Bà bầu bị thủy đậu thai nhi có ảnh hưởng gì không?

Mặc dù không có ảnh hưởng gì lớn đối với những người bình thường nhưng thủy đậu lại để lại những di chứng không hề nhỏ cho phụ nữ mang thai. Vậy bà bầu bị thủy đậu có ảnh hưởng đến con như thế nào? HoiBenh sẽ giúp các chị em hiểu rõ hơn về điều này.

Bà bầu bị thủy đậu thai nhi có ảnh hưởng gì không? Bà bầu bị thủy đậu thai nhi có ảnh hưởng gì không?

vicare.vn-ba-bau-bi-thuy-dau-thai-nhi-co-anh-huong-gi-khong-body-1

Thủy đậu và dấu hiệu nhận biết ở bà bầu

Thủy đậu (hay còn được gọi là trái rạ) được gây ra bởi virus Varicella zoster, bệnh thường lây qua đường hô hấp hoặc trực tiếp tiếp xúc với nguồn bệnh. Đối với người thường, thủy đậu không để lại hậu quả gì nhiều nhưng đối với bà bầu lại khác. Phụ nữ mang thai bị thủy đậu có nguy cơ biến chứng sang viêm phổi, hệ thần kinh bị tổn thương, thậm chí có thể bị tử vong.


Khi bà bầu bị thủy đậu sẽ có triệu chứng bị sốt và cảm thấy đau nhức toàn thân. Sau đó, cơ thể của mẹ bầu sẽ xuất hiện những đốm nhỏ, màu đỏ và lan dần ra khắp cơ thể rồi gây ngứa. Với những người đã từng bị thủy đậu hoặc đã tiêm vắc xin ngừa thì có thể sẽ chống lại bệnh, rất ít người mắc phải lần thứ hai, nếu có thì cũng nhẹ hơn rất nhiều.

So với người thường, bà bầu khi nhiễm thủy đậu sẽ gặp những biến chứng nguy hiểm, đặc biệt là đối với những người có hệ miễn dịch suy giảm. Thủy đậu sẽ để lại hậu quả nghiêm trọng như: viêm phổi bởi thủy đậu gây sốt cao, thở khó, bị ho ra máu hoặc hệ thần kinh bị tổn thương, não, gan... cũng bị ảnh hưởng. Bên cạnh đó, thủy đậu cũng có thể lây từ người mẹ sang thai nhi, khiến bé có nguy cơ bị hội chứng thủy từ trong bụng mẹ. Biểu hiện của hội chứng này chính là những vết sẹo dưới da, đầu của bé nhỏ hơn, đục thủy tinh thể, nhẹ cân, các chi ngắn, trẻ chậm phát triển so với những thai nhi khác.

– Trong 3 tháng đầu tiên, nếu mẹ bầu bị thủy đậu thì trẻ mắc hội chứng thủy đậu là 0,4 %. Thế nhưng, mẹ bầu còn phải đối mặt với nguy cơ bị sảy thai rất cao.

– Trong 3 tháng giữa thai kỳ: Nếu mẹ mắc thủy đậu thì sẽ có tới 2% thai nhi có thể mắc hội chứng thủy đậu bẩm sinh. Tuy nhiên, nếu mẹ mắc thủy đậu khi con quá 20 tuần thì em bé sẽ không bị ảnh hưởng gì.

– Trong 3 tháng cuối của thai kỳ: Nếu như trước khi sinh khoảng 5 ngày và sau khi sinh khoảng 2 ngày mà mẹ bị thủy đậu thì em bé cũng có nguy cơ cao bị nhiễm thủy đậu. Trong giai đoạn này, nguy cơ tử vong ở trẻ lên tới 30%.
vicare.vn-ba-bau-bi-thuy-dau-thai-nhi-co-anh-huong-gi-khong-body-2


Cách xử trí khi bà bầu bị thủy đậu trong thai kỳ

Để tránh những rủi ro có thể xảy ra, bà bầu khi bị thủy đậu trong thai kỳ cần phải làm những việc như sau:

– Cách ly với những người xung quanh: Điều này là để thủy đậu có thể lây lan rộng sang cho mọi người, đặc biệt khi nơi đó có người đang nuôi con nhỏ hoặc có trẻ nhỏ. Chỉ cần cách ly cho đến khi các vết thủy đậu của thai phụ đóng vảy là được.

– Giữ gìn vệ sinh sạch sẽ và ăn uống khoa học, hợp lý: Mẹ bầu cần giữ phòng ốc thoáng mát, gọn gàng và ăn đủ chất, uống nhiều nước, bổ sung thêm vitamin C để tăng sức đề kháng cho cơ thể. Luôn giữ cho cơ thể được sạch sẽ để da khô thoáng, không làm vỡ các mụn nước.

– Nếu bị sốt, hãy sử dụng Paracetamol bởi đây là thuốc hạ sốt rất an toàn cho bà bầu. Tuy nhiên, mẹ bầu cũng không nên sử dụng trong thời gian quá dài, mỗi lần uống phải cách nhau ít nhất 4 tiếng.

– Các bác sĩ có thể sẽ kê cho mẹ bầu thuốc Varicella Zoster immunoglobulin ( hay VZIG ). Đây là loại thuốc vừa có tác dụng ngăn ngừa thủy đậu lây lan đến thai nhi mà còn giảm được các biến chứng cho mẹ bầu.

Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của cả mẹ và bé, trước khi định mang thai, bạn hãy kiểm tra khả năng miễn dịch của mình với virus thủy đậu. Nếu chưa từng mắc thủy đậu, bạn nên tiêm phòng ít nhất một tháng trước khi mang bầu. Đồng thời, nên tránh xa những nơi có mầm mống virus gây thủy đậu, thực hiện lối sống khoa học để giữ cho cơ thể khỏe mạnh nhất. Khi bà bầu bị thủy đậu thì nhanh chóng liên hệ với các bác sĩ để nhận được lời khuyên tốt nhất cho sức khỏe.