Ăn dặm thực dưỡng: Một phương pháp ăn dặm mới cho bé

Với những mẹ đang nuôi con nhỏ và băn khoăn không biết cho bé ăn dặm theo cách nào thì hãy khám phá bài viết sau đây để có thể tìm hiểu về cách ăn dặm mới: ăn dặm thực dưỡng. Chắc chắn phương pháp ăn dặm này sẽ khiến mẹ hài lòng.

Ăn dặm thực dưỡng: Một phương pháp ăn dặm mới cho bé Ăn dặm thực dưỡng: Một phương pháp ăn dặm mới cho bé

Với những mẹ đang nuôi con nhỏ và băn khoăn không biết cho bé ăn dặm theo cách nào thì hãy khám phá bài viết sau đây để có thể tìm hiểu về cách ăn dặm mới: ăn dặm thực dưỡng. Chắc chắn phương pháp ăn dặm này sẽ khiến mẹ hài lòng.

Ăn dặm thực dưỡng là ăn dặm như thế nào?

Nuôi con theo phương pháp thực dưỡng (hay còn gọi là macrobiotics) đồng nghĩa với việc bạn sẽ phải vất vả hơn những phương pháp cho bé ăn dặm khác bởi công sức bạn phải bỏ ra cho việc chế biến thức ăn cho trẻ sẽ nhiều hơn thay vì bạn chỉ cho trẻ dùng sữa công thức. Phương pháp ăn dặm thực dưỡng được biết đến là phương pháp cho bé ăn dặm với chế độ ăn có ngũ cốc nguyên cám. Phương pháp ăn dặm này sẽ giúp con bạn có một thể chất tốt, vững chãi và tránh được những nguy cơ về béo phì hay loãng xương sau này.

Trong giai đoạn đầu của việc ăn dặm, do hệ tiêu hóa của bé còn khá mới nên bạn nên cho trẻ bắt đầu ăn những bữa đầu tiên với gạo lứt. Việc bổ sung quá nhiều đạm động vật khi hệ tiêu hóa của bé còn quá non nớt thực sự không tốt. Nên cân đối các chất đạm và các chất tinh bột khác trong những bữa ăn của bé.
vicare.vn-an-dam-thuc-duong-mot-phuong-phap-an-dam-moi-cho-be-body-1

Những bữa ăn dặm thực dưỡng có gì?

Một bữa ăn thông thường của bé sẽ có những thành phần sau:

- Tinh bột từ gạo lứt
- Protein từ các loại hạt như hạt đỗ Hà Lan, đỗ đỏ, đỗ đen, đỗ gà hay đỗ lăng
- Các loại vitamin và khoáng chất từ các loại rau củ
- Chất béo từ dầu ăn được thêm vào sau cùng

Khi bé bắt đầu ăn dặm thực dưỡng thì sẽ tuân thủ theo 10 cấp độ, theo mức độ tăng dần. Trong đó, thực đơn cho bé ăn dặm ở cấp độ 1 sẽ là: 10% ngũ cốc nguyên cám, 30% rau củ, 10% các món canh lỏng, 30% các món từ đạm động vật và 5% là salad cùng hoa quả. Và cấp độ cao nhất sẽ bao gồm 100% ngũ cốc nguyên cám.

Các nhóm thực phẩm trong quá trình ăn dặm thực dưỡng

Một bữa ăn dặm thực dưỡng vẫn phải đảm bảo đầy đủ 4 yếu tố chính, bao gồm: tinh bột, protein, vitamin và khoáng chất, chất béo. Đối với các loại rau củ, các mẹ có thể chọn những loại rau có lá, các loại rong biển cũng có khả năng bổ sung thêm kẽm và canxi cho trẻ.

Mẹ có thể cho bé ăn dặm thực dưỡng bắt đầu từ tháng thứ 5 và thực đơn ăn dặm đó như sau: Nguyên liệu chính là gạo lứt, rau củ và rong biển. Đầu tiên bạn hãy luộc rau củ hoặc ninh nhừ chúng, việc ninh nhừ rau củ sẽ giúp chất xơ được giữ lại. Sau đó bạn bỏ vào nước ninh hay luộc rau củ một nhánh rong biển và trộn vào đó từ 3-4 thìa bột gạo lứt đã rang, rồi đun khoảng 15 phút. Cuối cùng bạn cho vào một thìa dầu thực vật, để nguội là đã có thể cho bé dùng. Bạn hãy lưu ý rằng, hệ tiêu hóa của bé lúc này rất yếu nên bạn không nên bỏ thêm muối hay bột nêm vào bát của bé.
vicare.vn-an-dam-thuc-duong-mot-phuong-phap-an-dam-moi-cho-be-body-2

Khi bé đang ở trong tháng thứ 6, bạn có thể chuẩn bị gạo lứt, rau củ, đậu đỗ, rong biển để chuẩn bị ăn dặm thực dưỡng. Với nước rau củ, rong biển ninh nhừ, bạn cho vào đó từ 3-4 thìa bột gạo lứt và 4-5 thìa đậu đỗ và nấu trong khoảng 15 phút. Nêm một chút dầu thực vật để bé dễ ăn hơn.

Nếu bé đã 7-8 tháng tuổi, bạn có thể cho bé ăn dặm như lúc trẻ 6 tháng tuổi nhưng nguyên liệu có thể thái sợi to hơn và cho vào khi bột đã sôi. Bạn có thể dùng thêm các loại rau gia vị như rau mùi, hành tây,... để món ăn hấp dẫn bé hơn.

Với những bé từ 9-10 tháng tuổi, bạn có thể tăng độ thô của cháo lên trong thực đơn ăn dặm thực dưỡng. Bạn có thể sử dụng các loại đỗ giàu đạm hơn, cháo nấu lên có thể nghiền nhỏ và rây qua cho nhuyễn.

Từ 11 tới 12 tháng tuổi là giai đoạn phản xạ nhai, nuốt của bé bắt đầu tốt hơn, vì vậy bạn không nhất thiết phải dùng rây lọc nữa mà có thể để cháo riêng, cùng rau củ cắt nhỏ để bé tự có thể cầm ăn. Khi con đã quen với ăn dặm thực dưỡng, bạn hoàn toàn có thể sáng tạo những bữa ăn dặm theo nhiều cách khác nhau để trẻ hào hứng trong từng bữa ăn.
>>> Xem thêm: Thực đơn ăn dặm thực dưỡng “hoàn hảo” dành cho trẻ