Ăn chay có giúp trái tim khỏe mạnh hơn không?

Một nghiên cứu gần đây cho thấy những người ăn thịt ít có dấu hiệu về bệnh tim mạch hơn 10 năm khi so sánh với những người ăn chay.

Ăn chay có giúp trái tim khỏe mạnh hơn không? Ăn chay có giúp trái tim khỏe mạnh hơn không?

Những người ăn chay được cho là có một sức khỏe tốt hơn những người ăn thịt, nhưng một nghiên cứu gần đây đã đặt hoài nghi về quan điểm này. Nó cho thấy những người ăn thịt ít có dấu hiệu về bệnh tim mạch hơn 10 năm khi so sánh với những người ăn chay. Cùng HoiBenh tìm hiểu tại sao nhé!

Trưởng nhóm nghiên cứu, Tiến sĩ Hyunseok Kim nói: “Tôi không nói rằng ăn chay là vô tác dụng trong việc ngăn ngừa các bệnh về tim mạch.”

Tuy nhiên, những lợi ích mang lại cho hệ tim mạch của mọi người lại không nhiều như mong đợi, tiến sĩ Kim, một chuyên gia cư trú tại Trường Y dược Rutgers tại Newark nói như vậy.

Các kết quả nghiên cứu đã làm khó một nhà dinh dưỡng học, người đã chỉ ra trong nghiên cứu trước đây rằng, ăn chay tốt cho hệ tim.

Nghiên cứu đã sử dụng kết quả khảo sát của Hoa Kỳ để so sánh những người ăn chay trưởng thành với hàng ngàn người ăn thịt. Theo nghiên cứu, trong khi những người ăn chay gầy hơn, thì nguy cơ mắc bệnh tim tổng thể của họ không thực sự khác nhau.

Ăn chay chưa chắc đã tốt.
Ăn chay chưa chắc đã tốt.

Tiến sĩ Kim nói: “Những người theo chế độ ăn chay có nguy cơ mắc bệnh béo phì, cao huyết ápcác hội chứng về đường tiêu hóa thấp hơn,” cùng với tất cả các nhân tố gây ra bệnh tim. Nhưng nghiên cứu cũng nói, một phần trong đó là do những người ăn chay thường là những người trẻ và là phụ nữ, nên họ đã nằm trong lượng dân số với tỷ lệ mắc bệnh về tim mạch thấp rồi.

Tiến sĩ Kim và cộng sự của ông ấy, Rutgers đã sử dụng Khảo sát kiểm tra sức khỏe và dinh dưỡng quốc gia Hoa Kỳ từ năm 2007 đến 2010. Khảo sát bao gồm gần 12,000 người trưởng thành với độ tuổi 20 trở lên. Trong số đó, có 263 người, chiếm 2.3% theo chế độ ăn chay.

Các nhà nghiên cứu đã kiểm tra căn bệnh béo phì, vòng eo trung bình, bệnh cao huyết áp và các hội chứng về đường tiêu hóa – cùng một loạt các điều kiện, bao gồm cả nồng độ cholesterolglucose cao – điều đó làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim.

Họ cũng đánh giá về nguy cơ mắc bệnh tim mạch Framingham, dựa trên các yếu tố về tuổi, giới tính, nồng độ cholesterol, huyết áp và tình trạng hút thuốc để dự đoán nguy cơ phát triển các bệnh về tim mạch trong thập kỷ tiếp theo.

Khi các nhà nghiên cứu tính toán nguy cơ mắc bệnh tim mạch Framingham của những người tham gia, tỷ lệ mắc bệnh cũng những người ăn chay là 2.7%, trong khi với những người không ăn chay là 4.5%. Tiến sĩ Kim nói, sự khác nhau này không có ý nghĩa trong việc thống kê.

Những phát hiện này đã gây bất ngờ cho một chuyên gia dinh dưỡng.

ăn chay

VẪN CÒN TIẾP

Connie Diekman, Giám đốc của Trường đại học dinh dưỡng Washington ở St.Louis, nói rằng: “Chúng tôi chắc chắn sẽ xem xét nghiên cứu này để tìm ra nhiều dữ liệu hơn nữa về lợi ích của chế độ ăn chay, nhưng nghiên cứu này lại trái ngược với những bằng chứng đã được cung cấp trong cuốn Hướng dẫn chế độ ăn uống cho người Mỹ và trong luận điểm của Học viện Dinh dưỡng và Chế độ ăn uống năm 2015.”

Bên cạnh hướng dẫn này, Diekman nói: “Tiêu thụ nhiều rau quả có mối liên kết với tỷ lệ thấp các nguy cơ mắc bệnh về tim mạch.” Bà cũng chú ý, ăn nhiều các loại hạt cũng được cho là làm giảm nguy cơ mắc bệnh.

Diekman, người không tham gia vào nghiên cứu này, nói thêm: “Quan điểm của Học viện là, một chế độ ăn chay gắn liền với việc giảm nguy cơ tử vong do bệnh tim thiếu máu cục bộ.”

Bà ấy cũng khuyến khích mọi người áp dụng một chế độ ăn uống “gần giống với chế độ ăn chay.”

Tiến sĩ Kim nói, nghiên cứu này chỉ là các khảo sát, và diễn ra trong một thời gian ngắn, điều này là một hạn chế cho tính chính xác của nghiên cứu. Mặt khác, đó cũng chỉ là câu trả lời của mỗi cá nhân về chế độ ăn uống của họ mà thôi.

Tiến sĩ Kim thêm vào, việc theo dõi những người tham gia mọi lúc là điều cần thiết để nắm rõ hơn về các lợi ích của các chế độ ăn chay.

ăn chay

Vào thứ hai, tiến sĩ Kim giới thiệu những kết quả này tại cuộc họp về vị tràng học của các trường Đại học của Mỹ ở Las Vegas. Nghiên cứu này được trình bày tại các cuộc họp y khoa, được xem như là những bước đầu cho tới khi được công bố đồng thời trên tạp chí. Nghiên cứu này không có nguồn quỹ từ bên ngoài hay từ trong ngành công nghiệp.

Theo: WebMD