Bệnh bại não thể co cứng: Triệu chứng và cách điều trị
Bại não thể co cứng là một thể lâm sàng của bệnh bại não. Bệnh này để lại những di chứng nghiêm trọng trong hành động, tầm thần cũng như giác quan của trẻ, nếu không được điều trị và khắc phục kịp thời sẽ dẫn đến tàn tật vĩnh viễn.
Bệnh bại não thể co cứng: Triệu chứng và cách điều trị
Bài viết dưới đây HoiBenh sẽ cung cấp một số thông tin hữu ích về bệnh bại não thể co cứng để các bậc cha mẹ có cách xử lý đúng đắn.
Bại não thể co cứng là gì?
Bại não là những rối loạn của hệ thần kinh trung ương xuất hiện trước, trong hoặc sau khi sinh, khiến đứa trẻ có những biểu hiện bất thường về vận động, giác quan, tâm thần, hành vi và có khi là cả trí tuệ. Trong đó, bại não thể co cứng là một trong những biểu hiện lâm sàng của bại não đi kèm với tình trạng tăng trương lực cơ và các phản xạ bệnh lý khác.
Nguyên nhân và triệu chứng của bệnh bại não thể co cứng?
Trẻ bại não thể co cứng có thể do một trong những nguyên nhân sau:
- Trẻ bị dị tật bẩm sinh, có những bất thường trong cấu trúc não bộ, mắc bệnh di truyền...
- Do người mẹ bị mắc một số căn bệnh nhiễm trùng, thai nhi thiếu dưỡng chất, sinh non...
- Do biến chứng từ những căn bệnh ảnh hưởng tới não như viêm màng não, viêm não, chấn thương sọ não, u não...
- Giữa mẹ và bào thai có sự bất đồng nhóm máu Rh có thể gây tổn thương não dẫn đến bại não.
- Dấu hiệu nhận biết sớm của bệnh bại não thường khởi đầu trước 18 tháng tuổi. Cha mẹ cần để ý đến những dấu hiệu cho thấy trẻ không phát triển được kỹ năng vận động bình thường:
- Trẻ chậm lẫy, chậm bò, chậm biết đi so với mốc phát triển bình thường.
- Trẻ bị giảm trương lực cơ: chi mềm nhũn, buông thõng, hoặc tăng trương lực cơ: trẻ cứng đờ hoặc vận động cứng nhắc, khả năng thăng bằng kém...
Phương pháp điều trị và cách phòng tránh bệnh bại não thể co cứng
Khi phát hiện trẻ bị bệnh bại não thể co cứng, tình trạng này có thể được khắc phục nếu phát hiện sớm và điều trị bảo tồn một cách kiên trì bằng các phương pháp như: tập vật lý trị liệu, dùng nẹp chỉnh hình, máng hoặc bó bột để phòng ngừa co rút cơ và cải thiện chức năng của chân, tay, tiêm thuốc Botulinum Toxin A (có tác dụng làm giảm co cứng cơ).
Đối với các trường hợp trẻ bị co rút cơ quá nặng sẽ được phẫu thuật chỉnh hình để làm dài cơ. Trường hợp trẻ có tình trạng co cứng hai chi dưới nặng, sẽ được bác sĩ phẫu thuật cắt bỏ chọn lọc một số nhánh thần kinh ở lưng, chi phối hoạt động chi. Biện pháp này có thể làm giảm vĩnh viễn tình trạng co cứng cũng như cải thiện khả năng vận động như ngồi, đứng, đi.
Khi trẻ được 2 – 6 tháng tuổi thì phẫu thuật này thường sẽ được tiến hành. Thông thường, trẻ được điều trị phối hợp giữa các cách trên. Chỉ riêng thuốc thì không giúp điều trị co cứng mà phải được kết hợp với vật lý trị liệu.
Để giảm bớt bệnh bại não thể co cứng, trong quá trình thai kỳ các bà mẹ nên chú ý thực hiện tốt những điều sau đây:
- Trước và trong thời kỳ thai nghén các bà mẹ nên có chế độ dinh dưỡng tốt.
- Trong những tháng thai kỳ không dùng các loại thuốc khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ.
- Khi mang thai các bà mẹ cần khám thai định kỳ đầy đủ.
- Tránh các sang chấn sản khoa trong khi sinh.
- Khi sinh trẻ ra thì tốt nhất là nuôi con bằng sữa mẹ và nhớ tiêm chủng cho trẻ để đảm bảo sức khỏe. Các mẹ cũng nên lưu ý ngay cả khi trẻ bị bệnh thì cũng nên tránh tình trạng thiếu nước, sốt quá cao hay co giật ở trẻ
Xem thêm:
- Chữa bệnh bại não bằng tế bào gốc - “cứu cánh” cho trẻ bại não
- Biểu hiện của bệnh bại não ở trẻ nhỏ
- Bệnh bại não ở trẻ nhỏ: Dấu hiệu nhận biết, nguyên nhân, cách điều trị