Bác sĩ da liễu “điểm mặt” năm sai lầm phổ biến khi mắc bệnh mụn rộp cả đời không khỏi được
Một khi đã mắc phải vi rút Herpes simplex gây bệnh mụn rộp, loại vi rút này sẽ “cư trú” cả đời trong cơ thể. Tuy nhiên, người bệnh lại thiếu hiểu biết, mắc nhiều sai lầm khi vi rút bùng phát.
Bác sĩ da liễu “điểm mặt” năm sai lầm phổ biến khi mắc bệnh mụn rộp cả đời không khỏi được
Một khi đã mắc phải vi rút Herpes simplex gây bệnh mụn rộp, loại vi rút này sẽ “cư trú” cả đời trong cơ thể. Tuy nhiên, người bệnh lại thiếu hiểu biết, mắc nhiều sai lầm khi virút bùng phát.
Trường hợp cụ thể bị nổi mụn rộp
Cách đây khoảng 2 tháng, Thùy Linh (sinh viên Đại học năm thứ ba, Hà Nội) bị một nốt mụn nhỏ trông như bong bóng nơi môi. Linh ra hiệu thuốc thì được chị bán thuốc “phán” bị Zona và bán cho cháu 1 lọ hồ nước cùng với kem Acyclorir bôi vào vùng da bị tổn thương.
Linh bôi thuốc được khoảng một tuần thì vết thương khô mày và bắt đầu lành trở lại. Nhưng gần đây, trời se lạnh Linh lại bị nổi nốt mụn nước đúng vị trí đó.
“Em bôi thuốc cũ một tuần thì hết đau ngứa, da lành lại. Chỉ vài ngày là khỏi bệnh nhưng em thấy rất mất tự tin khi nói chuyện với mọi người. Thậm chí em phải xin nghỉ làm vài hôm vì đặc thù công việc làm thêm PG của em cần có gương mặt xinh đẹp không tì vết”, Linh chia sẻ. Cô sinh viên này luôn canh cánh trong lòng nỗi lo bị mụn nước tấn công quay lại và luôn tìm cách để trị bệnh khỏi vĩnh viễn.
Rất nhiều người có chung nỗi khổ sở như Linh. Cứ đến một thời điểm nào đó trong năm, họ lại lên nốt mụn rộp ở đúng vị trí cũ. Anh Mạnh Hùng (Đan Phượng, Hà Nội) năm nào cũng bị lên mấy nốt mụn rộp ở môi vài lần. Và cứ mỗi lần bị bệnh, anh lại ra hiệu thuốc mua thuốc về bôi.
Theo Bác sĩ Lương Trường Sơn, Phó Viện trưởng Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng TP. Hồ Chí Minh, phụ trách phòng khám da liễu Đồng Diều, bệnh mụn rộp do vi rút Herpes simplex (hai tuýp HSV1 và HSV2) là bệnh ngoài da rất phổ biến. “Tuy nhiên, rất nhiều người dân hiểu sai về căn bệnh này dẫn đến những hiểu lầm, chữa trị không đúng”, bác sĩ Trường Sơn nói.
Bác sĩ Trường Sơn đã “điểm mặt” năm sai lầm phổ biến của người dân khi mắc bệnh mụn rộp.
Nhầm lẫn mụn rộp với Zona
Đặc điểm chung của hai bệnh này là đều có nốt mụn nước, đau rát, ngứa trên bề mặt da.
Tuy nhiên, điểm khác biệt là bệnh Zona thường chỉ bị một lần trong đời và người bệnh rất đau ở nơi tổn thương, thậm chí đau lâu dài về sau. Rất hiếm khi Zona tái phát, thường chỉ gặp ở những người suy giảm miễn dịch (như bệnh nhân HIV).
Trong khi đó, bệnh mụn rộp có thể bị bất cứ khu vực nào trên cơ thể, dễ gặp nhất ở niêm mạc và bán niêm mạc như môi, miệng, lợi, lưỡi, hậu môn, mông, sinh dục, thậm chí cả ở vùng họng.
Các mụn nước hình tròn, hình cầu, bằng nhau, kích thước 2-4 mm đường kính, trong suốt có chứa một chất nước vàng chanh, về sau trở nên đục. Có thể chỉ có 3-4 mụn nước hoặc có khi hàng chục mụn, sắp xếp thành chùm. Mụn rộp thường gây ngứa rát, không đau nhiều và đau lâu dài như Zona.
Không biết mình đang mắc vi rút
Do vi rút Herpes Simplex có thể tự già đi và chết, vết thương nhỏ tự lành trong 3 – 5 ngày, chậm nhất là hai tuần nên đa phần người bệnh không biết mình mắc vi rút và nếu mắc thì có ý thức xét nghiệm xem mình mắc vi rút tuýp nào. Họ vẫn vô tư dùng chung đụng dụng cụ, sinh hoạt tình dục không có biện pháp bảo vệ và làm lây lan bệnh.
HSV1 thường gây bệnh ở niêm mạc phần trên cơ thể như môi, miệng, lưỡi, lợi, lưng, dễ gặp ở cả người lớn và trẻ sơ sinh, trẻ từ 0 – 5 tuổi. Còn HSV2 thường gặp ở người lớn, gây tổn thương ở phần dưới cơ thể, chủ yếu là ở bộ phận sinh dục, quanh hậu môn, gặp 90% các trường hợp.
“Chưa có báo cáo chính thức về việc bị mụn rộp ở miệng có thể làm lây xuống “bên dưới” hay không nhưng ngược lại, người mắc mụn rộp sinh dục có thể gây mụn rộp lên vùng miệng, họng nếu quan hệ tình dục qua đường miệng. Đây là lý do người dân cần có ý thức xét nghiệm xem mình mắc tuýp vi rút nào để có biện pháp phòng tránh”, Bác sĩ Trường Sơn nhấn mạnh.
Bệnh có thể tự khỏi nhưng không ai biết vi rút sẽ mắc “cả đời”
Vết mụn rộp dễ lành nhưng cũng dễ tái phát do không có miễn dịch bền vững. Hay nói cách khác, một khi đã nhiễm vi rút này thì người bệnh sẽ phải chung sống cả đời với nó. Bác sĩ Trường Sơn đã từng gặp người bệnh tái phát mụn rộp tới 8 lần trong một năm.
Mụn rộp thường bùng lên khi người bệnh có sức đề kháng yếu, mệt mỏi, căng thẳng, phụ nữ sắp có kinh nguyệt, hoặc vừa chấn thương, phẫu thuật, đi nắng nhiều mà không được bảo vệ.
Không hiểu cơ chế lây bệnh
Vi rút Herpes simplex xâm nhập vào cơ thể qua đường máu hoặc thần kinh hoặc qua da, tiếp xúc niêm mạc xây sát. Thậm chí có thể lây bệnh mụn rộp qua tiếp xúc trực tiếp qua da hoặc gián tiếp qua dụng cụ sinh hoạt, khăn lau, thậm chí cả ghế ngồi.
Chính vì sự thiếu hiểu biết về cơ chế lây bệnh nên không ít cặp vợ chồng đã “chiến tranh” khi thấy một trong hai hoặc cả đôi mắc mụn rộp hoặc không có ý thức phòng dùng riêng đồ đạc, dụng cụ khi mắc bệnh.
Đắp lá trầu không, chè tươi, vẽ chân hương – Cách chữa phản khoa học
Dân gian truyền miệng đắp lá trầu không, lá chè tươi, thậm chí có cả bài vẽ chân hương quanh nốt mụn rộp. Bác sĩ Trường Sơn khẳng định những cách làm này là phản khoa học, có thể gây nhiễm trùng.
Bởi vi rút Herpes Simplex hiện chưa có thuốc đặc trị, mà chỉ có thuốc ức chế sự nhân lên của chúng. Vi rút tồn tại lâu dài trong cơ thể người. Thuốc đầu tay điều trị hiện tại là Acyclovir có tác dụng khống chế vi rút, làm ngưng hình thành tổn thương mới, đẩy nhanh tốc độ liền sẹo, giảm đau.
“Tốt nhất khi xuất hiện đám vết tổn thương nghi ngờ là mụn rộp, ngứa rát ở bất cứ vị trí nào trên cơ thể, người dân nên đến chuyên khoa da liễu để được khám và kê đơn điều trị kịp thời, hiệu quả. Tránh tự điều trị ở nhà theo lời truyền miệng, dẫn đến nhiễm trùng, biến chứng nặng”, Bác sĩ Trường Sơn khuyến cáo.
Theo Emdep
Xem thêm
- Cách trị mụn sưng đỏ và vết thâm
- Cách trị mụn thâm trên da mặt nhanh chóng và hiệu quả