phẩm đóng hộp như cá hộp, thịt hộp. Chế phẩm có cacao chocolate
  • Đồ uống có đường, đặc biệt nước ngọt, nước đóng chai
  • Thực phẩm nhiều fructose như mật ong, siro chứa fructose
  • Tuyệt đối không uống bia, rượu, cà phê, chè vì những đồ uống này làm giảm khả năng bài xuất axit uric qua thận.

Ngoài ra, người bệnh cũng nên tránh các loại thức ăn bột tinh chế cho người ăn kiêng như bánh ngọt, bánh mì, bánh quy... Mặc dù những thực phẩm này không nhiều fructose hay purin nhưng hàm lượng dinh dưỡng của chúng thấp và có thể làm tăng nồng độ axit uric.

Xem thêm:

  • 6 cách kiểm soát bệnh Gout hiệu quả
  • Mách bạn những bài thuốc điều trị bệnh gout cực kỳ hiệu quả