Bà bầu bị đau đầu và những điều cần biết

Đau đầu là một trong những hiện tượng thường gặp khi mang thai, thậm chí có những cơn đau dữ dội và kéo dài, gây ra nhiều phiền phức cho chị em phụ nữ. Vậy bà bầu bị đau đầu có phải một hiện tượng nguy hiểm? Cần lưu ý những gì trong trường hợp này? Hãy tìm hiểu ngay trong bài viết sau đây.

Bà bầu bị đau đầu và những điều cần biết Bà bầu bị đau đầu và những điều cần biết

Đau đầu là một trong những hiện tượng thường gặp khi mang thai, thậm chí có những cơn đau dữ dội và kéo dài, gây ra nhiều phiền phức cho chị em phụ nữ. Vậy bà bầu bị đau đầu có phải một hiện tượng nguy hiểm? Cần lưu ý những gì trong trường hợp này? Hãy tìm hiểu ngay trong bài viết sau đây.

1. Nguyên nhân bà bầu bị đau đầu

1.1. Nguyên nhân các mẹ bầu bị đau đầu trong 3 tháng đầu thai kỳ

Trong hầu hết các trường hợp, hiện tượng đau đầu sẽ xuất hiện vào 3 tháng đầu của thai kỳ. Có đến hơn 80% mẹ bầu mang thai bị đau đầu ở thời kỳ này, nguyên nhân chủ yếu bắt nguồn từ sự thay đổi của hormone trong cơ thể.

Khi nồng độ của một số hormone tăng lên, cơ sẽ căng và làm xáo trộn việc tuần hoàn máu trong cơ thể. Lúc này, vóc dáng của mẹ bầu sẽ có sự thay đổi rõ rệt và hiện tượng bà bầu bị đau đầu buồn nôn sẽ dần hình thành, lặp đi lặp lại.

1.2. Nguyên nhân các mẹ bầu bị đau đầu trong 3 tháng giữa thai kỳ

Ở thời kỳ này, chế độ sinh hoạt thiếu khoa học, môi trường ồn ào cũng như khối lượng của thai nhi trong bụng sẽ khiến mẹ bị căng thẳng, ảnh hưởng đến hệ thần kinh và máu lên não bị thiếu hụt, tạo ra những cơn đau đầu khó chịu cho mẹ.

1.3. Nguyên nhân các mẹ bầu bị đau đầu trong 3 tháng cuối thai kỳ

Cũng có một số bà bầu bị đau đầu vào khoảng 3 tháng cuối của thai kỳ do trọng lượng của thai nhi lớn, quá trình lưu thông máu cũng vì thế mà bị cản trở, gây ra những cơn đau dai dẳng.

vicare.vn-ba-bau-bi-dau-dau-va-nhung-dieu-can-biet-body-1

2. Các hiện tượng đau đầu ở bà bầu

2.1. Bà bầu bị đau đầu buồn nôn

Đau đầu đi kèm với buồn nôn là hiện tượng rất thường gặp ở các mẹ bầu trong giai đoạn đầu của thai kỳ. Có 3 nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng bà bầu bị đau đầu buồn nôn:

  • Sự tăng hormone nội tiết Beta hCG trong cơ thể, dẫn đến chứng buồn nôn và nôn ói.
  • Khứu giác có độ nhạy cảm cao: hormone Estrogen tăng cao làm cho khứu giác của phụ nữ nhạy hơn, vì thế mà ngửi bất kỳ mùi gì lạ cũng có thể khiến mẹ bầu khó chịu, buồn nôn.
  • Đường tiêu hóa thay đổi: progesterone có trong thực quản, ruột và dạ dày tăng đáng kể sẽ làm cho tiêu hóa bị cản trở, thức ăn bị tích tụ lại trong dạ dày, dẫn đến các triệu chứng buồn nôn và nôn ói.

2.2. Bà bầu bị đau đầu chóng mặt

Đôi khi bà bầu bị đau đầu chóng mặt không phải hiện tượng lạ. Trong thời gian này, hệ thống tim mạch của bạn sẽ thay đổi, nhịp tim tăng cao và lượng máu của cơ thể sẽ tăng gấp rưỡi, tạo ra sự choáng váng và chóng mặt.

Tuy nhiên, nếu như hiện tượng này thường xuyên xuất hiện và bạn thậm chí choáng đến mức ngất đi, bạn cần phải gặp bác sĩ ngay.

2.3. Bà bầu bị đau đầu nửa đầu

Chứng đau nửa đầu ở bà bầu có thể xuất hiện ở bất kỳ thời gian nào của thai kỳ, phổ biến nhất là ở giai đoạn đầu và giai đoạn cuối. Hiện tượng này bắt nguồn từ sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể khi mang thai. Ngoài ra, một số nguyên nhân khác như căng thẳng, mệt mỏi, chế độ dinh dưỡng thiếu khoa học... cũng có thể ảnh hưởng đến hệ thần kinh và gây ra đau nửa đầu.

3. Bà bầu bị đau đầu phải làm sao?

Thông thường, hiện tượng đau đầu ở mẹ bầu là một hiện tượng phổ biến và không có nhiều đáng ngại. Để có thể nhanh chóng đẩy lùi những cơn đau này (cho dù chúng xuất phát từ lý do nào đi nữa), các mẹ bầu nên tập trung cải thiện 3 vấn đề chính.

  • Chế độ dinh dưỡng

Chế độ này sẽ được xây dựng dựa trên sở thích và khả năng hấp thụ thức ăn của từng bà bầu. Bạn nên xây dựng một chế độ có đầy đủ các nhóm dinh dưỡng: đạm, tinh bột, chất béo, chất xơ, vitamin và khoáng chất... Không nên uống các đồ uống có ga hoặc có cồn, nước ép đóng chai... bởi chúng sẽ gây một sức ép lên hệ thần kinh, làm cho những cơn đau thêm nghiêm trọng.

vicare.vn-ba-bau-bi-dau-dau-va-nhung-dieu-can-biet-body-2
  • Chế độ nghỉ ngơi

Bạn nên tranh thủ nghỉ ngơi với những giấc ngủ ngắn giữa các khoảng thời gian trong ngày. Khi ngủ, nên chọn một không gian tối và yên tĩnh để giấc ngủ sâu hơn.

Những thú vui nhẹ nhàng, tao nhã như đọc sách hay viết nhật ký, nghe nhạc, vẽ tranh... cũng được khuyến khích để giúp mẹ bầu bớt đau đầu.

Quan trọng nhất, thời gian làm việc và nghỉ ngơi cần được sắp xếp một cách hợp lý. Thời gian này, bạn không nên làm việc nhiều nữa. Tuyệt đối không thức khuya hay sử dụng điện thoại liên tục.

  • Chế độ thể dục

Khi mang thai, việc tập thể dục nhẹ nhàng sẽ đem lại cho cơ thể rất nhiều lợi ích. Máu sẽ lưu thông đều, quá trình trao đổi chất diễn ra mạnh mẽ hơn và nhờ đó, tình trạng đau đầu cũng sẽ dần biến mất.

4. Bà bầu bị đau đầu uống thuốc gì?

Khi mang thai và bị đau đầu, bạn có thể sử dụng những loại thuốc giảm đau nhẹ như Acetaminophen theo đúng chỉ định của bác sĩ. Các mẹ bầu chú ý tuyệt đối không được dùng các loại thuốc giảm đau mạnh như Ibuprofen hay Aspirin hoặc các loại thuốc đặc trị đau nửa đầu nếu không có hướng dẫn của bác sỹ.

5. Cách phòng tránh đau đầu khi mang thai

Bị đau đầu khi mang thai, đặc biệt là trong thời gian đầu của thai kỳ là điều khó có thể tránh khỏi. Tuy nhiên, để hạn chế những cơn đau xuất hiện với tần suất cao hơn, thì một số biện pháp phòng tránh sau là cần thiết:

  • Tập luyện hàng ngày.
  • Giữ cho bản thân luôn trong tâm thế thoải mái, thư giãn, tránh áp lực và căng thẳng.
  • Chia bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ hơn để cơ thể dễ dàng hấp thụ dinh dưỡng, duy trì đường huyết ở mức ổn định.
  • Uống nhiều nước.
  • Chế độ ngủ khoa học, ngủ đủ giấc, hạn chế thức khuya.
  • Một số giải pháp phản hồi sinh học khác (các bác sỹ sản sẽ tư vấn thêm).

Có thể thấy, bà bầu bị đau đầu là hiện tượng tương đối phổ biến. Tuy nhiên, nếu như bạn không chú ý và thận trọng trong việc chăm sóc sức khỏe của mình, điều này sẽ đem lại cho bạn mệt mỏi, khó chịu. Hãy luôn đặt sức khỏe của bản thân và của bé lên hàng đầu nhé.

Xem thêm:

  • 7 triệu chứng đau đầu cần gặp ngay bác sĩ
  • Làm sao khi mẹ bầu bị đau đầu, mệt mỏi khi mang thai 3 tháng cuối?