Bà bầu có nên ăn thịt chó hay không?
Trong các món ăn của người Việt Nam, thịt chó là một trong những món "hấp dẫn" đối với nhiều người và trong đó có cả những chị em đang trong thời kỳ mang thai. Tuy nhiên câu hỏi trong thời gian mang bầu có nên ăn thịt chó hay không? là vấn đề được nhiều người quan tâm. Để giải đáp thắc mắc này, hãy cùng chúng tôi theo dõi bài viết dưới đây. Bà bầu ăn được thịt chó không? Thị...
Bà bầu có nên ăn thịt chó hay không?
Trong các món ăn của người Việt Nam, thịt chó là một trong những món "hấp dẫn" đối với nhiều người và trong đó có cả những chị em đang trong thời kỳ mang thai. Tuy nhiên câu hỏi trong thời gian mang bầu có nên ăn thịt chó hay không? là vấn đề được nhiều người quan tâm. Để giải đáp thắc mắc này, hãy cùng chúng tôi theo dõi bài viết dưới đây.
Bà bầu ăn được thịt chó không?
Thịt chó là món ăn chứa nhiều chất đạm, trong thịt có hàm lượng protid, lipid, Ca, P, Fe rất cao. Cứ 100g thịt thì sẽ cung cấp 348 calo. Xương chó có canxi dạng phosphat, carbonat. Thịt chó vừa là thực phẩm ngon, vừa là vị thuốc tốt cho người có máu hàn.
Theo kinh nghiệm dân gian, một số phụ nữ sau đẻ ít sữa thì ăn cháo nấu chân chó sẽ có nhiều sữa hơn.
Vậy bà bầu có nên ăn thịt chó?
Tuy trong thịt chó có chứa nhiều chất đạm, có vai trò quan trọng trong tiến trình phát triển của thai nhi, tham gia vào quá trình tạo máu và hình thành nhau thai ở cơ thể mẹ. Tuy nhiên thông thường, nhu cầu chất đạm trung bình ở phụ nữ mang thai là khoảng 70g/ngày. Vì vậy nếu ăn quá nhiều thịt chó, lượng đạm sẽ vượt mức cho phép và ảnh hưởng đến sức khỏe của người mẹ.
Với người bị bệnh gout, nếu ăn thịt chó sẽ bị đau, làm cho bệnh nặng nề hơn do dư axit uric. Nếu ăn thịt chó quá nhiều, có thể khiến axit uric tăng lên dẫn đến nguy cơ cao về sản giật và tiền sản giật.
Ăn thịt chó nhưng phải đúng cách
Để đảm bảo tốt cho sức khỏe của mẹ lẫn thai nhi, bà bầu có thể xem thịt chó như một loại thực phẩm, nhưng lưu ý không nên ăn quá nhiều và không nên ăn thường xuyên. Bên cạnh đó chị em nên ăn đa dạng những loại thưc phẩm và ăn đủ chất các nhóm tinh bột (Gồm các loại ngũ cốc nguyên hạt, nguyên cám: ngô, khoai, yến mạch, gạo, gạo lứt, bột mì thô...); Nhóm vitamin và khoáng chất (Các loại rau lá xanh, củ, quả, hạt... và các loại thịt, hải sản khác).
Chị em cần tuân thủ tiêu chuẩn ăn chín, uống sôi và chọn các loại thực phẩm đảm bảo an toàn vệ sinh, hạn chế ăn các loại đồ hộp, thực phẩm chế biến sẵn, đồ ăn chưa chín kĩ. Tuyệt đối không ăn gỏi sống, món ăn ăn tái, thực phẩm ôi thiu để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và thai nhi.
Xem thêm: Mẹ bầu nên kiêng ăn gì khi mang thai?
{lang: 'vi'}