Bà bầu bị sốt xuất huyết trong ba tháng đầu có giữ được con không?

Sốt xuất huyết là bệnh do virut gây ra, chúng lây lan qua đường muỗi đốt. Đây là căn bệnh khá nguy hiểm vì nó có tốc độ lây lan rất nhanh và để lại những biến chứng khó lường. Đối với phụ nữ mang thai, nhất là trong ba tháng đầu nếu bị sốt xuất huyết sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới thai nhi.

Bà bầu bị sốt xuất huyết trong ba tháng đầu có giữ được con không? Bà bầu bị sốt xuất huyết trong ba tháng đầu có giữ được con không?

Sốt xuất huyết là bệnh do virut gây ra, chúng lây lan qua đường muỗi đốt. Đây là căn bệnh khá nguy hiểm vì nó có tốc độ lây lan rất nhanh và để lại những biến chứng khó lường. Đối với phụ nữ mang thai, nhất là trong ba tháng đầu nếu bị sốt xuất huyết sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới thai nhi.

Hiện nay bệnh sốt xuất huyết đã có phương pháp điều trị và phòng tránh hiệu quả, tuy nhiên nếu không được thực hiện kịp thời và đúng cách thì vẫn gây ra những nguy hiểm, thậm chí là tử vong. Biểu hiện của sốt xuất huyết ban đầu thường là sốt kèm theo các triệu chứng viêm đường hô hấp, nếu không xử lý kịp thời bệnh chuyển sang giai đoạn nặng với những biến chứng khó lường. Vì vậy, phụ nữ mang thai nên tìm hiểu để có các phương án ngăn chặn bệnh ngay từ đầu.

vicare.vn-ba-bau-bi-sot-xuat-huyet-trong-ba-thang-dau-co-giu-duoc-con-khong-body-1

Nguy hiểm của sốt xuất huyết đối với phụ nữ mang thai ba tháng đầu

Nếu khi mang thai bi mắc sốt xuất huyết thì rất khó điều trị, các thuốc có thể dùng cho người bình thường sẽ khó dùng cho mẹ vì rất dễ gây ảnh hưởng tới thai nhi. Do đó, tính mạng của cả mẹ và em bé đều nằm trong tình trạng nguy hiểm.

  • Đối với mẹ có thể bị xuất huyết dưới da, chảy máu một số bộ phận như chân răng, đường tiêu hóa. Bệnh sẽ tiến triển nặng hơn gây tăng men gan cao, tràn dịch ổ bụng hay màng phổi, dẫn tới tình trạng bong nhau non, thai chết lưu, hoặc tử vong cả mẹ.

  • Đối với thai nhi sẽ gây sảy thai, sinh non, mắc các dị tật.

Tuy rất nguy hiểm nhưng các mẹ cũng không nên quá lo lắng, khi bị sốt xuất huyết nếu được điều trị và theo dõi bởi các bác sỹ chuyên khoa thì tình trạng bệnh sẽ thuyên giảm dần mà ít gây tác động nhiều tới thai nhi, không nhất thiết phải tiến hành bỏ thai.

Cần làm gì khi bị sốt xuất huyết khi mang thai ba tháng đầu?

Khi thấy các triệu chứng ho, sốt, viêm đường hô hấp thì rất có thể mẹ đã bị mắc sốt xuất huyết. Lúc này cần bình tĩnh, và đến gặp bác sỹ để được khám xét và đưa ra phương pháp điều trị hợp lý nhất, tránh sự ảnh hưởng đến mẹ và thai nhi.

Mẹ nên hạn chế tiếp xúc với nước lạnh nếu bị sốt xuất huyết, tráng ra đường đi lại nhiều để tránh gió và sự lây nhiễm lan rộng.

Thực hiện chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý, bổ sung các chất dinh dưỡng để tăng sức đề kháng cho cơ thể.

Tuyêt đối không tự ý sử dụng các loại thuốc để điều trị vì rất dễ làm cho bệnh nặng thêm, đồng thời gây ảnh hưởng tới thai nhi.

vicare.vn-ba-bau-bi-sot-xuat-huyet-trong-ba-thang-dau-co-giu-duoc-con-khong-body-2

Các biện pháp phòng tránh sốt xuất huyết khi mang thai

Bác sỹ khuyên phụ nữ nên chủ động phóng tránh sốt xuất huyết tại nơi sinh sống bằng các biện pháp đơn giản và dễ thực hiện như sau:

  • Dọn dẹp nơi ở, phát quang các bụi rậm, sắp xếp đồ đạc xung quanh gọn gàng để tạo môi trường thông thoáng, không có nơi trú ngụ cho muỗi.

  • Khi đi ngủ nên mắc màn, tránh cho sự tiếp xúc giữa muỗi với da.

  • Mặc quần áo dài, chân nên đi tất, tránh các nơi ẩm thấp.

  • Uống nhiều nước, cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, có chế độ tập luyện và nghỉ ngơi hợp lý để tăng sức đề kháng cho cơ thể.

  • Có thể sử dụng một số loại hương chống muỗi hay dung dịch bôi lên da để ngăn muỗi nếu các loại này không ảnh hưởng tới thai nhi.

Mang thai ba tháng đầu là khoảng thời gian vô cùng quan trọng, vì vậy các mẹ hết sức lưu ý để tránh bị sốt xuất huyết. Nếu không may bị nhiễm bệnh, cần đến ngay các cơ sở ý tế để có cách điều trị kịp thời, giảm thiểu tác động tới thai nhi. Không nhất thiết phải bỏ thai, nhưng cần được bác sỹ theo dõi liên tục nhằm phát hiện các bất thường có thể sảy ra.
>>> Xem thêm: Có thai bị sốt xuất huyết phải điều trị ra sao?