Bạn bị chảy máu cam, đừng quá lo lắng!

Chảy máu mũi, hay trong dân gian còn gọi là chảy máu cam, là tình trạng xuất huyết ở đường mũi, bệnh phổ biến và thường gặp trong cuộc sống hàng ngày. Vậy nếu bị chảy máu cam có nguy hiểm gì không? Hãy đọc bài viết dưới đây của HoiBenh để có câu trả lời chính xác nhất nhé!

Bạn bị chảy máu cam, đừng quá lo lắng! Bạn bị chảy máu cam, đừng quá lo lắng!

Chảy máu mũi, hay trong dân gian còn gọi là chảy máu cam, là tình trạng xuất huyết ở đường mũi, bệnh phổ biến và thường gặp trong cuộc sống hàng ngày. Vậy nếu bị chảy máu cam có nguy hiểm gì không? Đừng quá lo lắng và hãy đọc ngay bài viết dưới đây của HoiBenh để có câu trả lời chính xác nhất nhé!

Chảy máu cam là gì?

Chảy máu cam được chia thành hai loại: chảy máu ở mặt trước mũi và ở mặt sau mũi. Với loại chảy máu cam ở phía sau mũi hiếm gặp hơn. Tình trạng này thường xảy ra ở người cao tuổi. Thông thường, máu sẽ tuôn ra từ phía sau của mũi và chảy thẳng xuống cổ họng. Lúc này bệnh nhân cần được đưa vào bệnh viện ngay lập tức để bác sĩ nút mũi bằng một loại gạc chuyên dụng. Thao tác này rất cần thiết khi bị chảy máu mũi, ngoài ra, bệnh nhân thường được dùng thuốc giảm đau cùng lúc để nâng cao hiệu quả. Nếu việc sử dụng băng gạc không cầm được máu, bác sĩ sẽ bắt buộc phải tiến hành phẫu thuật.

vicare.vn-ban-bi-chay-mau-cam-dung-qua-lo-lang-body-1

Nguyên nhân chảy máu cam là gì ?

  • Khí hậu khô: Điều này thường gặp ở những bệnh nhân lệch vách ngăn vì luồng không khí khi “đi” qua một diện tích hẹp trong mũi sẽ nhanh hơn và làm cho mũi khô hơn, gây ra sự kích thích, tiếp theo là hắt hơi và làm chảy máu cam.
  • Thường xuyên hắt hơi: Hắt hơi nhiều cũng là nguyên nhân gây loét các lớp lót của vách ngăn và điều này dễ gây chảy máu.
  • Ngoáy mũi: Ngoáy mũi là một việc làm tưởng không có hại gì nhưng thực tế lại có thể làm rụng lông mũi, tổn thương niêm mạc, vỡ mạch máu và gây chảy máu.
  • Tăng huyết áp: Đây là nguyên nhân thường xuyên gây chảy máu cam ở người lớn tuổi. Khi huyết áp tăng dẫn đến áp lực thành mạch tăng, có thể nứt vỡ thành mạch dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như chảy máu mũi, xuất huyết não, xuất huyết đáy...
  • Thay đổi sinh lý: Trường hợp thay đổi sinh lý dẫn đến chảy máu mũi thường gặp ở phụ nữ mang thai, nhất là người bị tăng huyết áp khi mang thai. Trong trường hợp này, thai phụ cần khám bác sĩ sản khoa để được theo dõi và điều trị tích cực.
  • Bệnh về máu (giảm tiểu cầu): Chảy máu mũi là biểu hiện thường gặp, cần khám xét nghiệm máu và điều trị tại chuyên khoa huyết học.

Cách sơ cứu tạm thời khi bị chảy máu cam

Khi bạn bị chảy máu cam đừng nên quá lo lắng, hãy thật bình tĩnh. Cách sơ cứu chảy máu cam ở trẻ em và người lớn đều như nhau

  • Khi bị chảy máu cam điều cần làm đầu tiên là dùng ngón tay ấn chặt vào bên cánh mũi bị chảy máu trong vòng 10 phút và nghiêng đầu về phía trước.

vicare.vn-ban-bi-chay-mau-cam-dung-qua-lo-lang-body-2

  • Người bệnh cũng có thể dùng bông gạc cầm máu để dịt vào nơi chảy máu.
  • Một cục nước đá đặt vào gốc mũi cũng có tác dụng làm cho máu ngừng chảy.
  • Nhất định không được để bệnh nhân nằm hoặc để bệnh nhân ngả đầu ra đằng sau. Bởi khi ngửa đầu ra đằng sau, máu sẽ chảy ngược vào trong họng, gây nôn mửa và không làm đông máu.
  • Việc bôi kem, xịt thuốc hoặc nước muối vào trong mũi không phải là giải pháp lâu dài vì không giúp phục hồi độ ẩm của niêm mạc, còn có thể khiến mũi khô hơn.

Làm thế nào để ngăn ngừa chảy máu cam?

  • Hãy thường xuyên bổ sung các loại trái cây thuộc họ cam quýt trong thực đơn hàng ngày. Những trái cây này chứa bioflavonoids ngăn chặn các mạch máu vỡ, do đó giảm nguy cơ bị chảy máu cam.
  • Từ bỏ thói quen đơn giản như không ngoáy mũi, tránh xì mũi quá mạnh hoặc quá thường xuyên.
  • Việc giữ độ ẩm cho mũi có thể giúp giảm tần suất và độ nặng của chảy máu cam kéo dài. Hãy bôi một chút vaseline hoặc kem dưỡng ẩm khác vào mũi 1 - 2 lần mỗi ngày.
  • Một hành động quan trọng khác có thể giúp ngăn ngừa chảy máu mũi chính là ngưng hút thuốc vì khói thuốc gây khô và kích thích niêm mạc mũi...

Lưu ý khi bị chảy máu cam

Chảy máu cam có thể gặp ở nhiều đối tượng với nhiều mức độ khác nhau. Một số thói quen xấu trong sinh hoạt hàng ngày như ngoáy mũi nhiều cũng có thể gây chảy máu cam và nếu lượng máu cam chảy ít, nhanh hết thì không có gì đáng lo ngại.

Vậy nên, các bạn không cần quá lo lắng khi thấy mình bị chảy máu cam. Tuy nhiên, đối với trường hợp chảy máu cam tần suất xuất hiện dày đặc với lượng máu chảy ra nhiều thì HoiBenh khuyên bạn nên đi tới những cơ sở uy tìn để khám, tìm ra nguyên nhân, từ đó có cách phòng tránh và điều trị phù hợp. Hãy cẩn trọng hơn bởi đây có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều vấn đề nghiêm trọng, các bệnh lý nguy hiểm nên khám và điều trị kịp thời. Tránh các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra nếu kéo dài thời gian.

Chúc bạn luôn mạnh khỏe!

Hằng Hoàng