Bệnh gout có được uống rượu vang không?

Với những người mắc bệnh gout, việc tuân theo chế độ ăn uống kiêng khem, nghiêm ngặt là điều vô cùng cần thiết. Đặc biệt, các bác sĩ khuyến cáo người bệnh nên tránh xa các loại đồ uống có cồn như bia hay rượu, đặc biệt là rượu trắng. Vậy còn với rượu vang thì sao? Liệu rằng bệnh gout có được uống rượu vang không?

Bệnh gout có được uống rượu vang không? Bệnh gout có được uống rượu vang không?

Với những người mắc bệnh gout, việc tuân theo chế độ ăn uống kiêng khem, nghiêm ngặt là điều vô cùng cần thiết. Đặc biệt, các bác sĩ khuyến cáo người bệnh nên tránh xa các loại đồ uống có cồn như bia hay rượu, đặc biệt là rượu trắng. Vậy còn với rượu vang thì sao? Liệu rằng bệnh gout có được uống rượu vang không? Lời giải cho câu hỏi này sẽ được chia sẻ cụ thể trong bài viết dưới đây.

1. Những tác động của rượu nói chung đối với người mắc bệnh gout

Theo một số cuộc khảo sát được thực hiện trước đây, những người thường xuyên uống rượu có nguy cơ mắc bệnh gout cao hơn so với những người bình thường. Lý giải cho điều này, các chuyên gia cho biết trong rượu có chứa chất purin mang khả năng làm tăng nồng độ axit uric cũng như ức chế sự bài tiết axit uric ra khỏi cơ thể. Việc axit uric tăng cao sẽ dẫn dẫn đến tinh thể urat lắng đọng tại khớp xương và gây ra những cơn đau dữ dội cho người bệnh gout. Bởi lý do nói trên, để ngăn ngừa cũng như kiểm soát được bệnh gout, tránh xa rượu bia chính là việc làm đầu tiên người bệnh cần quan tâm, chú ý.

2. Bệnh gout có được uống rượu vang không?

Theo kết quả nghiên cứu được công bố bởi Đại học Boston (Mỹ), rượu mạnh, bia và rượu vang vốn có mối liên hệ với nồng độ axit uric trong máu. Tùy từng loại đồ uống mà khả năng ảnh hưởng đến nồng độ axit uric trong máu cũng có những sự khác biệt nhất định.

Trong đó, bia sẽ khiến hàm lượng axit uric tăng nhanh nhất, thậm chí là nhanh hơn cả các loại rượu mạnh. Với rượu vang, đồ uống này cũng có thể làm tăng nồng độ axit uric trong máu nhưng với điều kiện bạn dùng với số lượng lớn. Còn lại, nếu uống rượu ở mức vừa phải, khoảng 1-2 ly/ngày, nồng độ axit uric trong máu hoàn toàn được giữ nguyên.

Từ những thông tin trên, có thể thấy rằng nguyên tắc bạn cần nhớ là không dùng bia, rượu mạnh nếu muốn kiểm soát bệnh gout. Nhưng bệnh gout có thể uống rượu vang. Bạn có thể dùng khoảng 1-2 ly khi dự tiệc hay trong những cuộc họp quan trọng.

vicare.vn-benh-gout-co-duoc-uong-ruou-vang-khong-body-1

3. Một số lưu ý khác giúp ngăn ngừa bệnh gout tái phát

Như vậy, thắc mắc bệnh gout có được uống rượu vang không đã được giải đáp. Câu trả lời là vẫn được uống, nhưng trong giới hạn 1-2ly/ngày, và không thường xuyên.

Bác sỹ khuyến cáo, kiêng hoàn toàn bia rượu vẫn là điều tốt nhất. Ngoài ra, người bệnh còn cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng hàng ngày của bản thân mình để ngăn ngừa bệnh gout tái phát. Cụ thể, nếu có tiền sử mắc bệnh, bạn hãy quan tâm đến các lưu ý sau đây:

  • Tránh sử dụng những loại thực phẩm và đồ uống có nhiều purin như các loại thịt đỏ gồm thịt bò, thịt cừu. Bạn cũng hạn chế ăn nội tạng động vật, các loại đồ ăn nhanh và thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ...
  • Bạn hãy lựa chọn bổ sung thật nhiều trái cây, rau xanh vào những bữa ăn hàng ngày của gia đình mình. Đặc biệt, các loại rau cải xanh, bí xanh, dâu tây, việt quất... được chứng minh là mang đến nhiều lợi ích cho người bệnh gout. Ngược lại, một số loại rau như măng tươi, đậu đỗ và cà chua lại có hàm lượng purin cao. Thế nên, những người mắc gout không nên ăn các loại này.
  • Không uống đồ uống có chứa cồn, chất kích thích như cà phê, rượu, bia...
  • Uống nhiều nước, khoảng 2-2,5 lít nước hàng ngày để tăng cường quá trình đào thải axit uric ra khỏi cơ thể.
  • Vận động thường xuyên, dành thời gian cho luyện tập thể dục thể thao để có một cơ thể dẻo dai, xương khớp chắc khỏe.
  • Thường xuyên thăm khám sức khỏe định kỳ để theo dõi sự tiến triển của bệnh và kiểm soát bệnh tốt nhất.

Với những thông tin trên đây, chắc hẳn các bạn đã có được câu trả lời cho câu hỏi bệnh gout có được uống rượu vang không. Gout vốn là bệnh gây nhiều phiền phức, đau đớn, khổ sở cho người mắc phải. Đặc biệt, một số người mắc bệnh nặng, biến chứng gây ra có thể phải cắt bỏ ngón chân, tay hoặc chuyển sang thể mạn tính gây suy gan, thận...Cùng với việc sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ, áp dụng chế độ ăn đúng cách là giải pháp giúp kiểm soát bệnh khá tốt.

Xem thêm:

  • Tiết lộ bí mật chữa khỏi bệnh gout 10 năm trong 1 tháng bằng lá vối
  • Bị bệnh gout nên ăn loại thịt gì?
  • Bệnh gout nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả