Bà bầu mất ngủ cả đêm cần làm gì để không ảnh hưởng đến thai nhi

Bà bầu mất ngủ cả đêm khi mang thai là hiện tượng phổ biến trong quá trình thay đổi nội tiết tố của sản phụ. Bà mẹ ngủ không được sẽ làm giảm chất lượng giấc ngủ và ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi. Vậy bà bầu mất ngủ cả đêm cần làm gì để cải thiện sức khỏe mẹ và bé?

Bà bầu mất ngủ cả đêm cần làm gì để không ảnh hưởng đến thai nhi Bà bầu mất ngủ cả đêm cần làm gì để không ảnh hưởng đến thai nhi

Bà bầu mất ngủ cả đêm khi mang thai là hiện tượng phổ biến trong quá trình thay đổi nội tiết tố của sản phụ. Bà mẹ ngủ không được sẽ làm giảm chất lượng giấc ngủ và ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi. Vậy bà bầu mất ngủ cả đêm cần làm gì để cải thiện sức khỏe mẹ và bé?

Dấu hiệu bà bầu mất ngủ cả đêm

Mất ngủ có nghĩa là mẹ khó ngủ, ngủ không sâu hoặc cả hai. Phụ nữ có thai có thể ngủ không được trong tất cả các giai đoạn của thai kỳ, nhưng có xu hướng phổ biến hơn trong tháng thứ nhất và thứ ba. Khi bà bầu ngủ không được sẽ xuất hiện một số dấu hiệu sau:

  • Khó đi vào giấc ngủ
  • Thức dậy thường xuyên vào ban đêm
  • Khó ngủ trở lại
  • Ngủ không ngon giấc
vicare.vn-ba-bau-mat-ngu-ca-dem-can-lam-gi-de-khong-anh-huong-den-thai-nhi-body-1

Tại sao phụ nữ có thai ngủ khó ngủ vào ban đêm?

Trong ba tháng đầu, sự thay đổi nội tiết tố là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến việc bà bầu mất ngủ cả đêm. Thời gian này, nồng độ hormone progesterone cao có thể gây buồn ngủ vào buổi trưa và trong ngày, giấc ngủ vào buổi tối sẽ không còn ngon giấc nữa. Bên cạnh sự thay đổi nội tiết tố, một số yếu tố có thể làm cho mẹ bầu không ngủ được như sau:

  • Bà mẹ sử dụng thực phẩm cay gần giờ đi ngủ không những có thể gây ra các vấn đề về tiêu hóa mà còn gây ngủ không được cả đêm.
  • Cảm giác buồn nôn hoặc trầm cảm.
  • Nhu cầu đi tiểu thường xuyên cũng gây cho bà bầu mất ngủ cả đêm.
  • Trong giời gian thai kì, cảm giác đau lưng, khó chịu ở bụng, ợ nóng, chuột rút ở chân, khó thở là những vấn đề tác động không nhỏ đến chất lượng giấc ngủ của bà bầu ngủ không được ngon giấc.

Thêm vào đó, các nguyên nhân khác có thể liên quan đến sự căng thẳng, cảm thấy lo lắng về vấn đề chuyển dạ và sinh nở hoặc lo lắng về việc sẽ cân bằng công việc như thế nào khi làm mẹ cũng làm bà bầu mất ngủ cả đêm.

Những điều bà bầu mất ngủ cả đêm nên làm

Chất lượng giấc ngủ mỗi đêm của bà bầu ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của mẹ và em bé. Một số thai phụ sử dụng thuốc ngủ khi ngủ không được nhưng chưa hiểu hết được những hậu quả nó mang lại đến thai nhi. Vì vậy, một số biện pháp tự nhiên có thể điều trị triệu chứng ngủ không được của bà bầu một cách an toàn mà không ảnh hưởng đến thai nhi.

  • Bà bầu cần thiết lập thói quen ngủ đúng và đủ giờ. Đây là một trong những điều tốt nhất bà bầu có thể làm để kiểm soát chứng mất ngủ hằng đêm. Bắt đầu bằng việc cố gắng đi ngủ vào cùng một thời điểm mỗi tối và nếu có thể mẹ nên thư giãn tinh thần và cơ thể trước khi ngủ ít nhất 30 phút; tránh ánh sáng xanh từ TV, điện thoại di động hoặc máy tính bảng để giảm thiểu tác động đến nhịp sinh học của cơ thể mẹ, thay vào đó hãy thử đọc một cuốn sách. Tốt hơn thế, mẹ nên được mát-xa để giảm căng thẳng hoặc tắm nhanh nước ấm trước khi đi ngủ. Một nghiên cứu năm 2015 trên tạp chí Obstetric Medicine kết luận rằng thiền có thể giúp trị chứng ngủ không được hằng đêm của bà bầu.
vicare.vn-ba-bau-mat-ngu-ca-dem-can-lam-gi-de-khong-anh-huong-den-thai-nhi-body-2
Bà bầu cần thiết lập thói quen ngủ đúng và đủ giờ.
  • Không gian phòng ngủ cũng cần được lưu ý để cải thiện vấn đề ngủ không được của thai phụ. Nên giữ cho phòng ngủ tối và mát mẻ, giường ngủ sạch sẽ tạo cảm giác thoải mãi và bà bầu chỉ nên ngủ trên giường chứ không phải bất kì nơi nào khác. Hơn thế nữa, tư thế ngủ của mẹ ảnh hưởng không nhỏ đến giấc ngủ mỗi đêm. Bước vào giai đoạn tam cá nguyệt thứ ba, phụ nữ có thai nên nằm nghiêng bên trái khi ngủ giúp máu lưu thông, dễ dàng nuôi thai nhi và đến các cơ quan khác của cơ thể. Mẹ nên tránh tư thế nằm ngửa sẽ gây đau lưng, ngủ không được.
  • Luôn kiểm soát chế độ dinh dưỡng của những bà bầu thường xuyên bị mất ngủ cả đêm. Mẹ nên hạn chế cafein trước khi ngủ hoặc loại bỏ khẩu phần nó trong ngày; hạn chế bổ sung chất lỏng vào cơ thể trước khi đi ngủ 2 tiếng. Các phương pháp thảo dược dân gian, thực phẩm chức năng nếu được gợi ý sử dụng thì bà bầu luôn phải trao đổi với bác sĩ tránh ảnh hưởng xấu đến thai nhi. Bà bầu mất ngủ cả đêm có thể do bị thiếu sắt và axit folic,vì vậy nên yêu cầu bác sĩ kiểm tra xem có bị thiếu hụt dinh dưỡng gây ngủ không được hay không.
  • Áp dụng các bài tập thể dục cho mẹ và bé cũng là phương pháp được các chuyên gia khuyến cáo giúp cải thiện giấc ngủ của bà bầu. Tùy từng giai đoạn của thai kì, bà mẹ sẽ được hướng dẫn các bài tập tay, chân hay cả cơ thể để vừa tăng cường sức khỏe, đẩy lùi chứng mất ngủ mà vẫn an toàn cho bé. Duy trì thói quen tập thể dục giúp bà bầu lưu thông máu toàn cơ thể, tránh hiện tượng chuột rút vào ban đêm- một trong những nguyên nhân gây ngủ không được của mẹ. Tuy nhiên, cần tránh tập thể dục trước giờ đi ngủ vì quá trình vận động giải phóng hooc môn adrenaline giữ tinh thần luôn tỉnh táo sẽ làm mẹ khó đi vào giấc ngủ.

Xem thêm:

  • Nguyên nhân mất ngủ ở bà bầu và cách điều trị
  • Giải pháp trị chứng mất ngủ ở bà bầu mang thai 3 tháng cuối
  • Bà bầu ăn gì để chữa mất ngủ?