Bệnh bại não trẻ em: Chữa trị bằng cách nào hiệu quả?

Bệnh bại não gây di chứng nặng nề cho trẻ. Đây là căn bệnh do các tổn thương một hoặc nhiều vùng của não, thường xảy ra trong quá trình phát triển của thai nhi, trước, trong hoặc sau sinh một thời gian ngắn, hoặc trong thời kỳ trẻ nhỏ. Bệnh bại não trẻ em không tiến triển, không lây.

Bệnh bại não trẻ em: Chữa trị bằng cách nào hiệu quả? Bệnh bại não trẻ em: Chữa trị bằng cách nào hiệu quả?

Việc luyện tập và áp dụng các liệu pháp điều trị tiên tiến có thể cải thiện chức năng vận động cho trẻ.

Nguyên nhân gây bệnh bại não trẻ em

Bệnh bại não một chứng bệnh rối loạn không phải do một nguyên nhân duy nhất gây ra, mà là một nhóm các rối loạn kiểm soát vận động giống nhau với nhiều nguyên nhân khác nhau.

Nguyên nhân gây bệnh bại não trẻ em thường là do:

  • Nhau thai bất thường không cung cấp đủ oxy và chất dinh dưỡng cho thai nhi.
  • Mẹ và con có sự bất đồng trong nhóm máu.
  • Mẹ mắc các bệnh truyền nhiễm trong đầu thai kỳ.
  • Trẻ sinh non hoặc nhẹ cân.
  • Những biến chứng trong quá trình chuyển dạ như thiếu oxy kéo dài trong khi sinh hoặc vàng da nặng sau sinh.
  • Các bà mẹ bị nhiễm trùng trong thời kỳ mang thai như các bệnh: rubella, virus cự bào (nhiễm trùng do siêu vi trùng nhẹ) và toxoplasmosis (một chứng nhiễm trùng do ký sinh trùng nhẹ) có thể gây tổn thương não của bào thai và gây bại não sau này.
  • Những dị tật bẩm sinh khác. Các trẻ có những bất thường về cấu trúc não, nhiều bệnh di truyền, những bất thường của nhiễm sắc thể, và những dị tật cơ thể khác cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh bại não.
  • Trẻ bị tổn thương não bộ xảy ra trong hai năm đầu đời như nhiễm trùng não và chấn thương đầu.
vicare.vn-benh-bai-nao-tre-em-chua-tri-bang-cach-nao-hieu-qua-body-1

Các dạng chính của bệnh bại não trẻ em

Bại não là một trong những chứng bệnh ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình hình thành phát triển của trẻ. Bại não có ba thể chính:

  • Bại não thể liệt cứng (Spastic cerebral palsy): Với thể này người mắc bệnh có các triệu chứng như các cơ co cứng, cử động khó khăn. Trẻ hai chân liệt cứng vận động rất khó khăn vì khi đi các cơ bó sát hông làm cho hai chân chụm vào nhau, kiểu như cắt kéo. Trường hợp chỉ một bên cơ bị liệt, liệt cứng nửa người, thường cánh tay bị liệt nặng hơn chân. Trường hợp nặng nhất của thể này là liệt cứng tứ chi, cả 2 tay, 2 chân và thân người bị liệt, cơ môi miệng, lưỡi cũng bị liệt. và cả các cơ môi miệng, lưỡi cũng bị liệt.
  • Bại não thể loạn động (Dyskinetic cerebral palsy): Trẻ bị mắc bệnh bại não thể loạn động sẽ bị ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể. Đặc trưng của thể này là sự thay đổi thất thường của trương lực cơ lúc tăng, lúc giảm, thỉnh thoảng có những cử động không kiểm soát được nhanh hoặc chậm. Ở thể này trẻ mắc bệnh thường không có tư thế ngồi hoặc dáng đi bình thường. Do các cơ mặt và lưỡi bị ảnh hưởng, trẻ gặp khó khăn khi bú, nuốt và nói.
  • Bại não thể thất điều (Ataxic cerebral palsy): Bệnh làm cho trẻ không có khả năng cân bằng tư thế như đi với dáng điệu không vững.

Những triệu chứng của bệnh bại não trẻ em

Đối với trẻ sơ sinh mắc phải bệnh bại não đa phần do yếu tố di truyền hoặc có thể chịu tác động từ những nhân tố bệnh lý trong thời gian mẹ mang thai. Một số triệu chứng cơ bản của trẻ khi bị bệnh bại não như:

  • Não bộ trẻ sơ sinh chưa hoàn thiện vì vậy các ca khó đẻ, đẻ non...thường sẽ có tỷ lệ mắc chứng bại não cao.
  • Trẻ không bú sữa mẹ, bị rụt lưỡi vào trong hay thường lè lưỡi ra ngoài.
  • Trẻ bị mất chức năng ở các chi, bị dị tật như: tứ chi tay chân yếu không thể cử động được, bị co cứng và bàn tay thường nắm chặt.
  • Cổ tay trẻ thường bị khô cứng, cơ yếu không thể giữ được thăng bằng.
  • Phần đầu của trẻ thường nhỏ hơn so với kích thước bình thường. Đồng thời, quá trình phát triển của sọ não bị virus xâm nhập và chậm phát triển hơn so với các trẻ khác.

Các trẻ lớn khi bị mắc chứng bại não thường có dấu hiệu dễ nhận biết hơn trẻ sơ sinh. Các biểu hiện nhận biết của trẻ lớn là:

  • Trẻ có dáng đi không vững, dễ bị ngã;
  • Dáng đi của trẻ thường bị lệch và chân có cảm giác cơ cứng;
  • Những trẻ có có triệu chứng bại não thường phát triển chậm hơn so với những đứa trẻ khác về thể trạng và tinh thần. Đặc biệt nhận thức kém, chậm nói.
vicare.vn-benh-bai-nao-tre-em-chua-tri-bang-cach-nao-hieu-qua-body-2

Bệnh bại não trẻ em được chữa trị như thế nào?

Chữa trị cần bắt đầu từ rất sớm ngay khi phát hiện bệnh của trẻ, trẻ thường được bắt đầu điều trị bằng vật lý trị liệu ngay sau khi được chẩn đoán. Việc điều trị này nhằm làm tăng kỹ năng vận động của trẻ như ngồi, đi, cải thiện cơ lực và phòng ngừa sự co kéo biến dạng cơ.

Để cải thiện các chức năng của chân và tay đôi khi trẻ còn được sử dụng các dụng cụ như nẹp, máng hoặc bó bột để ngừa co rút cơ, nếu trường hợp trẻ bị co rút cơ quá nặng, cần được phẫu thuật chỉnh hình để làm dài cơ bị bệnh. Việc điều trị bằng nội khoa, phẫu thuật và phục hồi chức năng giúp cải thiện sự phối hợp động tác cơ và dây thần kinh, phòng ngừa hoặc làm giảm tối thiểu các rối loạn chức năng.

Ở những trẻ bại não trưởng thành, cần giáo dục, tư vấn, các chương trình giải trí, được đến trường, cơ hội việc làm, hòa nhập cộng đồng, nhu cầu thiết yếu như đối với người trưởng thành bình thường, xây dựng gia đình và cuộc sống riêng.

Xem thêm:

  • Em bé bại não hồi phục kì diệu sau ghép tế bào gốc
  • Vinmec bước đầu thành công ghép tế bào gốc chữa bại não
  • Hồi sinh kỳ diệu - Nhiều ca chữa trị bại não thành công tại Vinmec