Bác sĩ Từ Dũ khuyên: Hãy bổ sung axit folic trước khi mang thai ít nhất 3 tháng

Bổ sung axit folic trước khi mang thai là một trong những vô cùng điều cần thiết để bảo vệ sức khỏe cho cả bé và mẹ. Phụ nữ có kế hoạch mang thai cần bắt đầu uống axit folic càng sớm càng tốt (tốt nhất là trước khi thụ thai) để ngăn ngừa dị tật ống thần kinh ở thai nhi.

Bác sĩ Từ Dũ khuyên: Hãy bổ sung axit folic trước khi mang thai ít nhất 3 tháng Bác sĩ Từ Dũ khuyên: Hãy bổ sung axit folic trước khi mang thai ít nhất 3 tháng

Bổ sung axit folic trước khi mang thai là một trong những vô cùng điều cần thiết để bảo vệ sức khỏe cho cả bé và mẹ. Phụ nữ có kế hoạch mang thai cần bắt đầu uống axit folic càng sớm càng tốt (tốt nhất là trước khi thụ thai) để ngăn ngừa dị tật ống thần kinh ở thai nhi.

Axit folic có tác dụng gì?

Axit folic (hay Folate) là một vitamin B thiết yếu hòa tan trong nước, chất dinh dưỡng có tự nhiên trong thực phẩm. Ở dạng tổng hợp, trong thực phẩm bổ sung hoặc tăng cường, chất dinh dưỡng này được gọi là axit folic. Tác dụng của axit folic là giúp cơ thể bạn sản xuất và duy trì các tế bào mới và đồng thời giúp ngăn ngừa những thay đổi ở DNA có thể dẫn đến ung thư.

Axit folic giúp các mô và tế bào của chúng ta phát triển và hoạt động, do đó, nó là một chất dinh dưỡng trọng trong những giai đoạn tăng trưởng nhanh như khi mang thai, trẻ nhỏ, thanh thiếu niên. Đối với trẻ sơ sinh, axit folic đóng vai trò hỗ trợ sự phát triển trí não của bé.

vicare.vn-bac-si-tu-du-khuyen-hay-bo-sung-axit-folic-truoc-khi-mang-thai-it-nhat-3-thang1

Axit folic được sử dụng như một loại thuốc điều trị chứng thiếu axit folic và một số loại bệnh thiếu máu (thiếu các tế bào hồng cầu) gây ra do thiếu hụt axit folic. Axit folic đôi khi được dùng kết hợp với các thuốc khác để điều trị bệnh thiếu máu ác tính. Tuy nhiên thuốc không thể điều trị bệnh thiếu vitamin B12 và không ngăn chặn chứng tổn thương tủy sống có thể xảy ra.

Axit folic giúp duy trì mức homocysteine ở mức độ kiểm soát bằng cách chuyển đổi homocysteine thành methionine. Thiếu hụt axit folic sẽ khiến hàm lượng homocysteine tăng cao trong máu, làm gia tăng nguy cơ xơ vữa động mạch, tắc nghẽn mạch máu, tai biến mạch máu não, và các chứng nguy hiểm khác.

Axit folic đóng một vai trò quan trọng trong việc duy trì hồng cầu và giúp hỗ trợ một hệ thống thần kinh khỏe mạnh. Sử dụng axit folic theo đúng liều lượng trước và trong giai đoạn sớm của thai kỳ sẽ hạn chế được 70% các trường hợp dị tật ống thần kinh. Ngoài ra, axit folic còn giúp ngăn ngừa các dị tật bẩm sinh khác như sứt môi, chẻ vòm và các dị tật ở tim và chân tay.

Hãy bổ sung axit folic trước khi mang thai ít nhất 3 tháng

Axit folic còn được gọi là vitamin B9, là một loại vitamin vô cùng quan trọng trong quá trình phát triển của thai nhi. Axit folic đảm bảo sự phát triển bình thường của xương sống, não bộ và hộp sọ của thai nhi.

Quan trọng nhất là thời kỳ đầu: từ tháng 1 đến tháng 4 của thai kỳ. Ngoài ra, axit folic cũng đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành DNA và sinh trưởng tế bào, góp phần trong việc sản xuất tế bào máu khi kết hợp với Vitamin B12.

TS. BS Lê Thị Thu Hà, Khoa sản M - Bệnh viện Từ Dũ đưa ra lời khuyên cho các chị em: “Axit folic giúp phòng dị tật bẩm sinh, nhất là dị tật ống thần kinh - bộ phận hình thành rất sớm, thậm chí ngay khi người phụ nữ chưa nhận biết mình mang thai, vì vậy, việc bổ sung sắt và axit folic nên được làm ngay khi bạn có kế hoạch có em bé”.

Trên thực tế, bạn thường không tính trước được là 2 tháng hay 3 tháng thì bạn sẽ mang thai. Cho nên các chuyên gia y tế cũng khuyên chị em phụ nữ nên bổ sung 400 mcg axit folic mỗi ngày trước khi mang thai có thể là vài tháng, thậm chí là một năm. Những chị em bị thiếu axit folic thông qua xét nghiệm, có thể được khuyến cáo sử dụng tới 600 mcg acid folic hàng ngày.

Mỗi người sẽ cần một lượng acid folic trong cơ thể khác nhau, vì vậy liều lượng thuốc bổ sung acid folic cho mỗi người sẽ không giống nhau. Bạn cần xem xét lượng acid folic trong thuốc bạn đang dùng có đủ hàm lượng hay không, nếu không có thể đổi thuốc. Bạn nên dùng những loại thuốc được bác sĩ khuyên dùng, khi có bất kỳ thắc mắc hay vấn đề gì bạn cần hỏi bác sĩ ngay để được tư vấn kỹ càng.

3 địa chỉ uy tín dành cho bà bầu vượt cạn tại Hà Nội

Bạn cần nhớ rằng không sử dụng quá liều 1000 mcg acid folic mỗi ngày nếu không được thầy thuốc chỉ định. Bản thân việc sử dụng quá liều acid folic sẽ gây ra những bất lợi cho bà bầu liên quan đến vấn đề thần kinh. Đặc biệt, việc thiếu vitamin B12 do sử dụng acid folic liều cao sẽ rất khó xác định, dẫn đến việc không kịp thời bổ sung vitamin B12, gây nên tình trạng thiếu máu nguyên hồng cầu khổng lồ, rối loạn dẫn truyền thần kinh.

10 loại thực phẩm chứa nhiều axit folic

Bên cạnh phương pháp bổ sung bằng thuốc, chị em có thể ăn uống các loại thực phẩm chứa nhiều axit folic.

1. Măng tây

Măng tây là thức ăn có chứa hàm lượng axit folic cao nhất, khoảng 5 cây măng tây có chứa 1.000mcg axit folic. Nhưng khi nấu măng tây, không nên nấu quá lâu, tránh làm tổn thất nguồn axit folic quý giá.

2. Rau chân vịt

Hàm lượng axit folic của rau chân vịt cũng rất cao, là loại rau nổi bật trong số các loại rau xanh sẫm màu. Loại rau này cũng chứa hàm lượng chất sắt phong phú, là một trong những loại rau lành mạnh thích hợp để các thai phụ ăn nhiều.

3. Súp lơ

Súp lơ đứng ngay sau măng tây và rau chân vịt, là một trong những loại rau xanh chứa nhiều axit folic nhất. Nó còn chứa hàm lượng chất xơ phong phú, có thể làm giảm táo bón hiệu quả.

4. Lòng đỏ trứng

Vitamin trong trứng gà chủ yếu tập trung ở lòng đỏ, như axit folic, vitamin A, vitamin D... Nó còn chứa rất nhiều chất sắt, vì vậy đây cũng là nguồn thức ăn tốt để thai phụ bổ sung dinh dưỡng.

5. Đậu tương

Các loại đậu cũng có chứa axit folic cao trong đó hàm lượng của đậu tương là cao nhất. Đậu tương có rất nhiều chế phẩm, như sữa đậu nành, đậu phụ, đậu phụ khô.

6. Khoai tây

Khoai tây thuộc loại thân rễ, ngoài axit folic nó còn chứa khoáng chất kẽm thúc đẩy sự phát triển dây thần kinh não của thai nhi, cũng là loại thức ăn thai phụ có thể ăn nhiều.

ngũ cốc nguyên hạt

7. Ngũ cốc thô

Ngũ cốc chưa qua tinh chế còn giữ nguyên hàm lượng axit folic. Dùng ngũ cốc là món ăn chính, không những có thể tăng lượng hấp thu axit folic, mà còn có thể hấp thu được nhiều chất xơ và một số dưỡng chất khác như các vitamin...

8. Gan động vật

Gan động vật có chứa axit folic, ngày thường có thể ăn một lượng gan động vật thích hợp, nhưng không nên ăn nhiều, vì gan động vật giàu vitamin A, hấp thu quá nhiều sẽ gây những ảnh hưởng không tốt cho cả mẹ và thai nhi.

9. Cam

Cam là loại hoa quả có giá trị dinh dưỡng rất cao, đồng thời cũng chứa rất nhiều axit folic. Ngoài ra, chất xơ phong phú của quả cam còn có thể làm giảm táo bón hiệu quả. Đây là loại hoa quả thai phụ có thể ăn nhiều.

10. Sữa

Sữa là thức uống bổ sung dinh dưỡng rất lý tưởng, ngoài axit folic, sữa còn chứa rất nhiều protein và canxi. Uống sữa có thể hấp thu được rất nhiều chất dinh dưỡng quan trọng một cách thuận tiện và hữu hiệu cho thai phụ và thai nhi.

Xem thêm :

  • Nhận biết dấu hiệu thừa sắt ở bà bầu
  • Vì sao khi mang bầu mẹ nào cũng được khuyên cần bổ sung sắt, kẽm?
  • Tại sao bà bầu bị thiếu sắt?