Bệnh á sừng ở tay có chữa được không?

Tình trạng da khô, bong tróc thậm chí nứt nẻ ở tay là một loạt các triệu chứng của bệnh á sừng ở tay. Nhiều bệnh nhân đang vô cùng đau đầu trong việc tìm cách chữa dứt điểm căn bệnh này. Vậy bệnh á sừng ở tay có chữa được không? Mời các bạn cùng HoiBenh tham khảo những thông tin dưới đây.

Bệnh á sừng ở tay có chữa được không? Bệnh á sừng ở tay có chữa được không?

1. Nguyên nhân gây ra bệnh á sừng ở tay

Bệnh á sừng ở đầu ngón tay, bàn tay xảy ra có thể là do người bệnh tiếp xúc thường xuyên với hóa chất độc hại như xà phòng, nước rửa chén, thuốc nhuộm tóc hoặc nhuộm vải. Ngoài ra, bệnh á sừng ở bàn tay hình thành cũng có thể do các tác nhân dưới đây.

  • Yếu tố di truyền: Một số nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, nguyên nhân gây á sừng bàn tay một phần là do yếu đố di truyền. Cụ thể trong một gia đình nếu cả bố và mẹ có tiền sử bị á sừng thì khả năng con họ mắc phải căn bệnh này khá cao. Tuy nhiên, tỷ lệ di truyền này có thể giảm xuống ở mức thấp nếu chỉ có bố hoặc mẹ bị bệnh.
  • Thời tiết: Đây cũng được xem là nguyên nhân gây bệnh á sừng ở tay. Thông thường, thời tiết lạnh sẽ khiến da mất độ ẩm cân bằng, nhất là vùng da ít được chăm sóc như da tay. Khi đó, da trở nên khô ráp và rất dễ bong tróc, tạo điều kiện thuận lợi cho bệnh á sừng ở tay hình thành.
  • Cơ địa mẫn cảm: Hệ thống miễn dịch suy yếu cộng với làn da quá nhạy cảm khi tiếp xúc với môi trường gây dị ứng như nguồn nước bẩn, lông chó mèo,... chính là tác nhân gây bệnh á sừng ở tay.
  • Thiếu hụt dinh dưỡng: Trên thực tế cho thấy, đa phần người bệnh có chế độ ăn uống thiếu hụt dưỡng chất, nhất là vitamin A, C, D và E thường có nguy cơ mắc bệnh á sừng khá cao, trong đó có bệnh á sừng ở tay. Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này có thể là do chất lượng lớp sừng bị ảnh hưởng.
vicare.vn-benh-sung-o-tay-co-chua-duoc-khong-body-1

2. Triệu chứng nhận biết bệnh á sừng ở tay

Vốn là căn bệnh viêm da cơ địa dị ứng, người bệnh á sừng ở tay sẽ rất dễ nhận biết thông qua một số dấu hiệu điển hình. Tuy nhiên, triệu chứng của căn bệnh này có thể khiến cho nhiều người nhầm lẫn với các căn bệnh da liễu khác. Chính vì vậy, để giúp người bệnh có thể nhận biết chính xác được bệnh á sừng ở tay, chúng tôi xin chia sẻ một số dấu hiệu sau đây:

  • Vị trí thường gặp: Móng tay, bàn tay, khuỷu tay, các đầu ngón tay.
  • Da tay thường khô ráp, tróc da, nứt nẻ ở ria. Các đầu móng tay, da tay trở nên chai sạm.
  • Những vị trí bị á sừng thường rớm máu, nứt sâu ở gốc ngón gọi là đứt cổ gà.
  • Người bệnh không thể thực hiện các hoạt động cầm nắm các vật vì da tay đau rát, khó chịu.
  • Khi thấm nước, da tay xuất hiện các mảng trắng và những mảng da này bị bong ra.
  • Lớp sừng bong để lộ phần da hồng, để lộ phần da non.
  • Tại các ngón tay, người bệnh sẽ mất nhiều dấu vân tay bởi lớp da non bị bong tróc.
  • Các đầu ngón tay bị nứt toác gây chảy máu, chạm vào các vật dụng rất đau.

3. Bệnh á sừng ở tay có chữa được không?

Câu trả lời cho câu hỏi bệnh á sừng ở tay có chữa được không là có. Tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh mà cách điều trị của mỗi người là khác nhau. Phía dưới đây là một số cách điều trị bệnh á sừng ở bàn tay các bạn độc giả của HoiBenh có thể tham khảo.

3.1 Điều trị á sừng ở tay bằng thuốc Tây

Thông thường, để điều trị bệnh á sừng ở ngón tay và bàn tay, bác sĩ thường chỉ định sử dụng thuốc Tây dưới dạng thuốc bôi ngoài da hoặc thuốc uống. Một số loại thuốc thường được bác sĩ kê đơn cho bệnh nhân á sừng sử dụng với mục đích kiểm soát triệu chứng như:

  • Thuốc salicylic acid: Là thuốc bôi dùng ngoài da có tác dụng giảm sừng hóa ngoài da, giúp da trở nên mềm mịn hơn và hạn chế tình trạng bong tróc. Bên cạnh đó, salicylic acid còn có công dụng chống khuẩn, giảm thiểu tình trạng da bị viêm nhiễm nặng. Tuy nhiên, thuốc cũng mang lại những tác dụng phụ không mong muốn như gây hoại tử da nếu người bệnh sử dụng không đúng liều lượng và thời gian quy định. Vì vậy, trước khi sử dụng thuốc, bệnh nhân nên tham khảo ý kiến dược sĩ hoặc bác sĩ.
  • Nhóm thuốc corticoid (Fexofenadin, Prednisolon và Certerizin): Thuốc được bác sĩ chỉ định dùng trong trường hợp á sừng chuyển nặng. Với đặc tính kháng viêm, cung cấp chất dưỡng ẩm và chống quá trình sừng hóa da, nhóm thuốc này giúp giảm nhanh các triệu chứng ngứa, bong da do á sừng gây ra.
  • Thuốc kháng histamin: Giúp hỗ trợ cải thiện triệu chứng bệnh. Tuy nhiên, thuốc gây tác dụng phụ như buồn ngủ, chóng mặt,... Do đó, bệnh nhân cần thận trọng, tốt nhất không nên sử dụng khi đang lái xe hoặc làm việc đòi hỏi tinh thần tập trung cao.
  • Thuốc chống nấm: Một số loại thuốc được sử dụng như griseofulvin, nizoral hoặc dẫn xuất imidazol,...
  • Thuốc điều hòa miễn dịch và thuốc kháng sinh: Thuốc điều hòa miễn dịch bao gồm pimeccromimus, tacrolimus và thuốc kháng sinh được sử dụng với mục địch ngăn ngừa viêm nhiễm, hỗ trợ điều trị bệnh.

Lưu ý khi sử dụng thuốc Tây chữa bệnh á sừng ở tay

Khi sử dụng thuốc Tây điều trị á sừng ở tay, bệnh nhân nên chú ý những điều sau:

  • Thuốc có tác dụng giúp giảm nhanh các triệu chứng bệnh nhưng nếu lạm dụng hoặc sử dụng quá liều quy định, thuốc có thể gây ảnh hưởng đến tim, gan và thận.
  • Không nên tự ý sử dụng thuốc khi chưa có sự cho phép của bác sĩ chuyên khoa.
  • Trong quá trình sử dụng, nếu có bất kỳ triệu chứng bất thường xuất hiện, tốt nhất nên ngưng sử dụng và đến ngay cơ sở y tế để kiểm tra.
  • Không tự ý ngưng sử dụng thuốc khi triệu chứng bệnh chỉ mới có dấu hiệu thuyên giảm và chưa khỏi hẳn hoàn toàn.
vicare.vn-benh-sung-o-tay-co-chua-duoc-khong-body-2

3.2 Chữa bệnh á sừng ở tay bằng thuốc dân gian

Bên cạnh việc sử dụng thuốc Tây để điều trị bệnh, người bị á sừng ở tay cũng có thể áp dụng các biện pháp dân gian sau để kiểm soát triệu chứng bệnh tại nhà.

  • Dùng trà xanh: Hái 50 gram lá trà xanh, rửa sạch và vò nát. Cho vào ấm, thêm nước và đun sôi khoảng 5 phút. Sau đó, tắt bếp, pha thêm ít muối hạt rồi chờ nước nguội và tiến hành ngâm tay.
  • Nha đam: Dùng gel nha đam bôi lên vùng da tay bị bong tróc sau mỗi lần tắm xong. Bên cạnh đó, người bệnh nên nấu nước nha đam với đường phèn và uống.
  • Sử dụng cây đinh lăng và huyết dụ: Dùng 1 nắm lá cây đinh lăng với 1/2 nắm lá huyết dụ, rửa sạch và sắc thuốc uống.

Như vậy, bệnh á sừng ở tay có thể chữa khỏi, nhưng đòi hỏi người bệnh cần kiên trì. Bệnh có thể điều trị bằng thuốc tây y hoặc đông y đều được.

Xem thêm:

  • Cánh tay có mụn nhỏ sần lên như da gà - Bạn có biết mình đã bị bệnh dày sừng nang lông?
  • Cách xử lý khi bị á sừng trong thời gian mang thai
  • Chữa á sừng bằng lá trầu không như thế nào để đạt hiệu quả tốt?