Bà bầu mang thai bị quai bị có sao không?
Bệnh quai bị tuy khá nhẹ nhưng lại dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm đặc biệt, nếu phụ nữ mang thai bị quai bị sẽ dẫn tới nhiều ảnh hưởng tiêu cực cho thai nhi. Bài viết này, HoiBenh sẽ mang tới bạn những thông tin cơ bản về vấn đề mang thai bị quai bị
Bà bầu mang thai bị quai bị có sao không?
Quai bị là một bệnh có thể lây truyền qua đường hô hấp, ăn uống, nước bọt do virus Paramyxovirrus gây nên. Bệnh thường dễ phát triển vào mùa xuân và mùa hè với các triệu chứng giống như cảm cúm thông thường. Bênh quai bị tuy khá nhẹ nhưng lại dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm mang tai, viêm tuyến giáp, viêm cơ tim, viêm màng não, vô sinh... Đặc biệt, nếu phụ nữ mang thai bị quai bị sẽ dẫn tới nhiều ảnh hưởng tiêu cực cho thai nhi. Bài viết này, HoiBenh sẽ mang tới bạn những thông tin cơ bản về vấn đề mang thai bị quai bị có ảnh hưởng gì không hay nên làm gì nếu bị quai bị khi mang thai.
Phụ nữ mang thai bị quai bị ảnh hưởng gì tới thai nhi?
Phụ nữ mang thai bị quai bị thường phát bệnh nhanh hơn người bình thường nhưng vẫn có các triệu chứng điểm hình như:
- Nhức đầu, mệt mỏi và có thể sốt lên tới 39 - 40oC
- Đau cổ họng, sưng amidam, khó nhai, chảy nhiều nước bọt
- Má bị sưng to đau nhưng không đỏ, không tấy, không có mủ, ấn không lún và thấy đau.
Những triệu chứng này có thể kéo dài khoảng 5 đến 7 ngày. Virus quai bị có thể gây nên viêm nhiễm buồng trứng làm phá hủy các tế bào trứng. Với phụ nữ khi mang thai bị quai bị, loại virus này còn có khả năng tấn công làm ảnh hưởng tới nhi thông qua nhau thai. Nếu thai phụ bị mắc thai nhi ở những tháng đầu sẽ có nguy cơ sảy thai hoặc khiến thai nhi bị dị tật. Nếu mang thai bảy tháng bị quai bị thì có thể dẫn đến hiện tượng sinh non hoặc thai chết lưu.
Điều trị quai bị ở phụ nữ mang thai
Phụ nữ trong thai kỳ nếu thấy cơ thể xuất hiện các triệu chứng quai bị điển hình như sốt và sưng viêm quai hàm thì nên nhanh chóng đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Do không có thuốc đặc hiệu nên việc điều trị quai bị thường tập trung chủ yếu vào việc hạn chế các biến chứng có thể xảy ra. Một điều khó khăn trong việc điều trị quai bị ở phụ nữ mang thai là việc hạn chế sử dụng thuốc kháng sinh, vì vậy các mẹ bầu cần tuân thủ nghiêm ngặt chỉ định sử dụng thuốc kháng sinh điều trị của bác sĩ. Thêm vào đó, các bà bầu cũng cần lưu ý những điểm sau trong suốt quá trình điều trị quai bị:
- Dùng khăn ấm để chườm vùng má bị sưng và hạ sốt
- Ăn những đồ ăn mềm, lỏng, bổ sung thêm thực phẩm giầu vitamin, uống nhiều nước
- Hạn chế tối đa các vận động đi lại, nên nằm yên nghỉ ngơi, tĩnh dưỡng
- Vệ sinh răng miệng, dùng nước muối sinh lý để xúc miệng
- Thực hiện tái khám để kiểm tra tình trạng của thai nhi sau khi khỏi bệnh.
Phóng tránh quai bị khi mang thai
Để hạn chế việc lây nhiễm virus quai bị khi mang thai, cách an toàn nhất cho các bà bầu là thực hiện tiêm phòng vaccine quai bị. Các bà bầu nên tiêm phòng ngay khi bắt đầu có kế hoạch mang thai vì các bác sĩ đã đưa khuyến cáo rằng không nên mang thai trong vòng ít nhất hai tháng sau khi tiêm vaccine quai bị. Ngoài ra, bà bầu cũng nên tránh tiếp xúc với những người mắc bệnh hoặc nghi mắc quai bị để giảm nguy cơ lây nhiễm virus.
Quai bị tuy không phải một bệnh lý nặng nhưng lại dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm với bà bầu và thai nhi. Vậy nên nếu thấy có các biểu hiện của bệnh, bà bầu nên đến ngay cơ sở y tế để được điều trị kịp thời. Chủ động phòng tránh bệnh là biện pháp an toàn nhất cho các bà bầu để hạn chế có nguy cơ nguy hiểm cho sức khỏe của thai nhi.