Bà bầu ăn đầu cá hồi được không?

Cá hồi là một trong những thực phẩm dinh dưỡng hàng đầu được khuyến nghị cho mẹ bầu ăn vào những tháng thai kỳ và sau thai kỳ. Tuy nhiên, không phải ai cũng có đủ khả năng tài chính để ăn loại thực phẩm này. Trong trường hợp đó, bà bầu ăn đầu cá hồi được không và giá trị dinh dưỡng nhận được như thế nào?

Bà bầu ăn đầu cá hồi được không? Bà bầu ăn đầu cá hồi được không?

Cá hồi là một trong những thực phẩm dinh dưỡng hàng đầu được khuyến nghị cho mẹ bầu ăn vào những tháng thai kỳ và sau thai kỳ. Tuy nhiên, không phải ai cũng có đủ khả năng tài chính để ăn loại thực phẩm này. Trong trường hợp đó, bà bầu ăn đầu cá hồi được không và giá trị dinh dưỡng nhận được như thế nào?

Những giá trị dinh dưỡng từ cá hồi cho mẹ bầu

Nhiều bác sỹ khuyến nghị mẹ bầu nên ăn cá hồi bởi vô số lợi ích sau:

  • Kích thích sự phát triển của não bộ thai nhi: cá hồi có chứa một lượng dồi dào các acid béo không no có vai trò quan trọng trong quá trình phân chia các tế bào não và hệ thần kinh.
  • Hỗ trợ ổn định tâm trạng của mẹ bầu: nguồn DHA có trong cá hồi cao hơn rất nhiều so với các loại sữa dinh dưỡng, do đó có khả năng cải thiện tâm trạng và ổn định tinh thần của mẹ bầu.
  • Bảo vệ sức khỏe tim mạch: theo nghiên cứu từ trường Y tế cộng động thuộc Đại học Harvard, Hoa Kỳ, acid béo omega-3 có trong cá hồi sẽ ổn định cholesterol có trong máu và huyết áp, ngăn chặn các nguy cơ bệnh tim, đột quỵ...
  • Phát triển võng mạc mắt của thai nhi: các loại vitamin như vitamin B3, vitamin B6, vitamin B12 sẽ hỗ trợ chuyển hóa dinh dưỡng trong thức ăn và DHA cũng hỗ trợ tốt cho sự phát triển của võng mạc thai nhi, làm tiền đề để thị lực của bé sau này nhanh nhạy hơn.
vicare.vn-ba-bau-an-dau-ca-hoi-duoc-khong-body-1

Không mua được cá hồi, bà bầu ăn đầu cá hồi được không?

Như đã trình bày ở phần 1, cá hồi là một loại thực phẩm cực kỳ bổ dưỡng và phù hợp với mọi lứa tuổi, đặc biệt là phụ nữ mang thai bởi nó không chỉ củng cố sức khỏe của mẹ mà còn hỗ trợ cho sự phát triển toàn diện của bé.

Tuy nhiên, trên thị trường hiện nay, giá của cá hồi khá cao, khoảng 250.000 đồng đến 300.000 đồng/kg phi lê cá hồi Sapa và đối với cá hồi Na Uy, mức giá này lên đến 400.000 đồng đến 500.000 đồng/kg. Chính vì thế, không phải gia đình nào cũng có đủ khả năng tài chính để thêm món này vào thực đơn của mẹ bầu.

Nhiều người đắn đo rằng không biết liệu bà bầu ăn đầu cá hồi được không và giá trị dinh dưỡng của đầu cá hồi so với cá hồi như thế nào.

Câu trả lời là hoàn toàn được. Đầu cá hồi có giá thành rẻ hơn so với thịt cá hồi, bao gồm các dưỡng chất như:

  • Protein lành mạnh: theo nhiều nghiên cứu, đầu cá hồi có chứa nhiều protein lành mạnh và tốt cho sức khỏe hơn so với thịt cá.
  • Acid béo Omega-3: toàn bộ cơ thể của cá hồi đều có hàm lượng cao các acid béo Omega-3, do đó, không cần phải ăn thân mà chỉ ăn đầu cá hồi cũng sẽ có thể hấp thụ đủ dưỡng chất này.
  • Vitamin A: não và mỡ trong đầu cá hồi có hàm lượng lớn vitamin A và thậm chí nhiều hơn so với các bộ phận khác của cá. Vitamin A có vai trò quan trọng trong hệ miễn dịch và là hoạt chất chống oxy hóa tự nhiên, nhờ đó tăng cường sức khỏe và chống lại các bệnh tật.

Ngoài nguồn dinh dưỡng dồi dào, đầu cá hồi cũng đáp ứng rất tốt về điều kiện tài chính của nhiều gia đình. Tại các siêu thị, đầu cá hồi được bán với giá 50.000 đồng/kg đối với cá nuôi lạnh trong nước và 80.000 đồng/kg đối với cá nhập khẩu. Ở một số dịp khuyến mãi, thậm chí đầu cá hồi giảm chỉ còn 35.000 đồng đến 40.000 đồng/kg mà thôi. Vì vậy, bất kỳ gia đình nào cũng có thể bổ sung thực phẩm bổ dưỡng này trong thực đơn hàng ngày.

Lưu ý khi chọn mua – chế biến đầu cá hồi cho mẹ bầu

Hướng dẫn chọn mua đầu cá hồi tươi ngon cho mẹ

Tuy bổ dưỡng, nhưng theo khuyến cáo của nhiều chuyên gia, đầu cá lại là nơi dễ bị tích lũy kim loại nặng, đặc biệt là thủy ngân bên trong. Nếu không chú ý chọn mua đúng cá chất lượng, mẹ bầu sẽ có nguy cơ cao bị ngộ độc khi ăn đầu cá hồi, ảnh hưởng đến tính mạng của thai nhi.

Vì vậy, khi chọn mua đầu cá hồi, mẹ phải hết sức cẩn thận.

  • Bạn nên tìm mua đầu cá hồi ở các siêu thị uy tín và có quy mô kinh doanh rộng. Khi lựa chọn, mẹ nên chọn những đầu cá có màu ánh bạc, hơi xanh và thịt cá còn nguyên màu hồng cam tự nhiên, mắt cá trong, không bị đục.
  • Đầu cá hồi Na Uy thường có vị thơm ngọt, béo ngậy và an toàn hơn so với đầu cá hồi Sapa do được nuôi trong vùng lạnh với điều kiện lý tưởng.
vicare.vn-ba-bau-an-dau-ca-hoi-duoc-khong-body-2

Cách chế biến đầu cá hồi thành món bổ dưỡng

Đầu cá hồi khi được chế biến đúng cách cũng mang lại không ít giá trị dinh dưỡng cho mẹ bầu. Hầu hết trường hợp, đầu cá hồi sẽ được dùng để nấu lẩu, nấu canh chua hoặc nướng. Dù chế biến theo cách nào, đầu cá vẫn giữ được hương vị thơm ngon và màu đẹp mắt.

Tuy nhiên, để sơ chế cho hết mùi tanh của cá lại là vấn đề không phải ai cũng biết. Dưới đây là một số bước giúp bạn sơ chế đầu cá:

  • Đầu tiên, rửa sạch và chặt đầu cá thành từng miếng nhỏ (từ 6 đến 8 miếng), sau đó bóp với muối trắng một lúc và rửa sạch.
  • Tiếp theo, đổ rượu trắng, gừng vào đầu cá và ướp thêm 10 phút nữa, tiếp theo rửa sạch.

Các bước này sẽ loại bỏ mùi hôi tanh mà vẫn giữ được vị ngọt thịt, béo ngậy trong đầu cá hồi.

Qua bài viết này, hẳn bạn đã biết bà bầu ăn đầu cá hồi được không cũng như một số lưu ý cần nhớ khi chọn thực phẩm này để bổ sung vào bữa ăn cho các mẹ bầu. Bên cạnh cá hồi/đầu cá hồi, đừng quên bổ sung thêm nhiều thực phẩm dinh dưỡng khác vào thực đơn hàng ngày để mẹ và bé đều khỏe mạnh.

Xem thêm:

  • Bà bầu nên ăn cá gì tốt cho sức khỏe?
  • Bà bầu ăn gì và uống gì để nhiều nước ối?
  • Ăn lươn tốt cho bà bầu nếu chế biến đúng cách