Bà bầu có nên ăn cháo ăn liền?

Cháo ăn liền là một loại thực phẩm ăn liền đang được được khá nhiều người tiêu dùng lựa chọn.Vậy thì ăn cháo ăn liền có tốt không? Bà bầu có nên ăn cháo ăn liền? Ăn như thế nào mới hợp lý? Hãy cùng HoiBenh đi tìm hiểu những vấn đề này qua bài viết sau đây.

Bà bầu có nên ăn cháo ăn liền? Bà bầu có nên ăn cháo ăn liền?

Cháo ăn liền là một loại thực phẩm ăn liền đang được được khá nhiều người tiêu dùng lựa chọn.Vậy thì ăn cháo ăn liền có tốt không? Bà bầu có nên ăn cháo ăn liền? Ăn như thế nào mới hợp lý? Hãy cùng HoiBenh đi tìm hiểu những vấn đề này qua bài viết dưới đây.

Cháo ăn liền và những điều cần biết

Trong các thực phẩm ăn liền, mì ăn liền đang không còn được ưa chuộng và người tiêu dùng đang có xu hướng chuyển sang các sản phẩm từ gạo như bún, miến, phở... và được chú ý nhiều nhất là cháo ăn liền với những cải tiến đột phá trong công nghệ sản xuất.

Lý do người tiêu dùng chuyển dần sang các sản phẩm từ gạo vì những món đó có tính lành, không chiên dầu, vừa đảm bảo sức khỏe mà vừa nhiều dưỡng chất. Đặc biệt, cháo ăn liền được lựa chọn vì cháo rất dễ ăn, dễ tiêu hóa, dùng cả cho bé ăn dặm, dùng cả cho người lớn tuổi và ăn vào lúc nào cũng được.

Thành phần chính của cháo ăn liền có trên thị trường hầu hết là được làm gạo thơm và các nguyên liệu khác như thịt, cá, rau củ quả... cung cấp một lượng lớn tinh bột, protein, vitamin B1, B2, B3, B6 và các dưỡng chất cần thiết khác bổ sung đủ dưỡng chất cho các bé trong giai đoạn phát triển từ 6 tháng tuổi trở lên.

vicare.vn-ba-bau-co-nen-an-chao-an-lien-body-1

Bà bầu ăn cháo ăn liền có tốt không?

Cháo ăn liền được chế biến từ gạo, có tính mát không làm nóng người, không chiên qua dầu, đảm bảo dinh dưỡng nên được nhiều bà bầu ưa chuộng. Hơn nữa, cháo ăn liền lại dễ chế biến, rất tốt cho đường tiêu hóa và dễ ăn nên dùng cho cả người lớn và trẻ em đều được

Tuy nhiên, cái gì cũng thế, sử dụng quá nhiều cũng không bao giờ đem lại sự tốt đẹp. Cháo ăn liền cũng vậy, mẹ bầu không nên sử dụng cháo ăn liền liên tục vì nếu sử dụng như vậy sẽ không tốt cho sức khỏe.

Hơn nữa, điều không thể phủ nhận là mỗi gói cháo ăn liền đều chứa nhiều loại gia vị như bột ngọt, hạt nêm... nên việc thu nạp nhiều bột ngọt, hạt nêm... vào cơ thể sẽ gây hại đến sức khỏe con người, nhất là với mẹ bầu. Và hầu hết các sản phẩm cháo ăn liền trong quá trình sản xuất đều được sấy khô nên một phần lượng dưỡng chất bị biến đổi sẽ không đáp ứng đủ nhu cầu thiết yếu của con người.

Vì vậy mà “Bà bầu ăn cháo ăn liền có tốt không?” thì câu trả lời là “Có”. Tuy nhiên, mẹ bầu nên ăn điều độ là tốt nhất. Ngoài ra, mẹ bầu nên kết hợp ăn cháo ăn liền với các thực phẩm khác để tăng độ ngon cũng như hài hòa chất dinh dưỡng cho cả mẹ và bé. Lưu ý lựa chọn có nhãn mác, xuất xứ rõ ràng, còn hạn sử dụng.

Một số loại cháo ăn liền mẹ bầu không được ăn

1. Cháo ăn liền hải sản

Đồ hải sản chứa một hàm lượng lớn đạm và canxi nhưng không phải loại hải sản nào cũng tốt cho bà bầu. Một số loại cháo hải sản như cháo cá thu, cháo cá ngừ xanh, cháo cá chỉ vàng... có chứa hàm lượng thủy ngân cao hơn hẳn các loại hải sản.

Nếu mẹ bầu ăn loại cháo này thì dễ bị nhiễm khuẩn listeria gây suy giảm hệ miễn dịch và dễ gây sảy thai. Thai nhi sẽ bị ảnh hưởng đến sự phát triển của hệ thần kinh não bộ. Khi sinh ra có thể bị chậm nói, chậm đi và chậm tư duy.

2. Cháo nấu từ khoai tây

Điều này thật ngạc nhiên đúng không? Vì khoai tây là loại thực phẩm rất giàu chất dinh dưỡng, giàu protein và hàm lượng vitamin B cao, hơn nữa lại còn chứa 18 loại axit amin cần thiết và ngăn ngừa bệnh tim mạch.

Thế nhưng đối với mẹ bầu, bởi khoai tây có chứa chất kiềm sinh vật solaninne mà chất này có khả năng cao khi tích tụ trong cơ thể sẽ gây hiệu ứng dị tật thai nhi, vì vậy mà mẹ bầu không nên sử dụng cháo ăn liền khoai tây.

3. Cháo nấu quá mặn

Nhiều mẹ bầu có thói quen ăn mặn và điều này không hề tốt trong quá trình mang thai. Ăn mặn khiến mẹ bầu tăng huyết áp và có nguy cơ gây biến chứng sản giật, thai chậm phát triển, sinh non, thai chết lưu... Và tất nhiên, vì thế mà mẹ không nên ăn cháo ăn liền có độ mặn cao.

vicare.vn-ba-bau-co-nen-an-chao-an-lien-body-2

4. Ăn cháo cùng thực phẩm tái sống

Hiển nhiền là ăn đồ tái sống chưa bao giờ được cho là tốt lành đối với phụ nữ mang thai. Mặc dù có một số món ăn khi ăn tươi sống sẽ cho cảm giác tươi ngon hơn nhưng nó có thể đem lại những hậu quả vô cùng khó lường.

Thói quen ăn cháo ăn liền cùng với một số thực phẩm tái sống kể cả như thịt bò tái, trứng tái, cá sống... của một số mẹ bầu có thể gây ảnh hưởng nặng tới thai nhi. Chưa kể đến trong thức ăn tái sống có chứa nhiều ký sinh trùng toxoplasmosis, nếu mẹ bầu ăn phải có thể gây sảy thai, thai chết lưu.

Như vậy, qua bài viết này, bạn đã biết được bà bầu có nên ăn cháo ăn liền rồi chứ? Ăn thì ăn được nhưng nên ăn có điều độ thôi nhé. Và luôn nhớ không ăn những loại cháo ăn liền không tốt cho bà bầu được nêu trên để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé. Chúc mẹ tròn con vuông!

Xét nghiệm sàng lọc thai kỳ phát hiện bất thường ở thai nhi

Xét nghiệm tại nhà HoiBenh Home

Xét nghiệm tại nhà HoiBenh Home đã và đang là lựa chọn của rất nhiều phụ nữ mang thai muốn thực hiện sàng lọc định kỳ bởi: HoiBenh Home là đối tác độc quyền của Bệnh viên Đại học Y Hà Nội và hợp tác với các bệnh viện trung ương khác, có lợi thế tuyệt đối về năng lực chuyên môn y tế như Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương. Với phương châm Minh bạch tuyệt đối - Chuyên môn hàng đầu - Dịch vụ tiện lợi, HoiBenh Home cam kết mang lại cho bạn dịch vụ xét nghiệm hữu ích, tiện dụng và nhanh chóng với:

  • 100% mẫu xét nghiệm được thực hiện bằng phòng lab hiện đại của Bệnh viện Đại học Y Hà Nội và Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương.
  • Lấy mẫu đúng giờ, biện luận ngay sau 24h có kết quả mềm.
  • Kết quả đảm bảo tính chính xác, có dấu của bệnh viện, đúng thông tin khách hàng.

vicare.vn-ba-bau-co-nen-an-chao-an-lien-body-3

Hiện HoiBenh Home cung cấp 3 gói xét nghiệm Sàng lọc thai kỳ tùy theo từng giai đoạn mang thai của mỗi mẹ, bao gồm: Sàng lọc thai kì từ tuần 11-13, Sàng lọc thai kỳ từ tuần 15-22, Sàng lọc thai kỳ từ tuần 32-36. 3 gói xét sẽ có các xét nghiệm giúp phát hiện sớm các hiện tượng bất thường khi đang mang thai nhằm có những phương pháp chăm sóc hay điều trị phù hợp và kịp thời.

Cách tính tổng giá xét nghiệm

  • Tổng giá = Phí xử lý mẫu xét nghiệm + Giá xét nghiệm (theo từng gói khách hàng lựa chọn) + Phí km tăng thêm
  • Phí xử lý : 30.000đ
  • Phí km tăng thêm : 5.000đ x (n-5) với n là số km tính từ 300 Đê La Thành nhỏ tới địa chỉ lấy mẫu

* Giá của các gói xét nghiệm Sàng lọc thai kì từ tuần 11-13, 15-22, 32-36 được cập nhật ở cuối bài viết.

* Với khách hàng muốn xử lí mẫu tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, vui lòng liên hệ với hotline để được tư vấn cụ thể.

Địa chỉ: 300 Đê La Thành nhỏ, Đống Đa, Đống Đa, Hà Nội

Hotline: (024)73.049.779 - 0984999501 (Giờ trực: 6-22h)

Giờ làm việc: Thứ Hai - Thứ Sáu: 06:00 - 15:30, Thứ Bảy: 06:00 - 10:00

Thời gian lấy mẫu: 06:00 - 20:30

Xem thêm:

  • Bà bầu nên ăn gì vào buổi tối?
  • Bà bầu ăn trứng gì để tốt cho bé trong bụng nhất?