Ăn nấm khi mang thai cần lưu ý những gì?

Một trong những loại thực phẩm rất giàu chất dinh dưỡng rất tốt cho phụ nữ mang thai là nấm. Tuy nhiên không phải loại nấm nào phụ nữ mang thai cũng có thể ăn được. Trong thực tế có hàng trăm loại nấm khác nhau bày bán trên thị trường nên bà bầu buộc phải có những lựa chọn vô cùng cẩn thận để tránh bị ngộ độc, ảnh hưởng đến sức khỏe bản thân và thai nhi.

Ăn nấm khi mang thai cần lưu ý những gì? Ăn nấm khi mang thai cần lưu ý những gì?

Một trong những loại thực phẩm rất giàu chất dinh dưỡng rất tốt cho phụ nữ mang thai là nấm. Tuy nhiên không phải loại nấm nào phụ nữ mang thai cũng có thể ăn được. Trong thực tế có hàng trăm loại nấm khác nhau bày bán trên thị trường nên bà bầu buộc phải có những lựa chọn vô cùng cẩn thận để tránh bị ngộ độc, ảnh hưởng đến sức khỏe bản thân cũng như sức khỏe của thai nhi.

Vậy bà bầu có nên ăn nấm hay không và công dụng của nấm đối với phụ nữ mang thai như thế nào? Thông qua bài viết này, HoiBenh sẽ giải quyết thắc mắc cho các bạn.

Những lợi ích của nấm đối với phụ nữ mang thai

Trong nấm có chứa nhiều vitamin, đặc biệt là vitamin B rất tốt cho sự phát triển và hoàn thiện cơ thể của thai nhi. Axit pantothenic và kẽm có trong một số loại nấm cũng giúp cho cơ thể sản xuất hóc môn, kích thích hệ thần kinh của thai nhi, giúp bé thông minh hơn.

Nấm là thực phẩm rất giàu Kaki, một hoạt chất giúp cân bằng chất lỏng cũng như huyết áp, ổn định cơ thể, duy trì chức năng thần kinh và nhịp tim cho phụ nữ mang thai. Có thể nói ăn nấm sẽ giúp bạn bình tĩnh và cảm thấy thoải mái hơn.

Niacin trong nấm giúp cho quá trình tiêu hóa và hệ tiêu hóa của bà bầu làm việc tốt hơn. Nấm cũng là loại thực phẩm giúp giảm hấp thu Cholestrol trong dạ dày, giảm mỡ máu và các bệnh về mạch vành.

Hơn cả vậy, trong nấm còn có các chất như riboflavin hay selen giúp tăng năng xuất và hoạt động của các tế bào cũng như hồng cầu trong cơ thể người mẹ lẫn thai nhi. Selen giúp chống oxy hóa và đảm bảo hệ miễn dịch hoạt động hiệu quả trong suốt thai kỳ.

Nấm là một trong những thực phẩm cần thiết cho sức khỏe của phụ nữ mang thai.

vicare.vn-nam-khi-mang-thai-can-luu-y-nhung-gi-body-1

Những lưu ý khi sử dụng nấm

Mặc dù nhiều dinh dưỡng, nhiều vitamin và các chất bổ dưỡng, tuy nhiên không vì thế mà phụ nữ mang thai được ăn nhiều nấm.

Có rất nhiều loại nấm chứa độc tố nhưng vẫn được bán trên thị trường. Những loại độc tố này có thể chiếm hàm lượng rất nhỏ tuy nhiên do cơ thể của phụ nữ mang thai khá nhạy cảm và yếu ớt nên vẫn có nguy cơ bị nhiễm độc.

Các bà bầu thông thái chỉ nên lựa chọn những loại nấm thông thường nhứ nấm rơm, nấm mồng gà... và đặc biệt là tránh xa những loại nấm có thành phần mà mình dị ứng.

Khi đi mua nấm, mẹ bầu nên chọn lựa thật kỹ càng, xem xét nơi sản xuất cũng như thời gian thu hoạch nấm. Chọn nhưng túi nấm còn tươi, hình dáng tròn chịa không bị dập nát, săn chắc. Mặc dù nấm có thể được bảo quản trong tủ lạnh nhưng chỉ nên bảo quan từ 3 - 4 ngày, không nên mua nấm nhiều để dự trữ và ăn dần, cũng không nên ăn nấm cả 3 bữa trong một ngày.

Nấm khi chưa dùng đến không nên để ngoài không khí quá 2 tiếng đồng hồ. Bạn nên bảo quản nấm trong tủ lạnh, có thể bỏ túi ni lông ra để nấm được tươi hơi, tránh rửa hay làm ẩm nấm.

Ăn nhiều nấm có thể dẫn đến hiện tượng khó tiêu cũng như mất dạ, không cảm thấy ngon miệng nên bạn nên chia đều thực đơn với nấm theo các ngày trong tuần. Thêm vào đó nên chế biến nấm thành nhiều món ăn khác nhau để làm phong phú khẩu vị cũng như tránh nhàm chán.

Bạn cũng có thể tự trồng nấm bằng các cách phổ biến như dùng mùn cưa hay bao chấu...vừa tiện lợi vừa đảm bảo vệ sinh.

Tuyệt đối không nên ăn các loại nấm có mùi vị lạ như tanh hoặc ôi, thân nấm mềm oặt và mọng nước quá mức. rất có thể các loại nấm này đã được bơm thuốc kích thích tăng trưởng, gây hại cho cơ thể của bạn và em bé.