Bé sốt bao lâu thì xét nghiệm máu kiểm tra sốt xuất huyết

Sốt xuất huyết là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở trẻ em. Việc phát hiện sớm và cho con điều trị kịp thời là biện pháp để bảo vệ con trẻ của chúng ta luôn được khỏe mạnh. Vậy trẻ bị sốt bao lâu thì cần làm xét nghiệm máu để kiểm tra sốt xuất huyết?

Bé sốt bao lâu thì xét nghiệm máu kiểm tra sốt xuất huyết Bé sốt bao lâu thì xét nghiệm máu kiểm tra sốt xuất huyết

Hôm nay, HoiBenh sẽ cung cấp cho các bạn những thông tin cần thiết về sốt xuất huyết ở bé để bố mẹ kịp thời chữa trị cho bé.

Nguyên nhân trẻ bị sốt

Trẻ bị sốt do nhiễm trùng

Phần lớn trẻ bị sốt là do nhiễm trùng hoặc một căn bệnh nào đó gây ra. Sốt có nhiệm vụ giúp cho cơ thể chiến đấu với sự nhiễm trùng bằng cách kích thích cơ chế phòng vệ tự nhiên.

Trẻ bị sốt do tiêm chủng

Sau khi tiêm phòng thì trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thỉnh thoảng bị sốt nhẹ.

Trẻ có thể bị sốt do mặc quá nhiều quần áo

Trẻ nhỏ, đặc biệt là sơ sinh, rất dễ bị sốt nếu được ủ quá kín hoặc ở trong một môi trường nóng. Nguyên nhân là do các bé chưa thể tự điều tiết thân nhiệt.

Trẻ bị sốt do mọc răng

Khi mọc răng cũng có thể làm tăng thân nhiệt, nhưng chỉ ở mức nhẹ. Nếu thân nhiệt của bé cao hơn 37,8 độ C thì đó không phải là do mọc răng.

Một số bệnh khiến trẻ bị sốt

Có thể sốt là một trong những dấu hiệu của các bệnh nguy hiểm như: viêm phổi, sốt rét, sốt xuất huyết, viêm màng não, rét run, xuất huyết, co giật, nôn, khó thở, tím tái, li bì, vật vã hay hôn mê gọi hỏi không biết... có nguy cơ đe dọa đến tính mạng của trẻ nếu không được phát hiện và xử trí kịp thời.

Nguyên nhân vì sao trẻ em dễ bị sốt xuất huyết

Trẻ nhỏ là lứa tuổi hiếu động, ham chạy nhảy bất cứ lúc nào, địa điểm nào và chúng chưa biết ý thức bảo vệ bản thân, việc vui chơi ở những nơi ẩm thấp, bóng tối là điều kiện thuận lợi để muỗi tấn công con trẻ của bạn. Vì vậy, trẻ em rất dễ mắc bệnh, đặc biệt là sốt xuất huyết.

vicare.vn-be-sot-bao-lau-thi-xet-nghiem-mau-kiem-tra-sot-xuat-huyet-body-1

Bé sốt bao lâu thì xét nghiệm máu kiểm tra sốt xuất huyết

Nếu thấy trẻ có các biểu hiện dưới đây, bố mẹ cần đưa trẻ đi làm xét nghiệm ngay

- Trẻ thường sốt cao đột ngột từ 38-39 độ

- Mặt đỏ, da xung huyết, đau nhức cơ, đau khớp, đau đầu

- Một số trường hợp đi kèm đau họng, mệt mỏi, buồn nôn, sổ mũi hay tiêu chảy

- Chảy máu cam, nôn mửa, đi ngoài ra máu

- Có trường hợp đau bụng, đau dữ dội ở sườn bên phải

- Đến ngày thứ 3-7 của bệnh, trẻ bắt đầu hạ sốt 37.5-38 độ, trẻ xuất hiện các triệu chứng như người lừ đừ, mệt mỏi, ói nhiều, đau bụng, xuất huyết niêm mạc, gan to.

Có phải tất cả các bệnh nhi bị sốt đều phải xét nghiệm máu?

Thực tế, không nên xét nghiệm máu tất cả bệnh nhi bị sốt để tìm bệnh sốt xuất huyết, chỉ nên thực hiện xét nghiệm máu sốt xuất huyết cho những bệnh nhi bị sốt từ ngày thứ 3 trở đi vì nếu thực hiện sớm hơn cũng không phát hiện được do bệnh sốt xuất huyết chỉ được phát hiện kể từ ngày thứ 3 của bệnh. Những bệnh nhi sốt ngày 1, ngày 2 có kết quả xét nghiệm âm tính cũng không loại trừ được bệnh sốt xuất huyết. Những bệnh nhi này khi cần cũng phải xét nghiệm lại vào ngày thứ 3 của bệnh. Như vậy, những bệnh nhi này phải chịu hai lần xét nghiệm mà lần đầu là không cần thiết. Tuy nhiên, bác sĩ có thể cho thử máu sớm hơn vào ngày thứ 1, thứ 2 nhưng với mục đích chẩn đoán bệnh nhiễm trùng hoặc sốt rét.

Chăm sóc trẻ bị sốt xuất huyết thế nào là đúng?

Các bậc phụ huynh cần lưu ý những điểm sau

- Bố mẹ cho trẻ hẹ sốt bằng cách cho uống thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ và lau mát: Bệnh do virus nên nhiệt độ hạ xong lại tiếp tục cao. Người bệnh chỉ nên dùng thuốc giảm sốt theo đúng chỉ định của bác sĩ 4-5 lần/ngày, 5-6 giờ/lần. Không được dùng ngắn hơn khoảng cách này hoặc tự ý tăng liều thuốc dẫn đến quá liều vì sẽ làm tổn thương gan (ảnh hưởng đến sức khoẻ). Tuyệt đối không hạ sốt bằng cách cạo gió cho trẻ.

Đối với trẻ mắc sốt xuất huyết, tuyệt đối không dùng thuốc hạ sốt Aspirin và Ibuprofen. Khi sử dụng hai loại thuốc này sẽ làm cho tình trạng chảy máu ở người bệnh trầm trọng hơn, có thể xuất huyết dạ dày dữ dội, nguy hiểm đến tính mạng. Chỉ nên dùng thuốc hạ sốt có thành phần Paracetamol.

vicare.vn-be-sot-bao-lau-thi-xet-nghiem-mau-kiem-tra-sot-xuat-huyet-body-2

- Bố mẹ cần phải bổ sung dinh dưỡng, lau mát cho trẻ: Để giảm sốt, cha mẹ có thể cho bệnh nhân mặc đồ mỏng, nằm nơi thoáng mát, chườm khăn có thấm nước vào trán, nách cho người bệnh. Trẻ bị bệnh, cần được khuyến khích ăn, uống nhiều nước (nước sôi để nguội, cam, chanh, dừa...). Đến bây giờ thì chưa có cơ sở khoa học nào chứng minh người mắc sốt xuất huyết kiêng tắm, kiêng ăn sẽ khỏi bệnh. Trái lại, kiêng ăn, kiêng tắm sẽ làm cho bệnh trầm trọng hơn.

- Không tự ý truyền dịch, dùng kháng sinh: Việc tự ý truyền dịch tại nhà do bị sốt xuất huyết có thể dẫn đến phù nề, suy hô hấp và nguy hiểm đến tính mạng. Một số quan điểm cho rằng bệnh nhân sốt xuất huyết nên dùng kháng sinh.

- Bố mẹ cần phải bình tĩnh xử trí khi trẻ sốt co giật do sốt quá cao: Với trường hợp này, nên để trẻ nằm nghiêng trên mặt phẳng mềm, không nên cho bất cứ thứ gì vào miệng trẻ vì trẻ sẽ bị sặc. Sau đó bố mẹ lau mát và hạ sốt, nếu áp dụng đúng trẻ sẽ hết giật sau 2 đến 5 phút.

- Tái khám mỗi ngày theo hẹn của bác sĩ. Ngay cả sáng, chiều trong những ngày cao điểm của bệnh.

- Diệt tận gốc nguồn bệnh: Đậy kín các lu, vại, bể chứa nước, diệt hết bọ gậy bằng cách thả cá, dọn vệ sinh nhà cửa, nơi ở, ngủ, nghỉ sạch sẽ, thoáng, không để ẩm thấp. Không để nước tù đọng, thường xuyên làm sạch môi trường, diệt muỗi bằng các biện pháp như đốt hương muỗi, phun thuốc diệt muỗi, vợt muỗi...