Bác sĩ ơi: Bánh rau được hình thành từ đâu?
Khoảng 2 tuần sau khi thụ tinh, tế bào nhau nguyên thủy đã hình thành và bắt đầu hoạt động chế tiết. Bánh rau được hình thành từ đâu, tầm quan trọng của bánh rau như thế nào. Sau đây Vicare sẽ giải đáp chi tiết để các mẹ nắm rõ.
Bác sĩ ơi: Bánh rau được hình thành từ đâu?
Bánh rau được hình thành từ đâu, tầm quan trọng của bánh rau như thế nào? Sau đây HoiBenh sẽ giải đáp chi tiết để các mẹ nắm rõ.
Bánh rau được hình thành như thế nào?
Rau được tạo ra bởi phần mô phôi thai (màng đệm có nhung mao) và một phần bởi mô mẹ (màng rụng rau). Khoảng 2 tuần sau khi thụ tinh, tế bào nhau nguyên thủy đã hình thành và bắt đầu hoạt động chế tiết. Sau đó, các tế bào sẽ tăng sinh và phát triển, hình thành các bánh rau.
Bánh rau hình thành từ sự phát triển của màng rụng nền và màng đệm
Sự hình thành màng đệm
Đến tuần thứ 3 của quá trình phát triển phôi thai, trung mô màng đệm và trong trục của nhung mao lá nuôi nguyên phát đã tạo ra nhung mao đệm. Vào đầu tháng thứ 2, nhung mao đệm thấy ở trên khắp mặt trứng.
Đến tháng thứ 3, nhung mao đệm chỉ còn lại ở cực phôi và phát triển mạnh, còn ở nơi khác trên mặt của trứng biến đi và màng đệm chia thành 2 vùng gồm màng đệm có nhung mao và vùng màng đệm nhẵn.
- Màng đệm nhẵn dán vào nội mạc thân tử cung, mặt kia khoang ối bành trướng màng ối dán vào nó làm cho khoang ngoài phôi biến mất.
- Màng đệm có nhung mao sẽ tham gia vào cấu tạo phần rau thuộc phôi thai.
Sự phát triển màng rụng
Trứng thụ tinh làm tổ trong nội mạc thân tử cung và nội mạc tử cung trong thời gian có thai gọi là màng rụng.
- Trứng thụ tinh làm tổ vào khoảng ngày thứ 7 của quá trình phát triển phôi, ngày thứ 21 của chu kỳ kinh. Nội mạc thân tử cung đang ở trong thời kỳ trước kinh của chu kì. Nội mạc tử cung dày lên, lớp đệm bị sung huyết phù nề, các tuyến tử cung dài, cong queo, hoạt động chế tiết mạnh. Trong thời gian có thai, nội mạc tử cung gọi là màng rụng.
Màng rụng gồm 3 phần:
- Màng rụng rau: Là phần màng rụng nằm xen vào giữa trứng thụ tinh với cơ tử cung và tiếp xúc với nhung mao đệm của rau.
- Màng rụng trứng: Phần màng rụng nằm ngay chỗ trứng đã lọt qua, nằm xen giữa trứng với khoang tử cung.
- Màng rụng tử cung: Phần còn lại của nội mạc thân tử cung, không chứa trứng và nằm đối diện với màng rụng trứng qua khoang tử cung.
Bánh rau là gì?
Bánh rau thường bám vào đáy tử cung. Bánh rau hình thành là do sự phát triển của màng rụng nền và màng đệm. Bánh rau đảm bảo cho thai nhi sống, phát triển, trao đổi chất và giữ vai trò nội tiết để cơ thể mẹ phù hợp với thai nghén.
Những bất thường về bánh rau có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của thai phụ và thai nhi.
Vào tuần thứ 11 -12 của thai nhi, bác sĩ có thể thấy bánh rau bằng đầu dò âm đạo. Bánh rau có hình dáng nửa vầng trắng hoặc chiếc lá, tiếp xúc với thành tử cung.
Bánh rau hình tròn, đường kính khoảng 15 cm, nặng 1/6 trọng lượng thai nhi (khoảng 400 – 500 gram), với độ dày 2,5 - 3 cm, có thể mỏng hơn ở ngoại vi.
Mỗi bánh rau gồm 15 – 20 múi, xen giữa các múi là các rãnh nhỏ. Bánh rau thường bám vào đáy tử cung.
Bánh rau được cấu tạo như thế nào?
Bánh rau gồm có lớp đáy, lớp đệm và tổ chức bánh rau:
Lớp đáy
- Lớp đáy là phần tiếp xúc với cơ tử cung, rất khó phân biệt giữa lớp cơ và bánh rau ở giai đoạn đầu của thai kì.
- Giảm độ sáng của máy siêu âm lúc đó hình ảnh cơ tử cung sẽ bị biến mất chỉ còn thấy bánh rau. Hệ thống xoang tĩnh mạch nằm giữa lớp màng rau, ngoại sản mạch sau vị trí bám của bánh rau và sự tập trung của Fibrine canxi hóa trên bề mặt bánh rau về phía người mẹ sẽ giúp bác sĩ dễ quan sát giới hạn của bánh rau.
Lớp đệm
Lớp đệm hay phần bánh rau về phía thai nhi là do sự dính của các màng vào tổ chức bánh rau.
- Màng ối được bao phủ bởi một lớp tế bào biểu mô trụ. Lớp tế bào này sẽ thay đổi vào cuối thời kì thai nghén, trở thành hình trụ và bong ra.
- Màng đệm là tổ chức liên kết được tạo bởi lá phôi giữa, chứa đại thực bào hay tế bào Hobauer.
- Lớp tế bào lá nuôi nằm trong tiếp xúc với các hồ huyết của gai rau.
- Khi siêu âm sẽ thấy lớp đệm có hình như đường viền liên tục, hơi sáng và đều đặn, đôi khi không đều vào giai đoạn đầu của thai nghén. Đường viền này sẽ rõ hơn khi có một lớp nước ối nằm giữa bánh rau và thai.
Tố chức bánh rau
Bánh rau trên siêu âm sẽ có tính chất âm vang trung bình, đồng dạng, đồng âm, lốm đốm, hơi lấm tấm vào giai đoạn nửa đầu của thời kỳ thai nghén và sẽ thay đổi hình dáng theo tuổi thai. Sau 32 tuần thai, sẽ có thể quan sát rõ các múi rau có chứa đầy máu xuất hiện đồng âm trong khi đó thành giữa các múi rau rất tăng âm.
Hình ảnh canxi hóa có thể bắt đầu xuất hiện, rải rác với số lượng ít và nhỏ. Một bánh rau có nhiều hình ảnh canxi hóa sớm đôi khi có thể quan sát thấy. Nhưng nang gai rau không có biểu hiện bệnh lý nếu có kích thước 2cm, không thay đổi trong suốt quá trình thai nghén.
Vị trí của bánh rau ở đâu?
Vị trí nằm của bánh rau sẽ biến đổi trong quá trình thai nghén, thông thường nhau thai có 4 vị trí. Đây là những vị trí bình thường khi nhau thai bám vào và phát triển:
- Nhau bám mặt trước (ở phía trước thành tử cung). Nhau thai ở vị trí này có nhiều khả năng, người mẹ sẽ phải chỉ định mổ đẻ.
- Nhau bám mặt sau tức là (ở phía sau thành tử cung).
- Nhau bám ở phía bên trên thành tử cung.
- Nhau bám ở bên phải hoặc bên trái tử cung.
Bánh rau có vai trò như thế nào?
Giúp thai nhi sống và phát triển
Sự trao đổi chất được thực hiện thông qua lớp hội bào của gai rau. Bánh rau thực hiện trao đổi hô hấp, dinh dưỡng và tạo ra hệ miễn dịch cho thai nhi.
Hô hấp: Trao đổi O2 và CO2 giữa máu mẹ và máu con là một quá trình khuếch tán đơn là do:
- Áp lực máu mẹ ở hồ huyết của bánh rau sẽ thấp hơn máu thai và có tốc độ chảy chậm hơn.
- Nồng độ CO2 thấp hơn và nồng độ O2 trong máu mẹ sẽ cao hơn máu thai nhi
- Hemoglobin của thai sẽ có khả năng gắn O2 cao.
- Diện tích trao đổi mẹ-thai tăng bởi cấu trúc dạng nhú của gai rau
- Máu trong hồ huyết cần phải được đổi mới. Nếu mẹ bị huyết áp cao trong thai kì hoặc cơn co tử cung cường tính máu ở hồ huyết chậm được đổi mới dễ gây suy thai.
Cung cấp dinh dưỡng, năng lượng cần cho thai nhi đều đưa từ mẹ vào qua nhau thai:
- Các protein phải chuyển thành acid amin, qua các gai nhau, sau đó thai dử dụng để tổng hợp lại thành protein đặc hiệu quả thai.
- Các lipid ít đi qua nhau thai nên thiếu vitamin tan trong dầu như A,D,E,K.
- Glucose qua rau thai nhờ hiện tượng khuếch tán, gai nhau sẽ tham gia chuyển hóa glucose thành glycogen và dự trữ ở gai rau.
- Vitamin:vitamin B, C qua gai rau dễ dàng.
Bảo vệ thai nhi: Một số kháng nguyên, kháng thể có nguồn gốc protein có thể đi qua rau thai.Vì thế thai sẽ có khả năng miễn dịch thụ động.
- Mầm bệnh: Vi khuẩn không qua được nhau thai. Nhưng vào tháng cuối có một số vi khuẩn đi qua như trực khuẩn lao khó qua, xoắn khuẩn giang mai qua rau thai sau tháng thứ 5.
- Virus có thể qua được nhau thai nên thường gây dị dạng cho thai nhi như virus cúm, sốt, bại liệt,rubella (bệnh sởi Đức), thủy đậu.
- Thuốc và các hóa chất không có quy luật: Các chất có trọng lượng phân tử 600 đều qua rau thai, các chất có trọng lượng phân tử trên 1000 không qua được rau thai.
Giữ vai trò nội tiết để cơ thể mẹ phù hợp với thai nghén: Bánh rau sẽ tiết ra hormone hCG có tác dụng sinh sữa, biến dưỡng glucid, lipid và protid cung cấp cho thai nhi.
Bánh rau thai là trạm trung gian giúp sự trao đổi chất từ mẹ sang con và ngược lại.
Vừa rồi HoiBenh đã giải đáp bánh rau được hình thành như thế nào, vai trò của bánh rau ra sao. Các mẹ nên hiểu rõ để có một thai kỳ an toàn, khỏe mạnh.
Xem thêm:
- 3 cách tự nhiên giúp đẩy lui táo bón khi mang thai
- 10 cách đơn giản để ngăn ngừa dị tật thai nhi
- 7 thực phẩm tốt cho mẹ bầu và thai nhi hơn cả thuốc bổ