Bác sĩ ơi: Viêm amidan mạn tính có nên cắt không?

Nhiều người hay bị viêm amidan tái đi tái lại rất mệt và khó chịu nên họ thường nghĩ đến việc cắt amidan. Tuy nhiên có phải ai bị viêm amidan mãn tính cũng nên cắt? Cùng HoiBenh tìm hiểu câu trả lời trong bài viết dưới đây.

Bác sĩ ơi: Viêm amidan mạn tính có nên cắt không? Bác sĩ ơi: Viêm amidan mạn tính có nên cắt không?

Nhiều người hay bị viêm amidan tái đi tái lại rất mệt và khó chịu nên họ thường nghĩ đến việc cắt amidan. Tuy nhiên có phải ai bị viêm amidan mãn tính cũng nên cắt?

1. Vai trò của amidan

Amidan là một tổ chức lympho tập trung thành đám nằm ở hai bên thành họng tạo thành vòng bạch huyết Waldayer bao gồm amidan vòm họng (VA - Vegetaion Adenoide), amidan khẩu cái và amidan đáy lưỡi. Khi nói amidan tức là nói đến amidan khẩu cái.

Amidan là những khối mô màu hồng hình ô van ở cả hai phía của họng. Nó nằm ở ngã tư giữa đường ăn và đường thở và có thể lớn nhỏ khác nhau tùy người, chứ không có kích thước chuẩn cho tất cả. Khi dùng đèn chiếu, ta có thể nhìn thấy 2 amidan khẩu cái ở phía sau họng. Đè lưỡi xuống có thể giúp nhìn thấy amidan rõ hơn nhưng động tác này có thể khiến nhiều người bệnh nôn ọe.

Khi bị viêm amiđan, nếu không có cách ngăn chặn, sẽ dễ dàng trở thành đòn bẩy cho nhiều bệnh chứng khác nghiêm trọng hơn có cơ hội phát tán.

2. Khi bị viêm amidan mãn tính có nên cắt?

Lúc bình thường, amidan có vai trò nhất định trong cơ chế miễn dịch. Nhưng khi đã bị viêm mạn tính, nó mất chức năng đó và biến thành một ổ viêm thường trực, gây viêm tái phát thường xuyên và có thể gây ra một số biến chứng:

  • Biến chứng tại chỗ: Áp xe amidan, viêm tấy, áp xe quanh amidan.
  • Biến chứng gần: Viêm thanh - khí phế quản, viêm mũi xoang, viêm tai giữa, viêm tấy hạch dưới hàm, viêm tấy áp xe thành bên họng.
vicare.vn-bac-si-oi-viem-amidan-man-tinh-co-nen-cat-khong-body-1
  • Biến chứng xa: Viêm thận, khớp, viêm tim, nhiễm khuẩn huyết.
  • Biến chứng toàn thân: Hội chứng ngừng thở khi ngủ (ở trẻ nhỏ), amidan quá phát gây khó nuốt, khó thở, khó phát âm.

Nên cắt amidan khi bị viêm tái phát nhiều lần trong năm (khoảng trên 5 lần/năm) hoặc khi nó gây ra các biến chứng kể trên.

Chỉ định cắt amidan chỉ được đưa ra bởi các bác sĩ chuyên khoa sau khi đã thăm khám cẩn thận trường hợp của người bệnh.

Hiện nay có nhiều phương pháp khác nhau để cắt amidan, trong đó cắt bằng Coblator cũng là phương pháp cắt triệt để lấy toàn bộ khối amidan và khắc phục được một số nhược điểm của các phương pháp khác như đỡ đau, đỡ tổn thương mô lành, hạn chế chảy máu...

3. Những trường hợp chống chỉ định với phẫu thuật cắt amidan

3.1. Chống chỉ định tuyệt đối

  • Khi có các hội chứng chảy máu như: bệnh ưa chảy máu, rối loạn đông máu.
  • Mắc các bệnh về tim mạch như: suy tim, suy thận (giai đoạn mất bù), cao huyết áp.

Nếu mắc phải một trong số các bệnh hay hội chứng kể trên thì tuyệt đối không được phẫu thuật cắt amidan.

3.2. Chống chỉ định tương đối

  • Những trường hợp đang có viêm họng cấp tính hay đang có biến chứng áp xe amidan.
  • Khi người bệnh đang có viêm - nhiễm khuẩn cấp tính như: viêm mũi, viêm xoang.
  • Người đang có viêm - nhiễm virus cấp tính như: cúm, sởi, ho gà, bại liệt, sốt xuất huyết...
  • Khi đang bị biến chứng do viêm amidan như: viêm thận cấp, thấp khớp cấp... Với những trường hợp này cần phải điều trị ổn định, hết đợt cấp mới được cắt amidan.
  • Người đang có bệnh mạn tính chưa ổn định như: đái tháo đường, viêm gan, lao, bệnh giang mai... Với những trường hợp này cần phải điều trị cho bệnh ổn định, sau đó mới có thể tiến hành phẫu thuật cắt amidan.
  • Với trẻ em gái và phụ nữ khi đang trong thời kỳ kinh nguyệt cũng không được tiến hành phẫu thuật cắt amidan. Cần phải đợi sau khi sạch kinh mới có thể tiến hành phẫu thuật.
  • Trẻ nhỏ dưới 5 tuổi.
  • Ngoài ra, cần thận trọng với các trường: trẻ đang sử dụng các thuốc nội tiết, hoặc thuốc giảm đau trước đó, trẻ đang trong đợt tiêm chủng.

Tóm lại, khi đang mắc một trong các bệnh viêm nhiễm cấp tính, hay đợt cấp tính của bệnh mạn tính, thì cần phải điều trị ổn định, sau đó mới có thể tiến hành phẫu thuật cắt amidan.

Như vậy viêm amidan mãn tính chỉ nên cắt khi nó thực sự trở thành một lò viêm gây hại cho cơ thể. Và khi cắt amidan phải đảm bảo các yêu cầu sau: các bé từ 5 tuổi trở lên, nằm trong các trường hợp được chỉ định cắt amidan, đồng thời không nằm trong các trường hợp chống chỉ định tuyệt đối cũng như chống chỉ định tương đối.

vicare.vn-bac-si-oi-viem-amidan-man-tinh-co-nen-cat-khong-body-2

4. Biện pháp phòng ngừa dành cho các trường hợp viêm amidan

Dưới đây là thông tin về một số biện pháp tương đối đơn giản để giảm tình trạng viêm amidan:

  • Ngâm chân bằng nước nóng: Sau cả ngày làm việc trong phòng máy lạnh, trên cánh đồng ngập nước hay dưới trời mưa tầm tã... nên ngâm chân trong nước nóng khoảng 10 phút. Cảm giác lạnh ở lòng bàn chân kéo theo giảm thân nhiệt chính là điều kiện thuận tiện để vi khuẩn có trong vòm miệng được dịp bùng phát.
  • Giữ sạch ống tai: Điều trị dứt điểm bệnh viêm tai giữa vì tai - mũi - họng bao giờ cũng trong thế môi hở răng lạnh. Chỗ này bội nhiễm thì chỗ lân cận sớm muộn cũng viêm tấy.
  • Chữa sâu răng càng sớm càng tốt: Nuôi vi khuẩn trong kẽ răng, trên nướu răng thì amidan nay sưng mủ, mai sưng tấy cũng là sự thường.
  • Thanh trùng vùng hầu họng vài lần trong ngày bằng dung dịch không gây kích ứng niêm mạc như trà pha chút mật ong hoặc súc miệng bằng nước trà.
  • Giữ ấm vùng cổ (vùng yết hầu), nhất là khi trở trời, bằng cách quấn khăn quanh cổ, kể cả trong lúc ngủ.

Amidan có vai trò nhất định trong hệ miễn dịch của cơ thể, chỉ trong những trường hợp bất khả kháng như khi bị viêm amidan mãn tính mà các phương pháp điều trị khác không thể giải quyết mới tính đến việc cắt amidan. Tuy nhiên cắt amidan cũng là một phẫu thuật cho nên cũng có các tiềm ẩn tai biến cần phải tham vấn ý kiến bác sĩ rất kỹ trước khi thực hiện biện pháp này.

Xem thêm:

  • Bệnh viêm amidan có di truyền không?
  • Viêm họng, viêm amidan và viêm họng liên cầu khuẩn là gì?