Bệnh chân tay miệng có lây cho người lớn không?
Bệnh chân tay miệng là căn bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ do sức đề kháng kém. Nhiều cha mẹ khi chăm sóc trực tiếp cho trẻ thường thắc mắc rằng liệu virus gây bệnh chân tay miệng có lây cho người lớn không? Bài viết sau đây, HoiBenh sẽ giúp bạn giải đáp rõ hơn vấn đề này.
Bệnh chân tay miệng có lây cho người lớn không?
Bệnh chân tay miệng là căn bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ do sức đề kháng kém. Nhiều cha mẹ khi chăm sóc trực tiếp cho trẻ thường thắc mắc rằng liệu virus gây bệnh chân tay miệng có lây cho người lớn không? Bài viết dưới đây, HoiBenh sẽ giúp bạn giải đáp rõ hơn vấn đề này.
Bệnh chân tay miệng là gì?
Chân tay miệng là một căn bệnh truyền nhiễm do virus đường ruột EV71 hoặc coxsackie A16 gây ra. Dấu hiệu nhận biết của bệnh là sốt cao, đau họng, ở niêm mạc miệng và trên da xuất hiện các nốt phỏng nước. Bệnh dễ lây truyền từ người này sang người khác qua đường hô hấp, tiêu hóa, tiếp xúc trực tiếp với nước bọt của người bệnh, dịch tiết mũi - họng, dịch nốt phỏng vỡ ra...
Đây là một căn bệnh thường gặp ở trẻ em. Bệnh thường có những dấu hiệu đặc trưng như sốt, đau họng và nổi các bọng nước. Bệnh chân tay miệng có nguy cơ lây nhiễm cao trong tuần đầu tiên sau khi trẻ bị nhiễm bệnh.
Bệnh chân tay miệng có lây cho người lớn không?
Thông thường khi trẻ bị bệnh chân tay miệng thì bố mẹ hoặc người thân sẽ phải là những người thường xuyên tiếp xúc với trẻ. Vì vậy những người này sẽ rất có khả năng bị lây nhiễm virus gây bệnh chân tay miệng từ trẻ.
Mọi người thường nghĩ rằng bệnh chân tay miệng chỉ có trẻ em mà không bị lây nhiễm cho người lớn. Tuy nhiên, đây là một quan niệm sai lầm vì bệnh chân tay miệng vẫn có thể lây lan sang người lớn khi tiếp xúc trực tiếp với virus gây bệnh.
Khi cha mẹ tiếp xúc với trẻ bị mắc bệnh chân tay miệng thì tức là bản thân cũng sẽ mang mầm bệnh. Người lớn nếu mắc bệnh chân tay miệng thì sẽ có một số dấu hiệu như sốt, đau họng, mệt mỏi, nổi bọng nước, buồn nôn, tiêu chảy,... Chỉ có điều, người lớn có sức đề kháng tốt hơn nên các triệu chứng thường không rõ ràng, nhanh khỏi và ít có những biến chứng nguy hiểm như ở trẻ nhỏ.
Khi bị bệnh, nếu phát hiện sớm và điều trị đúng, bệnh sẽ có thể tự khỏi sau 5-7 ngày. Tuy nhiên nếu chần chừ trong việc thăm khám và điều trị, bệnh vẫn có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như viêm não, viêm màng não, viêm cơ tim, viêm phổi và tử vong.
Hiện nay không thể chắc chắn 100% rằng bệnh chân tay miệng có thể lây sang người lớn nên với những cha mẹ có con mắc chân tay miệng vẫn cần phải theo dõi một thời gian thì mới có thể xác định được. Theo các bác sĩ chuyên khoa, để biết được cha mẹ có bị lây nhiễm bệnh chân tay miệng từ trẻ hay không, thì cần phải tiến hành những xét nghiệm cụ thể để nhằm phát hiện và điều trị bệnh sớm.
Cách phòng ngừa bệnh chân tay miệng cho người lớn
Hiện nay vẫn chưa có loại thuốc đặc hiệu để trị bệnh chân tay miệng. Tuy nhiên cha mẹ hoàn toàn có thể phòng ngừa bệnh chân tay miệng từ trẻ bằng các biện pháp như sau:
- Rửa tay thường xuyên với xà phòng trước và sau khi tiếp xúc với trẻ nhỏ, sau khi thay tã cho trẻ và tiếp xúc với các bọng nước của trẻ.
- Vệ sinh sạch sẽ các dụng cụ như khăn mặt, khăn tắm, đồ chơi của trẻ, bát, thìa,... với nước khử trùng Cloramin B 2% hoặc nước sôi. Điều này sẽ góp phần giúp bệnh không có điều điện lây lan sang những môi trường xung quanh.
- Tránh tiếp xúc gần giũ như ôm hôm khi trẻ em bị bệnh chân tay miệng sẽ giúp cha mẹ tránh được nguy cơ lây nhiễm bệnh.
- Không cho trẻ sơ sinh và trẻ em bị bệnh đi mẫu giáo, nhà trẻ, trường học hoặc nơi đông người cho tới khi khỏe hẳn.
- Không sử dụng chung các vật dụng ăn uống với trẻ bị nhiễm bệnh, không mớm thức ăn cho trẻ.
- Tránh tiếp xúc trực tiếp với dịch mũi, nước bọt hay phân của trẻ. Những chất thải đó nên được xử lý đúng nơi quy định, cha mẹ không được vứt chúng một cách bừa bãi.
- Uống nhiều nước, ăn nhiều rau xanh và hoa quả để tăng sức đề kháng cho cơ thể. Luôn phải giữ độ ẩm cho da bằng cách tắm nước ấm và sử dụng kem dưỡng ẩm để giữ ẩm cho da.
- Luôn lau dọn nhà cửa sạch sẽ thoáng mát, đặc biệt là phòng của trẻ, các vị trí cầu thang, tay nắm cửa, mặt bàn,...
- Với những trường hợp nặng và có triệu chứng như sốt cao trên 39 độ, cơ thể mệt mỏi, nằm ngủ li bì, nôn ói nhiều, run tay, chân, khó thở... người lớn có thể hạ sốt bằng các loại thuốc giảm đau hạ sốt như ibuprofen, paracetamol. Đồng thời nên kịp thời nhập viện để được theo dõi và điều trị.