Bệnh đau thần kinh tọa và những biến chứng khôn lường
Nhiều người thường coi thường căn bệnh đau thần kinh tọa vì cho rằng đây chỉ là một bệnh lý nhẹ và lành tính. Tuy nhiên trên thực tế, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, đau thần kinh tọa có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm mà chính chúng ta cũng không thể lường trước được hậu quả.
Bệnh đau thần kinh tọa và những biến chứng khôn lường
Tổng quan về bệnh đau thần kinh tọa
Đau thần kinh tọa là bệnh lý gây tổn thương của các rễ thần kinh có chức năng duy trì và điều phối mọi hoạt động của nửa dưới của cơ thể, khiến người bệnh phải chịu nhiều đau đớn, tê mỏi, hạn chế vận động và đứng trước nguy cơ biến chứng nặng nề, đe dọa sức khỏe và tính mạng người bệnh. Trước đây căn bệnh đau thần kinh tọa thường hay gặp ở người cao tuổi, nhưng nhiều năm gần đây căn bệnh có dấu hiệu trẻ hóa và tăng nhanh ở những đối tượng đang trong độ tuổi lao động.
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới căn bệnh đau thần kinh tọa. Ở người cao tuổi, nguyên nhân gây bệnh chủ yếu xuất phát từ các nguyên nhân như chấn thương trong quá trình vận động, thay đổi thời tiết đột ngột, thoái hóa cột sống cổ, thoát vị đĩa đệm hoặc trong người có sẵn có các bệnh lý cơ xương khớp mãn tính.
Còn ở người đang trong độ tuổi lao động, đau thần kinh tọa có thể xuất hiện nếu làm việc quá sức, bê vác nặng nhọc, sai tư thế khiến cho các đốt sống ở lưng có thể bị tổn thương, thậm chí trượt ra khỏi đốt sống. Ngoài ra người bệnh mắc phải u xương sống, nhiễm khuẩn, viêm khớp vùng chậu, ung thư di căn, viêm cột sống dính khớp cũng có khả năng mắc phải tình trạng đau thần kinh tọa.
Nhiều người thường coi thường căn bệnh đau thần kinh tọa vì cho rằng đây chỉ là một bệnh lý nhẹ và lành tính. Tuy nhiên trên thực tế, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, đau thần kinh tọa có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho người bệnh.
Biến chứng không lường của bệnh
Khi mắc phải căn bệnh đau thần kinh tọa, người bệnh sẽ gặp phải nhiều trở ngại trong việc sinh hoạt và vận động khi luôn có thấy tê bì, mất cảm giác hoặc thậm chí mất khả năng kiểm soát đôi chân. Không chỉ có vậy những tổn thương ở rễ thần kinh xương sống cũng sẽ gây ra những đau đớn, khó chịu ở dọc sống lưng và hai bên chân, khiến người bệnh mệt mỏi và kiệt sức.
Khi bệnh bắt đầu tiến triển nặng, các dây thần kinh bị tổn thương và chèn ép sẽ khiến cho mạch máu ùn ứ không thể lưu thông dễ dàng tới các chi, không thể điều khiển khả năng vận động của các chi dưới, khiến cơ đùi teo dần, cứng khớp, vẹo cột sống, dị dạng sống lưng, gù lưng, thậm chí liệt chi hoặc tàn phế cả cuộc đời.
Nguy hiểm nhất là người bệnh sẽ phải đối mặt với hội chứng chùm đuôi ngựa, khiến người bệnh tổn thương cả hai bên chi, chèn ép các cơ quan nội tạng, gây bí tiểu, táo bón, thậm chí mất kiểm soát khả năng đại tiện, buộc phải tiến hành phẫu thuật để dẫn lưu cho các hoạt động của nội tạng được diễn ra bình thường.
Những biến chứng trên không chỉ khiến cho người bệnh đau đớn và gây nguy hại cho sức khỏe mà còn khiến người bệnh mất đi khả năng vận động vốn có, gây ảnh hưởng trực tiếp tới công việc, cuộc sống và là gánh cho chính bản thân người bệnh, gia đình và xã hội.
Cách phòng tránh đau thần kinh tọa
Không ai muốn mình mắc phải căn bệnh đau thần kinh tọa, do đó ngay từ bây giờ, mỗi người cần chủ động cho mình những phương án phòng tránh để phòng ngừa căn bệnh đau thần kinh tọa.
Ở bất cứ khoảng thời gian nào trong cuộc đời, chúng ta cũng đều phải yêu quý sức khỏe của chính mình bằng việc lao động chăm chỉ nhưng phải đúng cách, cần bê vác vật nặng đúng tư thế, hạ thấp trọng tâm, gập đầu gối và giữ cho cột sống thẳng khi bê vác, tránh thay đổi tư thế đột ngột hoặc cong lưng vác nặng gây áp lực lên cột sống.
Nên lựa chọn một môn thể thao phù hợp để duy trì sự dẻo dai cho các cơ xương khớp như dưỡng sinh, đi bộ nhẹ nhàng, bơi lội, yoga...
Ăn uống và nghỉ ngơi khoa học, tăng cường các chất xơ, chất khoáng, omega, canxi cho cơ thể thông qua các thực phẩm như cá, thịt bò, rau cải xanh, mồng tơi, rau đay, hoa quả đủ màu sắc....Hạn chế sử dụng rượu bia, thuốc lá và các loại chất kích thích. Ngủ đủ 8 tiếng một ngày và uống đủ 1,5 đến 2 lít nước để duy trì hoạt động của cơ thể.
Nếu phải làm việc ở một tư thế trong một thời gian dài, cần chủ động đứng lên vận động cơ thể sau mỗi 30 phút làm việc để cho giúp co giãn linh hoạt cột sống, giúp cơ thể duy trì sức khỏe và độ dẻo dai cho các cơ xương khớp.
Ngoài ra chúng ta cũng có thể sử dụng thêm một số chế phẩm thuốc giúp hỗ trợ hệ cơ xương khớp như Glucosamin, omega, cholagen...hoặc sử dụng các vị thuốc trong đông y để phòng ngừa các căn bệnh xương khớp, tĩnh can, bổ thận như phòng phong, đỗ trọng, quế chi, thục địa, cam thảo...
Riêng với các trường hợp đã mắc bệnh đau thần kinh tọa thì cũng nên lưu ý kiên trì điều trị theo chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ. Các phương pháp điều trị bệnh chủ yếu hiện nay là kết hợp các biện pháp đông y, nội khoa, tâm lý, ngoại khoa, vật lý trị liệu trong đó sử dụng các loại thuốc chống viêm không steroid, thuốc chống hư khớp để điều trị chính, các loại vitamin B như B6,B9, B12 để hỗ trợ quá trình trao đổi chất cho cơ thể và hệ thần kinh trung ương.
Một số trường hợp nặng gặp phải biến chứng như liệt, teo cơ, tái phát đau đớn nhiều lần sẽ được chỉ định phẫu thuật để đảm bảo sức khỏe và khả năng vận động của người bệnh.
Quan trọng nhất là chúng ta nên đi khám bệnh định kỳ để sớm phát hiện và điều trị căn bệnh đau thần kinh tọa, hạn chế tối đa những biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe.
Bài viết được Bác sĩ Đông Y bảo trợ thông tin
Thu Phương