Bác sĩ ơi: Đau đầu ở vùng trán là bệnh gì?

Mỗi người đều có những cơn đau đầu trong đời, trong đó đau đầu vùng trán rất thường gặp. Vậy đau đầu ở vùng trán là bệnh gì? Nguyên nhân của nó là gì? Triệu chứng đau đầu ở vùng trán được mô tả như thế nào? Điều trị và cách phòng ngừa bệnh ra sao?

Bác sĩ ơi: Đau đầu ở vùng trán là bệnh gì? Bác sĩ ơi: Đau đầu ở vùng trán là bệnh gì?

Mỗi người đều có những cơn đau đầu trong đời, trong đó đau đầu vùng trán rất thường gặp. Vậy đau đầu ở vùng trán là bệnh gì? Nguyên nhân của nó là gì? Triệu chứng đau đầu ở vùng trán được mô tả như thế nào? Điều trị và cách phòng ngừa bệnh ra sao?

Đau đầu ở vùng trán là bệnh gì?

Hầu như tất cả mọi người đã bị đau đầu tại một số điểm trong cuộc sống. Đau đầu vùng trán là khi có cơn đau với mức độ từ nhẹ đến nặng ở trán hoặc thái dương. Hầu hết các cơn đau đầu vùng trán là do căng thẳng.

Loại đau đầu này thường xảy ra từng đợt xuất hiện rồi hết và được gọi là cơn đau đầu vùng trán. Nhưng đôi khi, đau đầu vùng trán có thể trở thành mãn tính. Viện Thần kinh và Rối loạn và Đột quỵ Quốc gia (NINDS) định nghĩa đau đầu mãn tính là một tình trạng đau đầu có số cơn hơn 14 lần mỗi tháng.

Đau đầu ở vùng trán được mô tả như thế nào?

Đau đầu vùng trán có cảm giác như có thứ gì đó ấn vào hai bên đầu, với cơn đau mức độ từ nhẹ đến trung bình. Một số người mô tả nó giống như một sợi dây buộc thắt chặt quanh đầu bạn. Đôi khi cơn đau có thể ở mức độ nghiêm trọng hơn.

Một số vùng trên cơ thể bạn có thể cảm thấy đau khi ấn, chẳng hạn như da đầu, và cơ vai, còn phần đầu còn lại thì thấy mơ hồ trống rỗng.

Nhức đầu vùng trán không gây buồn nôn và các triệu chứng khác của đau nửa đầu migraine. Đau đầu vùng trán cũng không bị ảnh hưởng bởi (nghĩa là KHÔNG xuất hiện sau những kích thích này):

  • Hoạt động thể chất
  • Tiếng ồn
  • Ánh sáng
  • Mùi
vicare.vn-bac-si-oi-dau-dau-o-vung-tran-la-benh-gi-body-1

Nguyên nhân của đau đầu ở vùng trán là gì?

Nhức đầu vùng trán có nhiều tác nhân có thể. Nhân tố kích thích thường gặp nhất là căng thẳng. Một số đau đầu dường như xuất hiện theo yếu tố gia đình- nên có thể thấy yếu tố di truyền cũng có liên quan. Các nhân tố kích hoạt khác có thể bao gồm:

  • Viêm xoang
  • Đau hàm hoặc cổ
  • Dị ứng
  • Mỏi mắt do sử dụng máy tính
  • Mất ngủ hoặc rối loạn giấc ngủ khác
  • Một số loại thực phẩm, chẳng hạn như thịt có nitrat
  • Rượu, đặc biệt là rượu vang đỏ
  • Mất nước
  • Trầm cảm và lo âu
  • Thời tiết thay đổi
  • Tư thế xấu
  • Sợ hãi

Các kiểu đau đầu vùng trán

Đau đầu vùng trán do căng thẳng

Nhức đầu căng thẳng có thể bắt đầu bằng một cơn đau ở trán hoặc thái dương.

Nhức đầu căng thẳng là loại đau đầu phổ biến nhất. Hầu hết mọi người sẽ trải nghiệm một lần theo thời gian.

Những cơn đau đầu này có các triệu chứng sau:

  • Đau âm ỉ, liên tục có thể cảm nhận được trong đầu
  • Đau thường bắt đầu ở trán, thái dương hoặc sau mắt
  • Đau quanh đầu, da đầu, mặt, cổ và vai
  • Cảm giác thắt chặt hoặc áp lực đè ép, như thể một vành đai đang được thắt chặt quanh đầu
vicare.vn-bac-si-oi-dau-dau-o-vung-tran-la-benh-gi-body-2

Mức độ nghiêm trọng của đau đầu căng thẳng có thể từ nhẹ đến nặng.

Chúng thường kéo dài từ 30 phút đến vài giờ nhưng có thể tồn tại trong nhiều ngày. Chúng cũng có thể xảy ra vào nhiều ngày trong vòng một tháng.

Nhức đầu căng thẳng thường được kích hoạt bởi căng thẳng, lo lắng hoặc trầm cảm. Chúng đôi khi được gây ra bởi sự mệt mỏi, tư thế không tốt hoặc các vấn đề về cơ xương ở vùng cổ.

Đau do đau đầu do căng thẳng thường có thể giảm khi dùng thuốc giảm đau không kê đơn (OTC), chẳng hạn như ibuprofen, acetaminophen hoặc aspirin. Sau đây cũng có thể hữu ích:

  • Massage
  • Vận động nhẹ nhàng cho vùng cổ
  • Tắm nước nóng
  • Đặt khăn nóng lên trán hoặc cổ

Gặp bác sĩ cho những cơn đau đầu dữ dội hoặc kéo dài. Nếu bạn có tình trạng đau đầu căng thẳng hơn 15 lần một tháng thì được coi là mãn tính, và bạn nên tham khảo ý kiến ​​bác sĩ. Các trường hợp mãn tính đôi khi được điều trị bằng amitriptyline.

Mỏi mắt

Căng mắt cũng có thể dẫn đến đau đầu vùng trán. Nhức đầu do căng mắt có thể cảm thấy tương tự như đau đầu do căng thẳng. Chúng thường được gây ra bởi tầm nhìn chưa được điều trị hoặc loạn thị ở một hoặc cả hai mắt.

Căng mắt có thể có một số nguyên nhân:

  • Công việc phải tập trung thị giác kéo dài, chẳng hạn như đọc hoặc sử dụng máy tính
  • Hoạt động tập trung trong thời gian dài
  • Căng thẳng
  • Tư thế không đúng

Những người bị đau đầu do căng mắt nên đi khám bác sĩ nhãn khoa để kiểm tra mắt. Nếu thị lực bị khiếm khuyết là nguyên nhân, một người có thể cần đeo kính hỗ trợ tật của mắt.

Những điều sau đây cũng có thể giúp giảm mỏi mắt:

  • Nghỉ giải lao từng đợt khi phải làm việc đòi hỏi tập trung thị giác dài
  • Thực hành tư thế tốt khi ngồi tại bàn làm việc: duỗi cổ, cánh tay và lưng
  • Sử dụng bộ lọc chống chói cho màn hình máy tính

Nhức đầu theo cụm cluster

Nhức đầu theo cụm cluster rất hiếm và có thể gây cơn đau đầu dữ dội. Đau thường được cảm nhận ở một bên đầu, thường quanh mắt, thái dương hoặc trán.

Những cơn đau đầu này thường bắt đầu mà không có cảnh báo, và chúng có thể kéo dài trong vài giờ. Một người có thể trải qua nhiều hơn một trong những cơn đau đầu này mỗi ngày.

Các triệu chứng khác của đau đầu theo cụm cluster bao gồm:

  • Cảm thấy bồn chồn
  • Chảy nước mũi
  • Nghẹt mũi
  • Sưng mắt hoặc chảy nước mắt

Đau đầu theo cụm cluster có thể biến mất trong nhiều tuần hoặc nhiều tháng. Chúng có xu hướng xảy ra ở một mốc thời gian và thường đánh thức bệnh nhân dậy.

Nguyên nhân của đau đầu theo cụm cluster chưa được hiểu rõ, nhưng nó thường xảy ra trong gia đình. Uống rượu và hút thuốc lá có thể kích hoạt cơn đau đầu từng cụm xuất hiện.

Những người bị đau đầu theo cụm cluster nên đến gặp bác sĩ. Lựa chọn điều trị bao gồm:

  • Sumatriptan
  • Thuốc chặn kênh can-xi
  • Corticosteroid
  • Topiramate
  • Melatonin
  • Liệu pháp oxy
  • Liti

Đau đầu viêm xoang

Viêm xoang có thể gây đau đầu vùng trán.

Các xoang có thể bị viêm do nhiễm trùng hoặc phản ứng dị ứng, được gọi là viêm xoang.

Sưng xoang có thể dẫn đến đau đầu và đau khi ấn ở quanh trán, má và mắt.

Đau đầu xoang được đặc trưng bởi:

  • Một cơn đau âm ỉ, nhói
  • Cơn đau có thể trở nên trầm trọng hơn khi cử động đầu
  • Chảy nước mũi
  • Nghẹt mũi
  • Sốt
  • Đau răng

Người ta thường bị đau đầu viêm xoang theo sau một tình trạng nhiễm cúm hoặc cảm lạnh. Trong trường hợp này thì đau đầu viêm xoang có thể tự hồi phục.

Để giảm bớt tình trạng tắc nghẽn, bạn có thể sử dụng dung dịch nước muối sinh lý để làm sạch lỗ mũi hoặc hít hơi nước nóng từ một bát nước nóng.

Điều trị viêm xoang phụ thuộc vào nguyên nhân:

  • Đối với cảm lạnh hoặc cúm, một người có thể sử dụng thuốc thông mũi và thuốc giảm đau không cầu kê toa (OTC), chẳng hạn như ibuprofen hoặc acetaminophen.
  • Đối với nhiễm trùng do vi khuẩn, bác sĩ có thể kê đơn thuốc kháng sinh.
  • Đối với dị ứng, bác sĩ có thể khuyên dùng thuốc kháng histamine.

Bác sĩ cũng có thể cung cấp một loại thuốc xịt mũi corticosteroid để giảm phù nề. Trong một số trường hợp, một bệnh nhân viêm xoang sẽ được gợi ý đến gặp bác sĩ tai mũi họng.

Hãy đến gặp bác sĩ nếu tình trạng viêm xoang kéo dài hơn một tuần hoặc trở nên nặng nề hơn.

Viêm động mạch tế bào khổng lồ

Viêm động mạch tế bào khổng lồ - còn được gọi là viêm động mạch thái dương - là tình trạng các mạch máu nằm dưới da bị viêm.

Nó được đặc trưng bởi đau đầu nghiêm trọng, tái phát, đau và đau khi ấn quanh thái dương.

Các triệu chứng khác bao gồm:

  • Đau khi nhai hoặc nói
  • Mất thị lực
  • Sụt cân
  • Đau cơ
  • Trầm cảm
  • Mệt mỏi

Viêm động mạch tế bào khổng lồ ít khi xuất hiện ở người dưới 50 tuổi. Đây là một tình trạng nghiêm trọng và cần được bác sĩ điều trị càng sớm càng tốt. Thuốc được sử dụng có thể là một loại corticosteroid, chẳng hạn như prednison.

vicare.vn-bac-si-oi-dau-dau-o-vung-tran-la-benh-gi-body-3

Khi nào đau đầu ở vùng trán cần đến gặp bác sĩ?

Hầu hết các cơn đau đầu là lành tính và không cần đến bác sĩ. Chúng được gọi là đau đầu nguyên phát và chúng chiếm hơn 90 phần trăm trên tổng số bệnh nhân đến gặp bác sĩ với lý do cảm thấy đau đầu.

Nếu những cơn đau đầu của bạn là mãn tính và ảnh hưởng đến các hoạt động sống hằng ngày của bạn, hãy đi khám bác sĩ. Các bác sĩ thấy rằng những cơn đau đầu kiểu căng thẳng mãn tính chỉ ảnh hưởng đến 2 phần trăm dân số, nhưng số lần phải đi đến bác sĩ thì nhiều và phải nghỉ việc nhiều.

Những cơn đau đầu khác, được gọi là đau đầu thứ phát, có các triệu chứng mà bạn nên đi khám bác sĩ hoặc đến phòng cấp cứu. Nhức đầu thứ cấp có thể có những vấn đề tiềm ẩn nghiêm trọng đang gây ra đau đầu. Tìm kiếm sự giúp đỡ nếu đau đầu của bạn là:

  • Đột ngột và mức độ nghiêm trọng
  • Mới nhưng kéo dài, đặc biệt nếu bạn trên 50 tuổi
  • Sau chấn thương đầu

Bạn cũng nên đi khám bác sĩ nếu bạn bị đau đầu và bất kỳ điều nào sau đây:

  • Tình trạng cứng cổ
  • Sốt
  • Nôn
  • Lú lẫn
  • Yếu liệt
  • Nhìn đôi
  • Mất ý thức
  • Khó thở
  • Co giật

Đau đầu ở vùng trán được điều trị như thế nào?

Điều trị sẽ phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của cơn đau đầu của bạn và các tác nhân kích thích cơn đau đầu xuất hiện. Hầu hết các cơn đau đầu vùng trán có thể được điều trị bằng thuốc giảm đau không cần kê toa OTC như aspirin, acetaminophen (Tylenol), ibuprofen (Advil) hoặc naproxen (Aleve). Ngoài ra còn có thuốc kết hợp không cần kê toa OTC. Chúng bao gồm một thuốc giảm đau và thuốc an thần hoặc caffeine. Tuy nhiên, hãy lưu ý rằng việc lạm dụng một số biện pháp chữa trị đau đầu có thể làm cho cơn đau đầu của bạn trở nên tồi tệ hơn.

Đối với đau đầu mãn tính hoặc đau đầu mức độ nghiêm trọng

Nếu những cơn đau đầu của bạn là mãn tính, bác sĩ có thể giới thiệu bạn đến một nhà trị liệu tâm lý để được tư vấn. Bạn và bác sĩ tâm lý có thể làm việc cùng nhau để giải quyết các vấn đề căng thẳng và tìm hiểu kỹ thuật phản hồi sinh học (biofeedback) và kỹ thuật giảm căng thẳng.

Đối với đau đầu mãn tính nghiêm trọng hơn, bác sĩ hoặc nhà trị liệu có thể kê toa các loại thuốc khác, chẳng hạn như thuốc giãn cơ. Nếu trầm cảm là một yếu tố gây ra đau đầu của bạn, bác sĩ có thể kê toa thuốc chống trầm cảm. Thuốc chống trầm cảm và thuốc giãn cơ không có tác dụng tức thời. Họ có thể mất một chút thời gian để xây dựng hệ thống của bạn, vì vậy hãy kiên nhẫn.

Trong một số trường hợp, bạn có thể bị nhiều hơn một loại đau đầu và một số loại thuốc khác nhau có thể được kê đơn. Nếu cơn đau đầu của bạn vẫn còn sau khi điều trị ban đầu, bác sĩ có thể yêu cầu kiểm tra hình ảnh não bộ để đảm bảo không có nguyên nhân gây đau nào khác, chẳng hạn như khối u hoặc phình động mạch. Chụp cộng hưởng từ (MRI) và chụp cắt lớp vi tính (CT) thường được sử dụng để chụp ảnh não bộ.

Các mẹo giúp hết đau đầu vùng trán không cần dùng thuốc và cách dùng thuốc giảm đau không cần kê toa

Chườm lạnh

Khi bạn bị đau đầu vùng trán do migraine thì chườm lạnh lên vùng trán trong 15 phút, sau đó nghỉ ngơi trong 15 phút.

Chườm nóng

Nếu bạn bị đau đầu vùng trán do căng thẳng, hãy chườm nóng lên cổ hoặc vùng lưng sát cổ. Nếu bạn bị đau đầu vùng trán do viêm xoang, chườn nóng lên những vùng bị đau.

Giảm áp lực lên da đầu hoặc đầu của bạn

Nếu bạn buộc tóc quá chặt, nó có thể kích hoạt cơn đau đầu. Những lực đè ép ngoại lai như vậy có thể xuất hiện khi bạn đội nón, đeo băng đô, nón bơn quá chật. Trong một nghiên cứu, phụ nữ không buột tóc thấy cơn đau đầu biến mất.

Giảm độ sáng của đèn

Ánh sáng chói hoặc nhấp nháy, thậm chí từ màn hình máy tính của bạn, có thể gây ra đau đầu. Hãy che cửa sổ của bạn bằng màn chắn sáng vào ban ngày. Đeo kính râm ngoài trời. Bạn cũng có thể thêm màn hình chống chói vào máy tính và sử dụng bóng đèn huỳnh quang

Cố gắng không nhai

Nhai kẹo cao su có thể gây đau không chỉ hàm của bạn, mà cả đầu của bạn. Điều tương tự cũng đúng khi nhai móng tay, môi, bên trong hoặc má hoặc các vật dụng tiện dụng như bút. Tránh thức ăn giòn và dính, và đảm bảo bạn cắn những miếng nhỏ. Nếu bạn nghiến răng vào ban đêm, hãy hỏi nha sĩ về một miếng bảo vệ miệng. Điều này có thể kiềm chế cơn đau đầu buổi sáng của bạn.

Uống chút caffeine

Sử dụng một ít trà, cà phê, hoặc một cái gì đó có một ít caffeine trong đó. Nó cũng có thể giúp thuốc giảm đau không kê đơn như acetaminophen, hoạt động tốt hơn. Chỉ cần đừng dùng quá nhiều (trên 3 cốc) vì quá nhiều caffeine có thể gây đau đầu.

vicare.vn-bac-si-oi-dau-dau-o-vung-tran-la-benh-gi-body-4

Thiền thư giãn tâm trí

Cho dù nó kéo dài, yoga, thiền, hoặc thư giãn cơ bắp tiến bộ, học cách thư giãn khi bạn ở giữa cơn đau đầu có thể giúp giảm đau.

Massage

Bạn có thể tự mình làm nó. Một vài phút xoa bóp cổ và thái dương của bạn có thể giúp giảm đau đầu do căng thẳng, có thể do căng thẳng.

Sử dụng ít gừng

Một nghiên cứu nhỏ gần đây đã phát hiện ra rằng dùng gừng, ngoài các loại thuốc giảm đau thông thường không kê đơn, sẽ giảm đau cho những người bị đau đầu migraine. Một người khác thấy rằng nó hoạt động gần như cũng như thuốc trị đau nửa đầu theo toa.

Bạn có thể thử sử dụng bằng cách uống trà hoặc thực phẩm chức năng.

Không lạm dụng thuốc giảm đau

Một số phương pháp hạn chế những tác dụng phụ của thuốc giảm đau:

Chọn chất lỏng hơn thuốc. Cơ thể bạn hấp thụ nó nhanh hơn.

Uống thuốc giảm đau ngay khi bạn cảm thấy đau.

Cách phòng ngừa đau đầu vùng trán

Giữ một bản ghi đau đầu của bạn để cố gắng tìm ra những gì gây ra chúng, chẳng hạn như:

  • Tình trạng ngủ trái giờ
  • Một số thực phẩm, đồ uống, hoạt động mà sau khi thực hiện thấy xuất hiện đau đầu

Cố gắng tránh những kích hoạt này tốt nhất có thể.

Sử dụng các kỹ thuật thư giãn. Nếu bạn ngồi ở bàn làm việc cả ngày hoặc làm việc trước máy tính, hãy nghỉ ngơi thường xuyên để thư giãn mắt. Ngồi đúng tư thế để tránh căng cổ và cơ vai.

Có nhiều kiểu đau đầu ở vùng trán, đa phần là lành tính và là do căng thẳng, tuy nhiên, khoảng 10% còn lại đau đầu vùng trán là do các nguyên nhân nền khác cần được điều trị bởi bác sĩ, chẳng hạn như viêm xoang nhiễm trùng, phình động mạch não, u não..v..v. Tùy theo tính chất của cơn đau đầu, cấp tính hay mãn tính và các triệu chứng kèm theo, mà bạn có thể sử dụng các biện pháp không dùng thuốc và thuốc giảm đau không cần kê toa hoặc bạn cần đến gặp bác sĩ. Dù nguyên nhân là gì, thì một số tác nhân có thể kích hoạt cơn đau đầu ở vùng trán của bạn, ghi nhận các yếu tố đó và hạn chế tiếp xúc với nó để hạn chế bị đau đầu.

Xem thêm:

  • Làm sao khi mẹ bầu bị đau đầu, mệt mỏi khi mang thai 3 tháng cuối?
  • 4 cách giảm đau khi bị sưng đầu gối hiệu quả
  • 7 triệu chứng đau đầu cần gặp ngay bác sĩ