Bạn biết gì về u nang buồng trứng xoắn?
U nang buồng trứng xoắn xảy ra khi buồng trứng bị xoắn xung quanh các mô hỗ trợ nó, ví dụ ống dẫn trứng. Tình trạng này gây ra đau đớn do cắt đứt nguồn cung cấp máu cho buồng trứng và ống dẫn trứng. Đây là một trường hợp cấp cứu y tế vì nếu không được điều trị nhanh chóng, nó có thể dẫn đến rụng buồng trứng.
Bạn biết gì về u nang buồng trứng xoắn?
Hãy cùng tìm hiểu với HoiBenh để tìm hiểu các triệu chứng cần theo dõi, cách xác định nguy cơ tổng thể của bạn, khi nào cần đi khám bác sĩ và hơn thế nữa.
Các triệu chứng của u nang buồng trứng xoắn.
U nang buồng trứng xoắn có thể gây ra:
- Đau bụng dữ dội, đột ngột ở vùng bụng dưới
- Chuột rút
- Buồn nôn
- Ói mửa
Những triệu chứng này thường xảy ra đột ngột và không có cảnh báo.
Trong một số trường hợp, đau, chuột rút và đau ở vùng bụng dưới có thể đến và đi trong vài tuần. Tình trạng xoắn buồng trứng này không bao giờ xảy ra mà không đau. Nếu bạn bị buồn nôn hoặc nôn mà không đau, có thể bạn đã gặp một tình trạng bệnh lý khác chứ không phải u nang buồng trứng xoắn. Dù vậy bằng cách nào, bạn cũng nên đi khám bác sĩ để được chẩn đoán.
Nguyên nhân gây u nang buồng trứng xoắn? Ai có nguy cơ mắc bệnh?
Xoắn buồng trứng có thể xảy ra nếu buồng trứng đang gặp vấn đề nào đó. Ví dụ, một khối u có thể làm cho buồng trứng trở nên bị lệch, làm cho nó không ổn định dẫn đến xoắn buồng trứng.
Bạn cũng có nhiều khả năng nguy cơ mắc u nang buồng trứng xoắn nếu bạn:
- Có hội chứng buồng trứng đa nang
- Có một dây chằng buồng trứng-tử cung dài.
- Thắt ống dẫn trứng
- Đang mang thai
- Đang trải qua các phương pháp điều trị nội tiết tố, thường là vô sinh, có thể gây kích thích buồng trứng
Mặc dù điều này có thể xảy ra với phụ nữ ở mọi lứa tuổi, nhưng có thể xảy ra chủ yếu ở phụ nữ trong giai đoạn sinh sản và sau mãn kinh.
Chẩn đoán u nang buồng trứng xoắn
Nếu bạn đang gặp các triệu chứng của u nang buồng trứng, hãy tới bệnh viện để được kiểm tra một cách chính xác nhất. Kéo dài tình trạng này mà không được điều trị, bạn càng có nhiều khả năng gặp phải các biến chứng nặng hơn sau đó.
Sau khi đánh giá các triệu chứng và xem xét tiền sử bệnh của bạn, bác sĩ sẽ tiến hành chụp MRI hay CT để xác định vị trí khu vực đau và xoắn buồng trứng. Họ cũng sẽ thực hiện siêu âm qua âm đạo để xem tình trạng buồng trứng, ống dẫn trứng và lưu lượng máu của bạn.
Bác sĩ cũng sẽ thực hiện xét nghiệm máu và nước tiểu để loại trừ các chẩn đoán tiềm năng khác, chẳng hạn như:
- Nhiễm trùng đường tiết niệu
- Áp xe buồng trứng
- Thai ngoài tử cung
- Viêm ruột thừa
Dựa trên những xét nghiệm và hình ảnh, bác sĩ có thể đưa ra một chẩn đoán sơ bộ về xoắn buồng trứng và một chẩn đoán xác định thường được thực hiện trong quá trình phẫu thuật điều chỉnh.
Điều trị u nang buồng trứng xoắn
Phẫu thuật là cách duy nhất để điều trị u nang buồng trứng xoắn. Bác sĩ cũng có thể kê đơn thuốc để giảm đau và buồn nôn cho thoải mái trước khi phẫu thuật.Khi bạn bị bệnh, Bác sĩ thường khuyên bạn nên thực hiện phẫu thuật càng nhanh càng tốt vì xoắn buồng trứng sẽ hạn chế lưu lượng máu tới buồng trứng, mô buồng trứng có thể bị hoại tử lúc này cần phải loại bỏ buồng trứng của bạn
Lý tưởng nhất là bác sĩ có thể thực hiện các thủ tục bằng cách sử dụng nội soi. Nội soi bao gồm làm các vết rạch nhỏ, giống lỗ khóa ở bụng sau đó bác sĩ sẽ chèn một số dụng cụ y tế, bao gồm một máy quay video, vào bụng và xương chậu và cố gắng để nhìn thấy buồng trứng.
Nếu bác sĩ không thể nhìn thấy buồng trứng rõ ràng, họ có thể cần phải thực hiện một thủ tục mở, tức là thực hiện vết rạch lớn dưới rốn để lộ buồng trứng và tiến hành gỡ xoắn.
Hầu hết thời gian, một người có thể trở về nhà trong cùng một ngày sau một thủ tục điều trị xoắn buồng trứng nếu chỉ phẫu thuật nội soi. Tuy nhiên, bác sĩ sẽ tiếp tục theo dõi tình trạng của bạn để đảm bảo rằng nó có đủ lưu lượng máu để "sống" sau khi phẫu thuật. Nếu nó cho thấy dấu hiệu của mô chết (hoại tử), bác sĩ có thể phải loại bỏ buồng trứng vào một ngày sau đó. Sau khi phẫu thuật, bác sĩ có thể kê toa thuốc để giảm nguy cơ tái phát.
Bác sĩ có thể đưa ra khuyến cáo về việc chăm sóc, theo dõi, chẳng hạn như tránh nâng vật nặng hoặc hoạt động thể chất mạnh trong vài tuần.
Bạn có thể giúp giảm đau và khó chịu bằng cách dùng thuốc không kê đơn (OTC), chẳng hạn như ibuprofen hoặc acetaminophen.
Mọi người nên báo cáo các dấu hiệu nhiễm trùng hoặc một biến chứng khác cho bác sĩ càng sớm càng tốt. Các dấu hiệu nhiễm trùng bao gồm:
- Sốt
- Đỏ và viêm ở chỗ bị rạch
- Chảy dịch có mùi hôi ở vết mổ
- Vết thương không có dấu hiệu lành
- Càng ngày càng đau vùng chậu
Các biến chứng có thể xảy ra khi không điều trị kịp thời
Nếu mất nhiều thời gian hơn để được chẩn đoán và điều trị, mô buồng trứng của bạn càng có nguy cơ hoại tử. Khi xoắn buồng trứng xảy ra, lưu lượng máu đến buồng trứng cùng với ống dẫn trứng sẽ bị giảm. Việc giảm lưu lượng máu kéo dài có thể dẫn đến hoại tử (mô chết). Nếu điều này xảy ra, bác sĩ sẽ loại bỏ buồng trứng và bất kỳ mô khác bị ảnh hưởng.
Cách duy nhất để tránh biến chứng này là tìm kiếm bác sĩ ngay lập tức khi có các triệu chứng mà bạn nghi ngờ là liên quan đến u nang buồng trứng xoắn.
Nếu một buồng trứng bị mất do hoại tử, thụ thai và mang thai vẫn còn có thể xảy ra. U nang buồng trứng xoắn không ảnh hưởng đến khả năng sinh sản theo bất kỳ cách nào nếu bạn kịp thời chữa trị.
Xem thêm:
- Bị u nang buồng trứng xoắn có cần thiết nhập viện không?
- U nang buồng trứng có nguy hiểm không?