Bé bị cảm cúm có nên tắm?
Cảm cúm là một triệu chứng thường gặp ở tất cả các bé. Chăm sóc khi bé bị bệnh tưởng chừng đơn giản nhưng nếu không cẩn thận bé cũng dễ bị mắc các bệnh đường hô hấp như viêm phế quản, viêm phổi ảnh hưởng tới sức khỏe cũng như chiều cao cân nặng của bé. Khi bé bị cảm cúm phải làm gì? Khi bé bị cảm cúm có nên tắm cho bé không?
Bé bị cảm cúm có nên tắm?
Cảm cúm là một triệu chứng thường gặp ở tất cả các bé. Chăm sóc khi bé bị bệnh tưởng chừng đơn giản nhưng nếu không cẩn thận bé cũng dễ bị mắc các bệnh đường hô hấp như viêm phế quản, viêm phổi ảnh hưởng tới sức khỏe cũng như chiều cao cân nặng của bé. Khi bé bị cảm cúm phải làm gì? Khi bé bị cảm cúm có nên tắm cho bé không? Cách chăm sóc, hỗ trợ điều trị cho bé khi bị cảm cúm? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp các thông tin cần thiết cho bố mẹ để chăm sóc bé tốt nhất.
Trẻ em rất dễ bị cảm cúm mỗi khi thời tiết thay đổi đột ngột cũng như vào mùa lạnh. Những lúc thế này, việc chăm sóc con lại càng phải chú tâm hơn để giúp con mau chóng khỏi bệnh vì sử dụng thuốc không có hiệu quả hỗ trợ điều trị bệnh cúm mà chúng chỉ giúp hỗ trợ điều trị các triệu chứng của bệnh cho trẻ.
Thời gian gần đây thời tiết thay đổi liên tục khiến cho số lượng trẻ mắc cúm gia tăng đáng kể. Có nhiều mẹ thắc mắc không biết phải làm gì khi con bị cảm cúm, có nên tắm cho trẻ không hoặc cách chăm sóc cho bé như thế nào. Những kinh nghiệm này mặc dù đơn giản nhưng không phải mọi người đều nắm được. Trong bài viết hôm nay, Vicare sẽ chia sẻ với mẹ một số kinh nghiệm về chăm sóc trẻ khi bị cảm cúm.
1. Khi trẻ bị cảm cúm phải làm gì?
Chú ý các dấu hiệu bệnh để biết trẻ bị cảm cúm
Các dấu hiệu cảm cúm thông thường đa số xuất hiện trong 1 hoặc 3 ngày từ lúc tiếp xúc với virus cúm. Trẻ nhỏ bị cảm cúm thông thường có thể có một số triệu chứng hay gặp như: bé bị chảy nước mũi, ngạt mũi, sổ mũi; hắt hơi; bé thấy ngứa rát hoặc đau họng; viêm họng (ho); mắt xung huyết, chảy nước mắt; nặng đầu, hơi đau đầu; trẻ bị sốt (dấu hiệu này rất phổ biến ở trẻ em); người đau nhức và cảm thấy khá mỏi mệt. Dịch tiết mũi ban đầu thì trong, nhầy, loãng nhưng sau đó có thể đổi thành màu xanh hay màu vàng, đặc sền sệt.
Cho trẻ uống thuốc giảm sốt nếu cần
Chỉ cho uống thuốc giảm sốt nếu trẻ sốt hơn 38.5 độ C. Khi trẻ bị cảm cúm phải làm gì nếu cần dùng đến thuốc hạ sốt thì lưu ý với mẹ là nên sử dụng các loại thuốc hạ sốt dành cho bé, có chia liều dùng phù hợp với độ tuổi của bé. Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng và thực hiện đúng. Liều dùng phải phù hợp
với cân nặng và lứa tuổi của bé.
Lau người cho trẻ
Lau mặt với nước ấm là cách hạ sốt an toàn và hiệu quả. Mẹ lấy khăn mềm sạch nhúng nước ấm rồi vắt kiệt nước, lau quanh người trẻ, nhất là vùng trán, nách, bẹn.
Đo thân nhiệt thường xuyên cho bé
Việc đo nhiệt độ phải làm thường xuyên để đề phòng tình trạng sốt diễn biến xấu đi, khi đó mẹ có thể xử trí bằng cách liên hệ với bác sĩ hoặc đưa con đến bệnh viện thăm khám. Khi bé bị cảm cúm mà là bé sơ sinh dưới 3 tháng và sốt hơn 38 độ hoặc trẻ sốt hơn 2 ngày thì cần đi bệnh viện.
Vệ sinh mũi
Chỉ cần dùng nước muối sinh lý nhỏ vào mũi bé để làm loãng các dịch nhầy sau đó mẹ có thể làm vệ sinh cho bé bằng tăm bông, khăn giấy hoặc dụng cụ hút mũi. Bé lớn hơn thì mẹ có thể dạy trẻ cách xì mũi.
Liên hệ bác sĩ hoặc tới bệnh viện nếu:
Ngoài sốt cao, sốt kéo dài mẹ nên đưa bé đi khám nếu bé nôn nhiều hoặc đau bụng; đau đầu dữ dội; khó thở, thở khò khè; quấy khóc liên miên; ho nhiều liên tục; đau tai hoặc bứt rứt ở tai.
2. Khi bé bị cảm cúm có nên tắm cho trẻ không?
Câu trả lời là có. Nước ấm rất tốt cho bé vào những lúc thế này. Khi trẻ bị cảm cúm phải làm gì thì mẹ đừng quên tắm nước ấm. Việc tắm giúp lau sạch mồ hôi, ghét bẩn trên cơ thể bé, tránh các bệnh về da, bệnh nhiễm trùng. Ngoài ra, hơi nước còn có tác dụng thông mũi rất tốt cho trẻ, để bé thư giãn và thở một cách dễ dàng hơn vì các dịch nhầy ở trong mũi đã được làm loãng nhờ hơi nước.
Khi tắm cho bé bị cúm thì mẹ lưu ý: Phải tắm trong phòng kín gió; có thể mở nước ấm trước hoặc dùng máy sưởi để phòng ấm áp hơn; chỉ tắm cho bé trong 5 hoặc 10 phút; khi ra khỏi nước phải nhanh lau khô cơ thể trẻ với khăn mềm sạch và to; tắm xong thì hạn chế cho ra ngoài trời lạnh.
3. Cách chăm sóc khi bé bị cảm cúm?
Ngoài các công việc nêu trên giúp hỗ trợ điều trị cho bé thì mẹ càng cần phải chăm sóc trẻ để bé lấy lại sức và bệnh sẽ còn nhanh khỏi hơn nữa.
Cho bé uống thêm nước
Sốt làm cho cơ thể bị mất nước, bên cạnh đó, nước giúp bé thở dễ dàng hơn. Khi trẻ bị cảm cúm phải làm gì thì bổ sung nước thậm chí còn tốt hơn cả nhiều loại thuốc, giúp bù nước cho cơ thể và làm dịch nhầy trong mũi loãng ra. Nếu bé sơ sinh bị cảm cúm, mẹ cứ cho bé bú như bình thường. Còn với các bé từ 6
tháng trở lên, mẹ cho bé uống nước lọc, nước đun sôi để ấm. Bé hơn 12 tháng có thể uống thêm nước ép hoa quả. Hoặc nếu bé không thích uống, mẹ có thể nấu cháo cho bé ăn.
Bổ sung dưỡng chất
Dinh dưỡng là vô cùng cần thiết cho bất cứ ai khi bị ốm. Nếu bé đang bú mẹ thì cứ tiếp tục bú sữa. Các bé lớn hơn, đã ăn được thì mẹ có thể cho bé dùng nước cam, cải bắp, rau bina... là những thực phẩm giàu vitamin C, tăng sức đề kháng. Khi bé bị cảm cúm, cơ thể mệt mỏi, sức đề kháng suy giảm, thực phẩm chính là nguồn năng lượng dồi dào cho bé. Các món cháo, súp vừa cấp nước lại vừa bảo đảm dinh dưỡng cho bé.
Cho bé nghỉ ngơi nhiều
Một nơi yên tĩnh và thoải mái sẽ giúp bé thư giãn. Một giấc ngủ sâu chắc chắn sẽ làm cho trẻ cảm thấy khỏe hơn.
Làm ẩm không khí
Sử dụng máy tạo ẩm, máy phun sương để độ ẩm trong nhà cao lớn sẽ giúp làm loãng dịch mũi của bé, để bé dễ thở hơn.
Cảm cúm là bệnh thường thấy ở trẻ cũng như cả người lớn nên khi trẻ bị cảm cúm thay vì lo lắng, lúng túng, mẹ hãy ngay lập tức tìm hiểu những việc nên làm cũng như cách chăm sóc trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ khi cảm cúm.