Bà bầu bị chóng mặt và những điều cần biết

Khi mang thai, nhiều chị em dễ bỏ qua một số triệu chứng tưởng chừng vô hại. Khi bà bầu bị chóng mặt thường xuyên - hãy chú cảnh giác (đặc biệt trong giai đoạn đầu thai kỳ) vì điều này có thể cảnh báo một số vấn đề sức khỏe.

Bà bầu bị chóng mặt và những điều cần biết Bà bầu bị chóng mặt và những điều cần biết

Khi mang thai, phụ nữ đối diện với nhiều thay đổi về mặt thể chất và tâm lý. Cơ thể bà bầu luôn phải đối diện và thích ứng với vô số những hiện tượng trước đây ít gặp. Bản thân chị em mang thai cũng thường hay bỏ qua một số triệu chứng tưởng chừng vô hại. Trong đó, các cơn chóng mặt xuất hiện trong thai kỳ là dấu hiệu cảnh báo một số vấn đề về sức khỏe mẹ bầu đang gặp phải. Vậy làm thế nào để nhận biết và xử lý được triệu chứng chóng mặt ở bà bầu? Bài viết này sẽ là những thông tin hữu ích cho những ai sắp và đang mang thai.

1. Nguyên nhân khiến bà bầu bị chóng mặt

Thay đổi huyết áp

Trong thời kỳ mang thai, đặc biệt là trong 3 tháng đầu tiên, các chị em hay bị ốm nghén, chóng mặt, buồn nôn là do cơ thể chưa thích nghi với bào thai trong tử cung. Mọi cơ chế hoạt động, trao đổi chất của mẹ đều phải thay đổi nhằm nuôi dưỡng sự sống của thai nhi. Trong đó, hệ tim mạch của mẹ sẽ phải làm việc “vất vả” hơn để cung cấp đủ máu cho cả mẹ và thai nhi. Quá trình hoạt động này khiến tim của phụ nữ đập nhanh hơn, lưu lượng máu vận chuyển nhiều hơn. Tuy nhiên, cũng có lúc máu chảy về tĩnh mạch chậm hơn, huyết áp giảm xuống sẽ tạo nên cảm giác choáng, chóng mặt.

Tình trạng huyết áp giảm sẽ bắt đầu từ khi mang thai và ở mức thấp nhất khi đang ở giữa thai kỳ, sau đó sẽ tăng cao và dần ổn định vào những tháng cuối.

Thiếu máu

Việc giảm số lượng hồng cầu trong máu chính là hiện tượng thiếu máu. Ở phụ nữ mang thai thì nguy cơ thiếu máu lại càng trở nên phổ biến hơn. Nguyên nhân là do thai nhi ngày càng phát triển, chúng cần chất dinh dưỡng nhiều hơn nhưng cơ thể mẹ không đủ để cung cấp. Khi bị ốm nghén dẫn đến không ăn uống được, hay bị nôn hoặc ăn uống không đủ chất đều gây ra tình trạng thiếu máu. Do vậy, phụ nữ mang thai thường mệt mỏi, chóng mặt và đôi lúc bị sụt cân trong giai đoạn đầu.

vicare.vn-ba-bau-bi-chong-mat-va-nhung-dieu-can-biet-body-1

Mất nước

Mất nước cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến chóng mặt ở mẹ bầu. Do nôn ói, cung cấp cho túi ối, nhau thai nên cơ thể người mẹ thường xuyên bị mất nước. Nếu tình trạng mất nước không được cải thiện sẽ xảy ra một vài biến chứng nguy hiểm như: thiếu nước ối, sinh non, dị tật ống thần kinh ở thai nhi ... Do đó, mẹ bầu hãy uống nhiều nước và dành thời gian nghỉ ngơi.

Đứng dậy quá nhanh

Khi đứng dậy quá nhanh, thay đổi tư thế đột ngột, máu không kịp điều chỉnh lên não nên mẹ bầu sẽ bị chóng mặt ngay lúc đó. Các cơn chóng mặt sẽ nhanh hết, nếu chị em mang thai thấy hiện tượng này lặp lại nhiều lần và kéo dài khi đã đứng lên một lúc thì nên gặp bác sĩ để được chuẩn đoán.

Tác động môi trường bên ngoài

Khi mang thai, cơ thể phụ nữ dễ nhạy cảm với các tác nhân gây khó chịu bên ngoài. Trời oi bức, đông người dẫn đến ngột ngạt khiến cho một số bà bầu bị choáng nhẹ. Bên cạnh đó, việc tắm hơi khi mang thai cũng nên hạn chế vì lúc này mạch máu sẽ giãn ra, nguy cơ hạ huyết áp, hoa mắt, chóng mặt.

Nằm ngửa ngủ khi mang thai

Điều này tưởng chừng vô hại nhưng lại ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và con. Nhất là khi bụng bầu đã to, thai nhi ở trong giai đoạn giữa thai kỳ trở về sau cần tránh nằm ngửa khi ngủ. Nguyên do là vì khi mẹ nằm ngửa, các động mạch chủ bị trọng lượng đè lên khiến cho máu khó lưu thông, em bé sẽ dễ bị ngạt và tụt huyết áp ở mẹ. Chính vì lý do này mà các chuyên gia khuyên mẹ bầu nên nằm nghiêng khi ngủ.

2. Những nguy hiểm của chóng mặt đối với mẹ đang mang thai

Chóng mặt, hoa mắt vài lần và sẽ biến mất khi mẹ và thai nhi đã ổn định thì không đáng lo ngại. Nhưng nếu tình trạng này lặp lại với tần suất liên tục, thậm chí dẫn đến ngất xỉu thì cần phải đặc biệt lưu tâm.

Khi mẹ bầu ở một mình, việc bị chóng mặt sẽ nguy hiểm cho mẹ và bé. Té ngã gây ra chấn thương, tai nạn khi đang điều khiển giao thông, không cấp cứu kịp thời sẽ vô cùng nguy hiểm.

Về lâu dài, tình trạng huyết áp thấp, chóng mặt thường xuyên xảy ra trong thời kỳ mang thai sẽ khiến cho tâm cơ thể và tâm trạng mẹ bầu mệt mỏi, mất sức.

Đặc biệt, những cảnh báo của cơ thể thông qua biểu hiện chóng mặt nếu không được cải thiện đúng cách sẽ làm tình trạng chóng mặt nặng hơn, ảnh hưởng đến thai nhi.

vicare.vn-ba-bau-bi-chong-mat-va-nhung-dieu-can-biet-body-2

3. Cần làm gì khi bà bầu bị chóng mặt?

  • Khi mang thai, các bà mẹ nên cẩn thận trong vận động đi lại. Nên vận động nhẹ nhàng, tránh đứng quá lâu hoặc đứng dậy quá nhanh.
  • Khi bị chóng mặt, cần nhanh chóng tìm chỗ nghỉ ngơi. Không nên tự chạy xe máy hoặc đi đâu một mình.
  • Uống một ly trà gừng nóng hoặc ngậm vài viên kẹo ngọt để tăng lượng đường trong máu, giúp giảm thiểu tình trạng bị chóng mặt.
  • Khi đang tắm hơi, ngâm bồn nước ấm nếu thấy chóng mặt hãy nhanh chóng bước khỏi bồn, giữ ấm cơ thể và theo dõi diễn biến.
  • Nếu cảm thấy chóng mặt, hoa mắt không đỡ, hãy đưa mẹ bầu đến ngay bệnh viện và gặp bác sĩ chuyên khoa.

4. Phòng tránh chứng chóng mặt ở phụ nữ mang thai

  • Cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể để tránh bị suy nhược, thiếu máu dẫn đến thiếu sắt. Mẹ bầu không nên kiêng khem quá kỹ. Nếu ốm nghén không ăn được có thể uống sữa hoặc chia thức ăn ra làm nhiều bữa ăn nhỏ để không bị “quá tải”.
  • Hãy dành thời gian nghỉ ngơi, vận động nhẹ nhàng, hợp lý. Nên tìm hiểu về các triệu chứng mẹ bầu thường hay gặp để hiểu và phòng tránh tốt hơn.
  • Nên tập thể dục, yoga rất tốt cho phụ nữ mang thai.
vicare.vn-ba-bau-bi-chong-mat-va-nhung-dieu-can-biet-body-3
  • Tránh nằm ngửa lúc ngủ. Kê gối và nệm để dễ nằm nghiêng mà không bị chuột rút, bị mỏi.
  • Mặc quần áo dành cho bà bầu rộng rãi, dễ cử động giúp máu lưu thông tốt hơn.
  • Chia sẻ những rắc rối bạn đang gặp với người bạn đời để được chia sẻ và chăm sóc, tạo tâm lý thoải mái.
  • Luôn trao đổi với bác sĩ và thường xuyên thăm khám để làm chủ mọi tình huống.

Những chia sẻ trên đây ít nhiều đã giúp các mẹ hiểu rõ hơn về triệu chứng chóng mặt khi có thai. Chúc các mẹ luôn có một sức khỏe dẻo dai, thai kỳ an toàn và mẹ tròn con vuông.

Xem thêm:

  • 7 dấu hiệu mang thai bé trai thường thấy ở các mẹ bầu
  • Những điều bà bầu cần tránh khi mang thai tháng đầu tiên
  • Mẹ bầu mang thai bị viêm xoang có sao không?