Bác sĩ ơi: Rối loạn tiền đình có di truyền không?
Rối loạn tiền đình là một hội chứng thường gặp và bao gồm nhiều triệu chứng khác nhau. Lứa tuổi trưởng thành thường mắc hội chứng này với tỉ lệ cao nhất và đối tượng lao động trí óc là đối tượng đang có xu hướng gia tăng. Bài tư vấn sau đây sẽ giúp bệnh nhân giải đáp được câu hỏi rối loạn tiền đình có di truyền không?
Bác sĩ ơi: Rối loạn tiền đình có di truyền không?
Rối loạn tiền đình là một hội chứng thường gặp và bao gồm nhiều triệu chứng khác nhau. Lứa tuổi trưởng thành thường mắc hội chứng này với tỉ lệ cao nhất và đối tượng lao động trí óc là đối tượng đang có xu hướng gia tăng. Bài tư vấn sau đây sẽ giúp bệnh nhân giải đáp được câu hỏi rối loạn tiền đình có di truyền không?
Hội chứng rối loạn tiền đình
Tiền đình là một hệ thống thuộc hệ thần kinh nằm ở phía sau hai bên của ốc tai. Vai trò quan trọng là giữ thăng bằng cho cơ thể, duy trì tư thế, dáng bộ, phối hợp cử động mắt, đầu và thân mình. Ở đây, các tín hiệu âm thanh được chuyển từ dạng cơ học sang dạng xung thần kinh để dẫn truyền theo dây thần kinh thính giác truyền về não.
Hầu hết người bệnh bị rối loạn tiền đình luôn có triệu chứng chính là chóng mặt, hoa mắt, không làm chủ được tư thế, choáng váng, đứng lên, ngồi xuống khó khăn, nhất là khi xoay người thay đổi tư thế (nghiêng sang trái, sang phải) hoặc bước đi rất khó khăn vì loạng choạng rất dễ ngã.
Bên cạnh đó có triệu chứng buồn nôn hoặc nôn thực sự. Có thể có đau đầu, tê chân và không tập trung, chóng quên. Nhịp tim, nhịp thở nhanh, hồi hộp, đánh trống ngực, nếu do tăng huyết áp, chỉ số huyết áp sẽ cao hơn, nếu nguyên nhân do huyết áp thấp, chỉ số huyết áp sẽ thấp hơn. Một số trường hợp nặng có đau đầu nhiều, tay chân tê, run rẩy...
Rối loạn tiền đình có nguy hiểm không?
Rối loạn tiền đình có thể xuất hiện trong một vài ngày rồi hết nhưng có thể kéo dài và hay tái phát.
- Rối loạn tiền đình không chỉ gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sinh hoạt, công việc làm giảm chất lượng cuộc sống do mệt mỏi, hoa mắt chóng mặt, run rẩy, tê bì tay chân, mắt mờ mà còn có thể gây ra biến chứng, thậm chí nguy hiểm.
- Trong cơn bệnh nếu cố gắng đi lại có thể ngã, gây chấn thương xây xước da, chảy máu, thậm chí gãy chân tay, chấn thương sọ não (ngã cầu thang)...
- Biến chứng nguy hiểm nhất là có thể gây đột quỵ do máu lên não kém.
Để xác định chính xác rối loạn tiền đình cần đi khám bệnh. Bệnh nhân sẽ được đo điện não đồ, lưu huyết não hoặc làm các xét nghiệm hình ảnh như chụp X-quang, CT-Scanner hoặc phải sử dụng cộng hưởng từ (MRI), xét nghiệm mỡ máu nhằm mục đích xác định nguyên nhân, trên cơ sở đó để có phương hướng và chỉ định điều trị đúng, kịp thời tránh để xảy ra biến chứng.
Rối loạn tiền đình có di truyền không?
Hội chứng rối loạn tiền đình sẽ không di truyền từ đời trước đến đời sau. Về mặt di truyền, các chức năng tiền đình nếu bị rối loạn không phải do sự di truyền mà do tổn thương về cơ quan thần kinh trong đầu người.
Các tổn thương hệ thần kinh xảy ra do tác động từ bên ngoài như: hấp thụ nhiều chất hóa học không tốt, hay do bị các tác động lực lên đầu đặc biệt là ở khu vực tiền đình. Một số tình trạng khác khiến bệnh rối loạn tiền xuất hiện là do áp lực lên mạch máu tăng hoặc tình trạng thiếu lên não.
Nguyên nhân rối loạn tiền đình chủ yếu là do môi trường sống, không khí ô nhiễm. Hay những thay đổi thời tiết, áp lực, căng thẳng của công việc, cuộc sống hay học tập... cũng có thể là nguyên nhân gây ra bệnh. Ngoài ra, những người cao tuổi do rối loạn và suy yếu các chức năng bên trong não cũng gây ra rối loạn tiền đình. Nên nó không liên quan đến yếu tố di truyền. Các bạn có thể yên tâm là nếu gia đình của mình có ai đó hoặc chính bản thân bạn đang mắc phải bệnh. Nó hoàn toàn không di truyền cho các thế hệ sau.
Chữa rối loạn tiền đình như thế nào?
Hội chứng rối loạn tiền đình cần được điều trị đúng, dứt điểm để đề phòng bệnh tái phát và gây biến chứng.
- Người bệnh không nên tự chẩn đoán bệnh và tự mua thuốc để điều trị, bởi vì thuốc chống nôn do rối loạn tiền đình có nhiều loại, trong đó có loại có thể gây tác dụng phụ không tốt cho sức khỏe người bệnh, vì vậy cần có chỉ định và tư vấn của bác sĩ.
- Ngoài việc dùng thuốc, cần tập luyện thường xuyên, nhẹ nhàng đối với đốt sống cổ nhằm làm cho khí huyết lưu thông, không thiếu máu đi lên não, nhưng phải đúng động tác.
- Trong trường hợp người cao tuổi bị chóng mặt kèm theo nhức đầu đột ngột, sốt cao, mờ mắt, không nhìn rõ sự vật hoặc nhìn đôi (thấy 1 thành 2), mất thị lực, giảm thính giác, nên đi bệnh viện khám ngay.
- Cần tích cực điều trị các bệnh mạn tính (tăng huyết áp, huyết áp thấp, thoái hóa cột sống cổ, tăng mỡ máu...) theo đơn thuốc của bác sĩ khám bệnh cho mình.
- Việc ăn, uống cần kiêng khem đúng mức, không kiêng khem thái quá gây suy dinh dưỡng (bệnh rối loạn mỡ máu, xơ vữa động mạch, bệnh huyết áp...).
- Không nên lạm dụng rượu, bia và cần uống đủ lượng nước hàng ngày.
- Nên tắm rửa bằng nước ấm, trong buồng kín gió, vào mùa lạnh cần mặc ấm, ngủ trong phòng ấm, có đủ chăn, đệm, khi ra đường cần có khăn quàng cổ, áo, quần đủ ấm, chân, tay cần có tất.
- Cần vận động cơ thể một cách thường xuyên, tốt nhất là đi bộ mỗi ngày khoảng 60 phút chia làm 2 - 3 lần. Tuy vậy, không nên đi bộ vào lúc tiết trời trở lạnh hoặc nắng.
- Tránh ngồi quá lâu một vị trí (trước máy tính, TV, đọc sách, báo...).
Xem thêm:
- Chữa rối loạn tiền đình không dùng thuốc tại Vinmec Times City
- Phân biệt rối loạn tiền đình và rối loạn tuần hoàn não
- 5 dấu hiệu điển hình của bệnh rối loạn tiền đình