Bại não ở trẻ và những điều cha mẹ cần biết

Bại não là một trong những dạng tàn tật xảy ra ở trẻ em rất cao. Dấu hiệu nhận biết trẻ bại não và điều trị như thế nào cũng là vấn đề khiến các bậc cha mẹ vô cùng lo lắng. Do vậy, cha mẹ đóng vai trong rất quan trọng trong việc điều trị cũng như phòng ngừa bại não ở trẻ.

Bại não ở trẻ và những điều cha mẹ cần biết Bại não ở trẻ và những điều cha mẹ cần biết

Bại não là tình trạng một phần của bộ não bị tổn thương gây ra những bất thường về vận động, giác quan, hành vi và tâm thần, trong đó bại não gây ra rối loạn vận động gặp nhiều nhất (chiếm khoảng 70 – 80%). Trẻ mắc bại não dù do bất kỳ nguyên nhân nào cũng để lại những hậu quả không tốt đến cuộc sống của trẻ sau này. Khi não của trẻ bị tổn thương thì khả năng hồi phục lại vô cùng khó khăn. Tuy nhiên, nếu cha mẹ phát hiện sớm và kết hợp các phương pháp điều trị sẽ giúp cho trẻ phát triển tốt hơn.

Dấu hiệu bại não ở trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh bị bại não thường rất yếu hoặc mềm sau khi sinh nhất là các trường hợp như trẻ bị khó đẻ, đẻ bị ngạt trắng, ngạt tím, trẻ bị đẻ non tháng hoặc già tháng, trẻ đẻ bị thiếu cân, mổ đẻ...

Các dấu hiệu bại não ở trẻ thường xuất hiện sớm ở giai đoạn đứa trẻ trước 18 tháng tuổi. Cha mẹ là người đầu tiên nhận thất trẻ không phát triển kỹ năng vận động bình thường nên khi chăm sóc trẻ sơ sinh cần chú ý các dấu hiệu sau:

  • Trẻ không bú, không mút sữa, hay bị sặc sữa, đùn sữa ra ngoài, lè lưỡi hoặc rụt lưỡi vào trong
  • Những bé có đầu nhỏ, nhọn hoặc đầu to quá cỡ và ngày càng to ra, cùng với thóp và sọ giãn rộng.
  • Khuôn mặt trẻ bại não có dấu hiệu như mắt xếch, khuôn mặt tròn, lưỡi to và dày
  • Trẻ có dị dạng ở mắt, tai như mắt lác, sụp mi, dị dạng vành tai, rung giật nhãn cầu, biến dạng ở hộp sọ, dị dạng cột sống hay thoát vị tủy sống ...
  • Trẻ la hét, thường xuyên quấy khóc suốt đêm, ngủ li bì, khả năng linh hoạt kém, khi bị kích thích đau thì khóc rên, đáp ứng yếu ớt ...
vicare.vn-bai-nao-o-tre-va-nhung-dieu-cha-me-can-biet-body-1
Trẻ sơ sinh bị bại não thường rất yếu hoặc mềm sau khi sinh
  • Có dị tật hoặc không có chức năng ở tứ chi như chân tay mềm yếu, không cử động hoặc co quắp ở tư thế gập, xoay ra ngoài hoặc xoay ở trong, bàn tay nắm chặt, ngón tay cái gập khép chật lại.
  • Cổ trẻ bại não mềm rũ, lung yếu, cơ yếu, chậm ngẩng đầu, nâng tay, khả năng giữ thăng bằng kém, không giữ được ở tư thế sinh lý, bị co cứng, ưỡn lưng, ngửa cổ, xoắn vặn chi, gập lung, co cứng cơ, co cứng khớp hoặc co cứng hơn khi bị kích thích hoặc bế ở một tư thế cố định.

Với những trẻ lớn hơn, dấu hiệu dễ thấy ở trẻ bại não là dáng đi lệch, hai đầu gối chụp khép lại vào nhau cùng co cứng cơ. Hai bàn chân duỗi cứng, chỉ đứng trên các đầu ngón chân và đi bằng cả hai mũi chân. Khi đi không đi theo đường thẳng, đi xiêu vẹo, dễ bị ngã, đi không vững. So với trẻ cùng lứa tuổi thì trẻ bại não biết đi muộn, đi lạch bạch, có bàn chân phẳng, thờ ơ và không đáp ứng với tiếng động, tiếng gọi, nhận thức kém, không phân biết được người lại người quen, không biết biểu lộ cảm xúc, tình cảm, chậm nói, đến 3 tuổi vẫn chưa biết nói hết tất cả.

Nguyên nhân bại não ở trẻ

Bại não ở trẻ có rất nhiều nguyên nhân nhưng một số nguyên nhân dưới đây được biết đến gồm có:

Nguyên nhân xảy ra trong giai đoạn trước sinh

Nhiễm trùng trong giai đoạn mang thai như người mẹ nhiễm Rubella (sởi Đức), nhiễm trùng do siêu vi trùng nhẹ - virus cự bào và chứng nhiễm trùng do ký sinh trùng nhẹ - toxoplasmosis có thể gây ra tổn thương não của thai nhi và gây bại não về sau.

Thiếu oxy não: mới gần đây, ngạt trong quá trình sinh nở được các bác sĩ tin rằng là một trong các nguyên nhân của các trường hợp bại não. Tuy nhiên, nguyên nhân thiếu oxy chỉ chiếm khoảng 10% trong các nguyên nhân gây ra bại não.

Những đứa trẻ sinh non có nguy cơ bị xuất huyết não cao hơn những đứa trẻ sinh đủ tháng, gây tổn thương các tổ chức đang phát triển của não hoặc gây ra chứng nhuyễn hóa chất trắng quanh não thất. Theo thống kê tại Mỹ, mỗi năm có khoảng 50.000 trẻ sinh non, chưa được 1.5 kg. Trong số đó, có khoảng 85% trẻ còn sống thì có 5% - 15% trẻ bị mắc bại não, 25% - 30% trẻ mắc chứng rối loạn tâm thần ở tuổi đi học.

vicare.vn-bai-nao-o-tre-va-nhung-dieu-cha-me-can-biet-body-2
Những đứa trẻ sinh non có nguy cơ bị xuất huyết não rất cao

Nguyên nhân gây ra trong giai đoạn sau sinh

Các vấn đề về nhiễm trùng, trúng độc, chấn thương bên ngoài, ngạt nặng hay xuất huyết nội sọ cũng là các nguyên nhân có khả năng gây bại não ở trẻ.

Ngoài ra, cũng phải kể đến các nhân tố gây bại não ở trẻ như hội chứng suy hô hấp ở trẻ sơ sinh, viêm màng não, mất nước, vàng da, viêm phổi hít, xẹp phổi khiến não thiếu oxy, trẻ mới sinh sử dụng kháng sinh toàn thân thì có tỷ lệ mắc bại não khá cao.

Không đồng nhất nhóm máu Rh giữa mẹ và con

Không đồng nhất nhóm máu Rh là sự không tương hợp giữa nhóm máu của mẹ và nhóm máu của thai nhi, có thể gây ra những tổn thương cho não. Tuy nhiên, có thể ngăn ngừa bệnh bất đồng nhóm máu Rh bằng cách tiêm sản phẩm máu Rh immune globulin vào người mẹ mang nhóm máu Rh (–) ở tuần thai thứ 28 và tiêm nhắc lại sau sinh cho trẻ mang Rh (+).

vicare.vn-bai-nao-o-tre-va-nhung-dieu-cha-me-can-biet-body-3
Không đồng nhất nhóm máu Rh giữa mẹ và con có thể gây ra những tổn thương cho não của trẻ

Dị tật bẩm sinh khác ở trẻ

Những đứa trẻ có dị tật bẩm sinh về cấu trúc não, bệnh di truyền, nhiễm sắc thể bất thường hay những dị tật khác trên cơ thể cũng làm gia tăng nguy cơ mắc bại não ở trẻ.

Các cách điều trị cho trẻ bị bại não

Phương pháp châm cứu cho trẻ bị bại não

Châm cứu là phương pháp điều trị nhiều mặt bệnh liên quan đến hệ thần kinh, trong đó châm cứu cho trẻ bị bại não cũng khá hiệu quả. Châm cứu cho trẻ bị bại não nhằm tác động đến các huyệt, dưỡng khí, thông kinh lạc bằng thủy châm, điện châm kết hợp với xoa bóp bấm huyệt và giáo dục hòa nhập cho trẻ.

Thời gian điều trị phụ thuộc vào tình trạng cụ thể của mỗi bé. Mỗi đợt điều trị cách nhau 15 – 30 ngày, mỗi đợt chỉ kéo dài 1 tháng. Tuy nhiên, điều trị bằng châm cứu chỉ nên điều trị từ 3 – 4 đợt/ năm.

Chữa cho trẻ bại não bằng phương pháp vật lý trị liệu

Vật lý trị liệu là phương pháp được sử dụng phối hợp cùng phương pháp ghép tế bào gốc trong điều trị trẻ bị bại não. Tuy nhiên, khi vật lý trị liệu cho trẻ bại não cần lưu ý tiền hành dựa trên quy trình phát triển vận động của trẻ bị bại não. Khi điều trị cũng cần tiếp hành đồng thời sức chế tư thế dị thường ở trẻ và phát triển khả năng vận động các chi cho trẻ. Trong quá trình luyện tập vật lý trị liệu cần chú ý tập đối xứng cả hai bên để đảm bảo sự thăng bằng cơ thể cho trẻ. Trẻ bại não cần luyện tập liên tục và tăng thêm cường độ để đạt hiệu quả nhanh.

Cấy ghép tế bào gốc điều trị cho trẻ bại não

Hiện nay, ghép tế bào gốc điều trị bại não đã được ứng dụng và bắt đầu cho thấy hiệu quả. Ghép tế bào gốc giúp phục hồi các tế bào não tại bùng bị khuyết tật. Phần lớn, bệnh nhân đã có sự cải thiện các triệu chứng về thể chất và chức năng vận động sau 1 – 2 lần ghép, tình trạng tiếp tục được cải thiện sau 6 – 12 tháng.

vicare.vn-bai-nao-o-tre-va-nhung-dieu-cha-me-can-biet-body-4
Ghép tế bào gốc mang lại cơ hội cho trẻ bại não

Ghép tế bào gốc có thể được sử dụng cho trẻ bị bại não mà nguyên nhân gây ra là do thiếu oxy não, di chứng viêm não, vàng da nhân xảy ra trong thời kỳ sơ sinh, viêm màng não, xuất huyết não ... Các trường hợp bại não do các bệnh di truyền hay chưa rõ nguyên nhân thì phương pháp cấy ghép tế bào không chưa mang đến hiệu quả cho trẻ bệnh.

Theo các nghiên cứu của các chuyên gia, các tế bào mới sau khi ghép di chuyển lên não và tác động qua một số cơ chế khác nhau, cụ thể:

  • Các tế bào mới tiết ra các chất giúp điều hòa các phản ứng miễn dịch tại chỗ và chống lại quá trình đào thải
  • Ghép tế bào gốc tiết ra các chất giúp phát triển tế bào thần kinh và bảo vệ thần kinh
  • Các tế bào mới biệt hóa thành các tế bào thần kinh đệm giúp tăng khả năng dẫn truyền các tín hiệu thần kinh
  • Các tế bào mới biệt hóa thành các nơron thần kinh và tương tác với các tế bào gốc thần kinh tại chỗ, kích thích các tế bào gốc thần kinh tăng sinh.

Phòng tránh bại não ở trẻ

Cách tốt nhất để phòng tránh bại não ở trẻ là các bà mẹ nên hạn chế nguy cơ mắc các bệnh nhiễm khuẩn, hạn chế sử dụng các chất gây nghiện, chất kích thích như bia rượu. Trong quá trình mang thai, nên cải thiện điều kiện sống, môi trường trong sạch, tránh tiếp xúc với các chất độc hại như chì, thủy ngân để chống nhiễm độc cho thai nhi.

Trẻ sau sinh cần thực hiện tốt lịch tiêm chủng để phòng các bệnh viêm não, viêm màng não, phòng tránh các tai nạn trong cuộc sống của trẻ như chấn thương sọ não, ngạt nước, sốt cao ...

Xem thêm:

  • Bệnh bại não ở trẻ nhỏ: Dấu hiệu nhận biết, nguyên nhân, cách điều trị
  • Những điều cần biết về bệnh bại não trẻ em
  • Hồi sinh kỳ diệu - Nhiều ca chữa trị bại não thành công tại Vinmec