Bệnh chảy máu mũi ở trẻ em có nguy hiểm không?

Bệnh chảy máu mũi ở trẻ em hay còn được gọi là chảy máu cam là tình trạng bệnh lí khi các mạch máu nhỏ bị vỡ và làm cho máu chảy ra ngoài mũi.

Bệnh chảy máu mũi ở trẻ em có nguy hiểm không? Bệnh chảy máu mũi ở trẻ em có nguy hiểm không?

Bệnh chảy máu mũi ở trẻ em là một hiện tượng thường gặp khi trẻ ở độ tuổi phát triển. Dù bệnh không gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ nhưng cũng khiến các bậc cha mẹ hết sức hoang mang, lo lắng.

Bệnh chảy máu mũi ở trẻ em hay còn được gọi là chảy máu cam là tình trạng bệnh lí của vùng Tai- mũi- họng. Khi các mạch máu nhỏ bị vỡ và làm cho máu chảy ra ngoài mũi.

1. Nguyên nhân của bệnh chảy máu mũi ở trẻ em

- Trẻ bị chấn thương, va đập mạnh vào mũi hoặc tai nạn làm rách hệ thống niêm mạc mũi. Chấn thương mạnh làm vỡ các mạch máu, dẫn đến sặc máu hoặc mất máu lớn.

- Trẻ bị mắc các dị tật vào mũi khiến mũi bị viêm loét và chảy máu.

- Trẻ mắc các bệnh lí như : viêm xoang, viêm mũi dị ứng hay các bệnh về đường hô hấp.

- Trẻ bị u xơ vòm mũi họng hoặc các bệnh về máu.

bệnh chảy máu mũi ở trẻ em Một số bệnh lý về vòm họng có thể gây ra chảy máu cam ở trẻ.

2. Các bước sơ cứu bệnh chảy máu mũi ở trẻ em

- Cho trẻ nằm ngả đầu về phía trước, bố mẹ 1 tay đỡ phần ngực của trẻ, 1 tay bịt mũi cho máu không chảy ra, giữ nguyên tư thế trong vòng 15 phút. Tuyệt đối không để trẻ ngửa đầu về phía sau, sẽ khiến máu chảy xuống phía sau hốc mũi vào dạ dày, sẽ khiến trẻ có cảm giác buồn nôn.

- Sau khi máu ngừng chảy, không được để trẻ ngoáy mũi hay thở mạnh. Bởi nếu làm như vậy sẽ kích thích cho máu cam chảy lại.

- Trong trường hợp sau khi sơ cứu mà tình trạng của trẻ không được cải thiện thì phải đưa trẻ đến Khoa Tai - mũi- họng của cơ sở y tế gần nhất để được các bác sĩ khám và điều trị.

vicare.vn-benh-chay-mau-mui-o-tre-em-body-2

3. Cách phòng bệnh chảy máu mũi ở trẻ em

- Không cho trẻ hình thành thói quen ngoáy mũi, làm nhiễm khuẩn mũi.

- Không để trẻ đưa các dị vật vào mũi, dù là các vật mềm. Bởi thành mũi của trẻ rất mỏng và khả năng bi tổn thương rất cao.

- Vào mùa hanh khô nên vệ sinh mũi cho trẻ bằng nước muối sinh lí mỗi ngày để làm sạch vi khuẩn và giúp trẻ thở tốt hơn. Không nên rửa mũi quá nhiều sẽ khiến thành mũi mỏng dần và mất đi lớp niêm mạc bảo vệ mũi.

- Khi trẻ bị viêm mũi, cha mẹ nên đưa trẻ đến khoa Tai- mũi- họng để được các bác sĩ chấn đoán và tư vấn điều trị.

- Bổ sung Vitamin C và các dưỡng chất cần thiết vào bữa ăn hàng ngày của trẻ. Cho trẻ ăn nhiều rau xanh và các loại củ quả có vị chua như cam, quýt, cà chua, cá thu....

- Cho trẻ uống nước thường xuyên để cân bằng độ ẩm của cơ thể trẻ với môi trường bên ngoài.

>>> Xem thêm: Cách điều trị bệnh chảy máu cam ở trẻ em