Bệnh bại não ở trẻ nhỏ: Dấu hiệu nhận biết, nguyên nhân, cách điều trị
Bệnh bại não ở trẻ nhỏ là căn bệnh vô cùng nguy hiểm. Bại não sẽ ảnh hưởng đến các cơ, cũng như ảnh hưởng đến sự kiểm soát các vận động của não bộ. Bệnh có nhiều biến chứng và để lại những hậu quả đáng tiếc cho trẻ. Nguyên nhân trẻ bị bại não là gì? Dấu hiệu và cách điều trị bệnh ra sao? HoiBenh sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc trên.
Bệnh bại não ở trẻ nhỏ: Dấu hiệu nhận biết, nguyên nhân, cách điều trị
Nguyên nhân gây bệnh bại não ở trẻ nhỏ
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh bại não ở trẻ nhỏ. Các nguyên nhân có thể đến trước sinh và sau sinh. Một số nguyên nhân phổ biến như:
Nguyên nhân trước sinh
Có thể do mẹ mắc các bệnh lý thai kỳ như tiểu đường, nhiễm trùng, nhiễm độc thai nghén,... Hoặc có thể do thai thiếu khí, ngạt khí do quá trình sinh kéo dài hay nhau thai bóc khỏi thành tử cung trước sinh. Bại não cũng có thể do di truyền từ mẹ sang con, hoặc do sự bất đồng nhóm máu của 2 mẹ con
Nguyên nhân khi sinh
Sinh non, quá trình chuyển dạ và sinh kéo dài dẫn tới bé bị ngạt thở, thiếu oxy... là những nguyên nhân có thể gây ra bại não ở trẻ. Ngoài ra cũng có thể do sự can thiệp các thủ thuật sinh như giác hút. Đây cũng là một nguyên nhân gây ra căn bệnh bại não ở trẻ nhỏ.
Dấu hiệu nhận biết bệnh bại não
Cha mẹ là người có thể nhận biết được các dấu hiệu đầu tiên của bệnh bại não ở trẻ nhỏ đầu tiên. Thường trẻ mắc bệnh này sẽ có các dấu hiệu trước 18 tháng tuổi.
- Chân tay mềm, hoặc cứng đơ
- Khó hoặc không thể vận động.
- Trẻ chậm lẫy, bò và chậm biết đi so với những bạn cùng lứa tuổi.
- Đối với những trẻ lớn hơn thì sẽ có các biểu hiện như nói khó, viết chậm, không kiểm soát được hành vi hay động tác của bản thân. Tay và chân run, gặp khó khăn trong đi lại...
Điều trị bệnh bại não ở trẻ em
Trẻ bị bại não tùy vào từng mức độ của bệnh mà có sự ảnh hưởng ít hay nhiều. Các phương pháp điều trị bệnh bại não ở trẻ nhỏ gồm có:
- Vật lý trị liệu – phục hồi chức năng: Biện pháp này yêu cầu sự kiên trì, nỗ lực hết mình từ phía gia đình để có thể giúp đỡ trẻ bị bại não. Nếu thành công thì bé sẽ có thể tự thực hiện được việc chăm sóc cho bản thân mình hằng ngày mà không cần nhờ đến sự giúp đỡ của người khác.
- Phẫu thuật chỉnh hình: Biện pháp này nhằm mục đích cải thiện tình trạng co rút cơ quá nặng. Giúp trẻ có thể vận động được, việc đi, ngồi và đứng sẽ dễ dàng hơn. Tuy nhiên, biện pháp này chỉ dành cho bé từ 2-6 tuổi. Trẻ nằm ngoài độ tuổi này sẽ không thể phẫu thuật được.
- Dùng thuốc: Bác sĩ sẽ kê một số loại thuốc giúp giảm bớt sự co cứng của cơ, hạn chế những hành động bất thường ở trẻ. Kết hợp với các biện pháp khác để tăng khả năng phục hồi cho trẻ bị bại não.
- Liệu pháp tế bào gốc: Đây là một phương pháp hoàn toàn mới. Tế bào gốc sau khi tách từ máu ngoại vi, sẽ được truyền qua tủy sống. Theo tuần hoàn của dịch não tủy, các TBG được chuyển lên não bộ và cư trú ở đó. Nó giúp tăng sinh mạch máu, chiết ra một số chất có tác dụng kháng viêm, và kích thích những TBG thần kinh tại chỗ biệt hóa, tăng sinh. Đồng thời bản thân TBG này có thể biệt hóa thành tế bào thần kinh đệm giúp dẫn truyền thần kinh tốt hơn. Biện pháp này được đánh giá là an toàn và mang tính hiệu quả cao.
Bệnh bại não ở trẻ nhỏ rất nguy hiểm. Vì vậy ngay từ khi mang thai, cha mẹ phải biết cách chăm sóc, tránh các hành động làm ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi như hút thuốc, sử dụng các chất kích thích. Trong quá trình chăm sóc cần đưa trẻ đi tiêm chủng đầy đủ, không rung lắc hay cho bé nằm võng quá sớm để tránh gây ảnh hưởng đến não của trẻ.
Xem thêm:
- Bệnh bại não: Nguyên nhân, triệu chứng, cách chữa trị
- Dấu hiệu bệnh bại não ở trẻ sơ sinh rất điển hình, dễ nhận biết
- Những điều cần biết về bệnh bại não trẻ em