Băng huyết sau sinh và những biện pháp “cứu” tính mạng người mẹ

Cho đến nay, băng huyết sau sinh vẫn là nỗi “ám ảnh” không chỉ với mỗi phụ nữ cận kề ngày sinh đẻ mà còn đối với cả những bác sĩ chuyên khoa sản. Cùng HoiBenh trang bị kiến thức để đối phó với tai biến này.

Băng huyết sau sinh và những biện pháp “cứu” tính mạng người mẹ Băng huyết sau sinh và những biện pháp “cứu” tính mạng người mẹ

Băng huyết sau sinh là một trong những tai biến sản khoa nguy hiểm nhất và là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu cho các bà mẹ trên thế giới và cả Việt Nam.

Băng huyết sau sinh là gì

Băng huyết sau sinh là tình trạng máu chảy ồ ạt không thể kiểm soát được trong vòng 24 giờ sau khi sinh con, với lượng máu chảy lớn hơn 500ml, ảnh hưởng nghiêm trọng đối với sức khỏe của mẹ.

Tại Việt Nam, tỷ lệ băng huyết sau sinh chiếm từ 3-8% của các ca sinh. Trong danh sách 5 tai biến sản khoa nguy hiểm nhất toàn quốc, băng huyết sau sinh là tai biến thường gặp nhất (chiếm 50%) và là nguyên nhân gây tử vong cao nhất (chiếm 78%)Hiện tượng băng huyết muộn sau sinh có nguy hiểm không?

Mức độ nguy hiểm của băng huyết sau sinh

Khi bị băng huyết, phụ nữ sẽ có các dấu hiệu chung như mất nhiều máu, da xanh niêm nhợt, chân tay lạnh ngắt, mạch đập nhanh, áp huyết giảm. Mất máu quá nhiều khiến cho cơ thể của phụ nữ bị suy kiệt, choáng váng, dẫn đến suy thận và nhiều cơ quan khác dẫn đến tử vong.

vicare.vn-bang-huyet-sau-sinh-va-nhung-bien-phap-cuu-tinh-mang-nguoi-me-body-1

Mất máu dẫn đến suy thận và nhiều cơ quan khác.

Mất máu khiến cho cơ quan sinh dục bị tổn thương, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và là yếu tố thuận lợi của nhiễm trùng hậu sản. Nhiễm trùng hậu sản nếu không được điều trị kịp thời cũng có thể dẫn đến tử vong.

Trong trường hợp người phụ nữ có thể tạm cầm được máu và giữ được tính mạng thì băng huyết sau sinh vẫn sẽ gây ra những biến chứng về lâu dài đối với người mẹ như bị thiếu máu, viêm tắc tĩnh mạch, hội chứng Sheehan do bị hoại tử tuyến yên, cơ thể suy nhược, đau ốm liên miên, rụng lông tóc, mất sữa sau sinh, vô kinh... Rất nhiều phụ nữ bị đã không thể tiếp tục có con sau khi bị băng huyết trong lần sinh trước đó do phải cắt tử cung.

>>> Xem thêm: Hiện tượng băng huyết muộn sau sinh có nguy hiểm không?

Điều trị băng huyết sau sinh

Khi phát hiện các dấu hiệu của băng huyết sau sinh, cần phải nhanh chóng tiến hành các biện pháp cầm máu tạm thời và hồi sức tích cực. Sau đó đưa bệnh nhân đến bệnh viện để khám và kiểm tra nguyên nhân kết hợp tiến hành điều trị song song.

vicare.vn-bang-huyet-sau-sinh-va-nhung-bien-phap-cuu-tinh-mang-nguoi-me-body-2

Cần nhanh chóng đưa bệnh nhân đến bệnh viện.

Điều trị nội khoa

Hồi sức tích cực:

  • Để sản phụ nằm đầu thấp, thở oxy, xoa bóp đáy tử cung qua thành bụng và lấy tay đè động mạch chủ bụng để giảm lượng máu chảy đến tử cung. Đảm bảo rằng huyết động của bệnh nhân vẫn ổn định.

  • Theo dõi sát sao tình trạng huyết áp, mạch, tri giác, nhịp thở, niêm mạc một cách thường xuyên.

  • Sau khi đưa bệnh nhân đến các cơ sở y tế, tiến hành truyền dịch, truyền máu, tiểu cầu, yếu tố đông máu, thuốc vận mạch khi có chỉ định.

Xác định nguyên nhân gây băng huyết sau sinh để có hướng điều trị đúng đắn. Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng băng huyết nên khi đi khám, bắt buộc phải kiểm tra đường sinh dục một cách hệ thống và khám cả các cơ quan khác để không bỏ sót các nguyên nhân nào, kể cả trường hợp rối loạn đông máu. Việc xác định kịp thời nguyên nhân gây tình trạng băng huyết sau sinh là vô cùng quan trọng bởi chỉ có xác định được nguyên nhân thì mới có thể điều trị được, đặc biệt trong những lúc nguy cấp. Nhiều trường hợp mẹ bị băng huyết sau sinh nhưng bác sĩ không tìm ra được nguyên nhân, hoặc chẩn đoán sai, dẫn đến không có biện pháp điều trị đúng đắn gây tử vong.

Cắt tử cung là biện pháp cứu cánh cuối cùng nhằm cứu tính mạng người mẹ, do vậy tất nhiên không thể áp dụng khi không bắt buộc phải làm thế. Cắt tử cung trong trường hợp bệnh nhân đã đủ số con và đã lớn tuổi. Đối với những bệnh nhân còn trẻ, vẫn mong muốn sinh thêm thì có thể dùng biện pháp thuyên tắc mạch, thắt động mạch tử cung hoặc động mạch hạ vị hai bên để điều trị. Lưu ý, cắt tử cung chỉ có chỉ định tuyệt đối trong trường hợp nhau cài răng lược.

>>> Xem thêm: Lưu ý nhất định phải biết khi băng huyết sau sinh 1 tháng