Bác thông tin rau mùi ta làm lành các vết lở loét của người nhiễm HIV

Những người bị nhiễm HIV thường hay mắc các bệnh ngoài da do các loại nấm gây ra như lở loét, mụn nhọt... do sức đề kháng và hệ miễn dịch suy giảm. Nhiều người bệnh đã áp dụng những bài thuốc "hoang tưởng" để tự chữa cho mình.

Bác thông tin rau mùi ta làm lành các vết lở loét của người nhiễm HIV Bác thông tin rau mùi ta làm lành các vết lở loét của người nhiễm HIV

Những người bị nhiễm HIV thường hay mắc các bệnh ngoài da do các loại nấm gây ra như lở loét, mụn nhọt... do sức đề kháng và hệ miễn dịch suy giảm. Nhiều người bệnh đã áp dụng những bài thuốc "hoang tưởng" để tự chữa cho mình.

Chữa bệnh lở loét bằng rau mùi ta?

Lần theo những địa chỉ được cung cấp, chúng tôi tìm tới nhà anh T.V.H. (ngụ quận Thủ Đức, TP.HCM), một người nhiễm HIV bị lở loét khắp người. Phải mất một thời gian thuyết phục anh H. mới đồng ý tiếp chuyện chúng tôi. Dù vậy, ánh mắt anh vẫn không giấu được sự e dè, ngần ngại.

Anh cho biết: “Tôi đã sống chung cùng căn bệnh thế kỷ hơn 3 năm nay, khi bị các nốt lở xuất hiện trên người, tôi đã dò hỏi và biết rau mùi ta có thể trị được căn bệnh này. Cách mà tôi hay áp dụng là đem rau mùi ta dã nát, vắt lấy nước, hòa thêm một ít muối rồi ngậm khoảng 5 phút, mỗi ngày ngậm 2-3 lần. Sau đó dùng xác đắp lên những vết lở trên người. Ngoài ra tôi còn lấy rau mùi ta cùng với một ít lá chanh đem rửa sạch rồi nhai”.

vicare.vn-bac-thong-tin-rau-mui-ta-lam-lanh-cac-vet-lo-loet-cua-nguoi-nhiem-hiv-body-1
Ảnh minh họa.

Cũng theo anh H., rau mùi ta rất dễ trồng và được bày bán khắp các chợ, giá cả lại rẻ nên không phải mất nhiều công sức và tiền bạc cho phương thuốc này. Chắc là phải mất nhiều thời gian nhưng tôi tin khi dùng lâu rau mùi ta sẽ trị được bệnh ngoài da trên cơ thể mình.

Khác với anh H., chị T.T.M.D. (ngụ tại quận 7), bị bệnh HIV nhiều tháng nay cho chúng tôi biết: “Tôi không bị lở ngoài da nhưng lại bị lở trong miệng, đã nhiều tháng nay tôi mua rau mùi ta về giã nát, vắt lấy nước hòa thêm muối, đôi khi còn hòa thêm một ít rượu trắng để tăng khả năng sát khuẩn rồi ngậm nhiều lần trong ngày. Còn cách khác nữa là tôi đem rau mùi ta phơi khô, rang lên sau đó tán thành bột hòa với nước uống. Căn bệnh lở này nó lan nhanh lắm, tôi ngậm thuốc hoài mà thấy vẫn không bớt được. Nhiều lúc cơm không nuốt nổi vì miệng nóng, đau nhức, và suốt đêm không ngủ vì bị bệnh tật hoành hành”.

Chị D. còn chia sẻ thêm: “Tuổi trẻ tôi ham chơi nên giờ phải hối hận cả đời vì căn bệnh thế kỉ. Lúc nào mắc bệnh nặng tôi mới nhờ người đưa đi khám còn nếu bệnh nhẹ thì tôi tự tìm cách điều trị hoặc nhờ người mua thuốc cho, ít khi tôi tìm đến bệnh viện vì những mặc cảm của bản thân”.

Anh D.H.S. (ngụ tại quận 8), bị nhiễm căn bệnh thế kỷ cho biết: “Tôi đã dùng rau mùi ta để chữa bệnh lở miệng từ lâu rồi. Phương pháp đơn giản là lấy một ít lá chanh, một ít rau mùi ta giã nát, vắt lấy nước rồi cho thêm ít muối hột, sau khi hòa tan thì uống 3 lần trên ngày sau mỗi bữa ăn. Sau khi dùng loại thuốc này tôi thấy bệnh tình cũng có phần thuyên giảm”.

Anh S. còn cho biết: “Rau mùi ta rất mát, lại có mùi thơm nên rất dễ dùng. Không những tôi mà còn nhiều bạn bè khác cũng dùng nó để chữa bệnh. Do sức đề kháng của chúng tôi yếu nên lâu khỏi bệnh nhưng tôi tin nếu áp dụng phương pháp này lâu dài sẽ mang lại hiệu quả”.

Không nên áp dụng

Theo các chuyên gia y tế tại TP.HCM, người nhiễm HIV thường có hệ miễn dịch và sức đề kháng bị suy giảm trầm trọng cho nên ở những người bị nhiễm HIV, các loại nấm, vi khuẩn kí sinh có hại dễ phát sinh và lây lan hơn những người bình thường. Bởi vậy, nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm đặc biệt là các bệnh ngoài da như viêm, lở loét, ghẻ ở người bị nhiễm HIV rất cao.

vicare.vn-bac-thong-tin-rau-mui-ta-lam-lanh-cac-vet-lo-loet-cua-nguoi-nhiem-hiv-body-2

Biểu hiện lâm sàng của nhiễm trùng da ở người bị nhiễm HIV rất đa dạng và phức tạp như chốc, nhọt đầu đinh, ban đỏ, mụn nước kèm theo đau nhức ở vùng ngoài da nơi vi khuẩn gây bệnh. Sau đó xuất hiện các mụn mủ, khi mụn mủ vỡ thường có chất lỏng mang theo nhiều vi khuẩn nguy hiểm. Ở người bị nhiễm HIV, vi khuẩn thường tập trung gây bệnh ở nách, bẹn, môi, miệng và những vùng kín khác trên cơ thể.

Theo một số nghiên cứu y tế gần đây thì các loại vi khuẩn gây bệnh ngoài da thường gặp nhất ở người đã nhiễm HIV là Varicella-zoster, Cytomegalovirus, trực khuẩn xanh và tụ cầu vàng. Ngoài ra còn hàng trăm các loại vi khuẩn khác nữa cũng có khả năng gây bệnh cao như vi khuẩn lao, papilloma virus, Epstein Bar virus, candida...

Bác sĩ Nguyễn Thị Thủy, chuyên gia về sức khỏe tại TP.HCM, Bệnh viện Nguyễn Tri Phương, cho biết: “Các bệnh ngoài da thường gặp ở người nhiễm HIV là bệnh zona, Sùi mào gà, mụn cóc, bệnh mụn rộp, giời leo... Nếu muốn phòng các bệnh này người bị nhiễm HIV phải vệ sinh da sạch sẽ, phải thường xuyên tắm gội. Tuy nhiên, không nên dùng các loại xà phòng có thuộc tính tẩy cao hoặc những loại xà phòng đã từng gây dị ứng cho da. Ngoài ra cần phải sống và sinh hoạt trong một môi trường sạch sẽ, ít bụi, khi làm việc ngoài trời nên bịt khẩu trang, đeo bao tay để bảo vệ làn da khỏi ánh nắng trực tiếp cùng khí hậu độc hại”.

“Không mặc quần áo chung, không dùng chung khăn và một số đồ dùng khác để tránh bị lây bệnh và truyền bệnh cho những người xung quanh. Đặc biệt, không nên dùng rau mùi ta hay bất kỳ loại rau nào khác để chữa trị bệnh viêm loét da. Tuy chỉ là những căn bệnh ngoài da nhưng chúng có căn nguyên từ trong cơ thể, trong mạch máu mỗi người chứ không phải là chuyện đơn giản. Phải biết tự nâng cao ý thức, tự bảo vệ bản thân bằng những phương pháp hợp lý, có cơ sở khoa học chứ không nên tự chảy chữa theo những tin đồn để ồi phải chuốc lấy những hậu quả đau lòng”, bác sĩ Thủy nói thêm.

Nhiều bác sĩ cho biết thời gian qua họ chưa tiếp nhận bệnh nhân nhiễm HIV nào gặp biến chứng do tự chữa bằng rau mùi ta. Tuy nhiên, các bác sỹ cũng đưa ra lời khuyên người bệnh không nên tự chữa bệnh một cách tự phát như vậy vì đó là cách làm thiếu khoa học và dễ mang lại hậu quả nghiêm trọng. Không chỉ riêng những người bị nhiễm HIV mà kể cả những người bình thường, khi đã mắc các chứng bệnh ngoài da, cách tốt nhất là nên đưa bệnh nhân đi bệnh viện hoặc các cơ sở y tế để được khám và điều trị một cách có hiệu quả và có cơ sở khoa học theo hướng dẫn của các bác sĩ.

Không nên e dè, mặc cảm và càng không nên tự chữa trị cho mình theo những phương pháp tự phát. Những bài thuốc “tự phát”, “tự chế” mà mọi người thường đồn đại và làm theo đôi khi vẫn có tác dụng nhưng đôi khi lại không phù hợp với cơ địa của từng người nên dễ gây ra các phản ứng phụ. Hơn nữa, khi sử dụng thuốc “tự chế” mọi người không có chế độ ăn uống, kiêng dè hợp lý nên thuốc đã phản tác dụng hoặc trở nên vô dụng.

Theo nghiên cứu của Đông y thì rau mùi ta có vị cay, tính ẩm, không độc, từ xưa trong dân gian đã lưu truyền nhiều bài thuốc để trị các chứng mụn độc, lở loét, giúp thông đại tiểu tiện, tiêu đờm... Đặc biệt, nó rất hữu hiệu trong việc trị bệnh tiêu chảy, kiết lị, làm tăng sữa ở phụ nữ trong thời kì sinh đẻ. Gần đây, PV còn nghe thêm thông tin rau mùi ta có thể chữa được bệnh lở loét ở những người bị nhiễm HIV. Tuy nhiên, thông tin trên chỉ là những lời đồn thổi vô căn cứ.

Theo Công Lý & Xã Hội