Bài thuốc chữa viêm da cơ địa khỏi hẳn không tái phát
Viêm da cơ địa là một dạng viêm da dị ứng mạn tính, bệnh thường gặp ở trẻ em nhưng có thể kéo dài đến tuổi trưởng thành, một số ít bệnh ở người lớn. Mùa hay bị bệnh thường vào mùa thu đông, nhẹ vào mùa hè. Bài viết sau đây, HoiBenh sẽ chia sẻ tới bạn đọc những điều cần biết về bệnh viêm da cơ địa cũng như là cách để chữa viêm da cơ địa.
Bài thuốc chữa viêm da cơ địa khỏi hẳn không tái phát
Viêm da cơ địa là một dạng viêm da dị ứng mạn tính, bệnh thường gặp ở trẻ em nhưng có thể kéo dài đến tuổi trưởng thành, một số ít bệnh ở người lớn. Bài viết sau đây, HoiBenh sẽ chia sẻ tới bạn đọc những điều cần biết về bệnh viêm da cơ địa cũng như là cách để chữa viêm da cơ địa.
Bệnh viêm da cơ địa là gì?
Bệnh viêm da cơ địa (Atopic Dermatitis) hay còn được gọi là bệnh chàm thể tạng, eczema, sẩn ngứa Besnier... Bệnh thường hay tái phát nếu không được điều trị dứt điểm. Đa số trường hợp bệnh bắt đầu ở tuổi ấu thơ, thường gặp ở trẻ em.
Dấu hiệu viêm da cơ địa
Dấu hiệu viêm da cơ địa rất đa dạng, có thể chỉ đơn giản là các đám khô da mất sắc tố, các thương tổn da khô kèm theo ngứa nhưng cũng có thể biểu hiện rất nặng như đỏ da toàn thân. Do ngứa gãi nhiều mà da bị dày, bệnh nhân càng ngứa và gãi gây nên vòng xoắn bệnh lý “ngứa - gãi - ban đỏ - ngứa” làm cho bệnh nặng hơn và có nguy cơ bị bội nhiễm vi trùng. Bệnh có yếu tố di truyền, gia đình và hay xuất hiện ở những người có bệnh dị ứng khác như hen, viêm mũi dị ứng.
Triệu chứng điển hình của bệnh biểu hiện cũng khác nhau tùy thuộc vào từng giai đoạn:
- Giai đoạn cấp tính: hay gặp ở trẻ em. Biểu hiện của bệnh là đám da đỏ ranh giới không rõ, các sẩn và đám sẩn, mụn nước tiết dịch, không có vẩy da. Da bị phù nề, chảy dịch, đóng vảy tiết. Các vết trầy xước do gãi nhiều, bội nhiễm tụ cầu tạo các mụn mủ và vẩy tiết vàng. Bệnh thường khư trú ở trán, má, cằm, nặng hơn có thể lan ra tay, thân mình. Bệnh nhân rất ngứa, cảm giác rát bỏng, nhất là về đêm, làm cho người bệnh bị mất ngủ.
- Biểu hiện bán cấp với các triệu chứng nhẹ hơn, da không phù nề, tiết dịch.
- Giai đoạn mạn tính: biểu hiện của bệnh với các đám da sẩn đỏ, dày sừng, bong vảy, rối loạn sắc tố da. Bệnh nhân gãi nhiều có thể để lại các hậu quả trên da như dày da, tróc da, sưng nề, chảy nước vàng hoặc đóng vảy tiết. Thương tổn hay gặp ở các nếp gấp lớn, lòng bàn tay, bàn chân, cổ, gáy...
Ở trẻ nhỏ, bệnh thường xuất hiện ở mặt, da đầu và mặt duỗi các chi. Còn ở trẻ lớn hoặc những người mà bệnh diễn biến kéo dài, tổn thương da thường khu trú ở nếp gấp của các chi. Ở người lớn, viêm da cơ địa thường chỉ biểu hiện đơn thuần ở bàn tay.
Do triệu chứng bệnh của mỗi người có thể thay đổi theo thời gian nên việc khai thác tiền sử đóng vai trò hết sức quan trọng. Chẩn đoán bệnh không khó khăn, thường dựa trên các triệu chứng lâm sàng hay nồng độ IgE trong máu.
Phương pháp điều trị
Bệnh nhân nên tránh chà xát, không gãi là một việc rất quan trọng. Đồng thời sử dụng các thuốc bôi, thuốc uống chống ngứa. Bôi kem dưỡng ẩm rất cần thiết, vừa có tác dụng chống khô da vừa có tác dụng tránh ngứa, hạn chế tái phát. Kem dưỡng ẩm phải được sử dụng hàng ngày và dùng lâu dài sau khi triệu chứng đã được cải thiện. Loại trừ và tránh các chất gây dị ứng.
Bên cạnh đó, cũng cần tìm và loại trừ nguyên nhân gây bệnh hoặc làm bệnh nặng hơn. Ví như, bệnh nhân cần tránh tiếp xúc với các chất kích ứng da như: Xà phòng, chất sát khuẩn, hóa chất, khói thuốc lá, rượu bia... vì chúng có thể làm da bị khô hơn. Hay cần loại trừ những loại thức ăn khiến bệnh nặng hơn. Vệ sinh sạch sẽ môi trường sống xung quanh... Với bệnh nhân mắc viêm da cơ địa không nên mặc quần áo quá chật, quần áo bằng vải nilon, len; Nên giặt sạch các quần áo mới trước khi mặc để loại bỏ chất formaldehyde và các hóa chất khác có thể gây kích ứng da.
Điều trị viêm da cơ địa cần rất cẩn trọng, có sự hợp tác rất chặt chẽ giữa bác sĩ và người bệnh. Tuỳ theo giai đoạn bệnh là cấp tính, bán cấp hay mạn tính mà cho thuốc bôi phù hợp.
Điều trị bằng Tây Y
Viêm da cơ địa ở giai đoạn cấp tính
Cần đắp ẩm chỗ thương tổn và bôi kem corticoit, kháng sinh. Sử dụng kháng sinh để chống tụ cầu trùng vàng trong trường hợp bội nhiễm. Kháng histamin có tác dụng chống dị ứng và chống ngứa.
Viêm da cơ địa giai đoạn bán cấp và mạn tính
- Làm ẩm da bằng kem bôi hoặc sữa tắm có kem. Thuốc dưỡng ẩm, làm mềm da như dạng thuốc mỡ vaseline giúp hạn chế các triệu chứng khô da, da vảy do bệnh gây ra đồng thời phục hồi tổn thương da rất tốt.
- Thuốc corticosteroid: Có hiệu quả cao đối với bệnh viêm da cơ địa nhưng lại gây nhiều tác dụng phụ nguy hại nếu dùng lâu dài. Do vậy khi sử dụng thuốc cần có chỉ định chặt chẽ từ bác sĩ.
- Các thuốc chống viêm khác tacrolimus... Tacrolimus không gây các tác dụng phụ như thuốc corticosteroid và có thể dùng lâu dài, thuốc có thể chống viêm và chống ngứa.
- Uống kháng histamin chống ngứa.
- Một số trường hợp nặng có thể uống corticoid, nhưng cần có chỉ định chặt chẽ của bác sĩ.
- Các phương pháp điều trị khác: UVA, UVB, các thuốc như cyclosporin...
Phác đồ điều trị một bệnh nhân viêm da cơ địa:
- Chống khô da bằng các thuốc dưỡng ẩm.
- Điều trị bằng bôi corticosteroid trong thời gian ngắn, sau đó duy trì bôi tacrolimus + dưỡng ẩm thời gian dài để tránh tái phát bệnh.
- Chống nhiễm tụ cầu bằng thuốc kháng sinh bôi hoặc uống.
- Kháng histamin chống ngứa.
Điều trị bằng thuốc Đông Y
Thuốc ngâm rửa
Thành phần: Dược liệu trầu không, ích nhĩ tử, ô liên rô, mò trắng.
Tác dụng: Sát khuẩn vùng tổn thương, làm mềm vùng tổn thương giúp thuốc bôi thẩm thấu vào tận lớp biểu bì, ngăn ngừa vùng tổn thương lan rộng.
Thuốc bôi ngoài
Thành phần: Tang bạch bì, mật ong, bí đao, thiên mã hồ...
Tác dụng: Làm mềm và loại bỏ vùng da bị bệnh, tái tạo tế bào dưới da, tăng cường sự đàn hồi của da, dưỡng da giúp da mịn màng khỏe mạnh như lúc chưa bị bệnh.
Thuốc uống điều trị bên trong
Việc điều trị bệnh viêm da cơ địa uống bên trong quyết định nhiều đến hiệu quả điều trị, thành phần gồm: Bồ công anh, tang bạch bì, kim ngân hoa, cùng 1 số dược liệu quý... Giúp giải độc tiêu viêm, tăng cường công năng khử độc của gan và thải độc của thận. Cơ thể thải loại hoàn toàn các loại độc tố sẽ giúp cho bệnh khỏi được trong thời gian dài, tránh tái phát.
Khi bệnh nhân có dấu hiệu của viêm da cơ địa nên đến cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám, hướng dẫn cách điều trị và chăm sóc da phù hợp, tránh để bệnh diễn biến phức tạp. Những thông tin cung cấp trong bài viết này chỉ mang tính tham khảo và không thể thay thế lời khuyên từ các bác sĩ hay dược sĩ trước khi quyết định dùng thuốc. Hy vọng qua bài viết bạn đã hiểu hơn về công dụng của thuốc cũng như một số lưu ý khi sử dụng thuốc để hỗ trợ điều trị bệnh viêm da cơ địa tốt hơn.