Ăn cà pháo có bị mất sữa không?
Sau khi sinh ăn gì để không hậu sản và có nhiều sữa cho con là điều mà các bà mẹ luôn quan tâm. Món cà pháo ở nước ta rất phổ biến và dễ đưa cơm, đặc biệt là trong ngày hè nóng bức như thế này. Nhựng nhiều mẹ còn thắc mắc ăn cà pháo có bị mất sữa không? Nếu các bạn cũng có chung câu hỏi như vậy, hãy cùng HoiBenh tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé!
Ăn cà pháo có bị mất sữa không?
Lợi ích của cà pháo
Cà pháo hay còn được gọi là cà gai trắng hay solanum torum. Đây là loại cây có gai từ gốc cho tới lá, hoa màu trắng, quả lúc còn non màu trắng và sẽ đổi sang màu vàng khi chín. Quả cà pháo có thể được dùng để làm nên những món ăn khác nhau và cây này cũng sử dụng làm thuốc được.
Trong dân gian thường gọi món ăn chế biến từ cà pháo là cà ghém, cà muối, còn Đông y gọi cà pháo là di tử hay giả tử. Cà pháo là một loại quả dùng làm rau rất được yêu thích ở nước ta. Dù không phải cao lương mỹ vị, nhưng một chén cà pháo muối xổi với bát canh cua rau đay có thể khiến người ta dễ dàng dùng được vài lưng cơm trong mùa hè nóng nực.
Nhiều người tin rằng cà pháo chỉ ngon miệng mà không có giá trị dinh dưỡng đáng kể. Thế nhưng thực tế, trong 100g cà pháo cũng chứa đến 92.5 g nước, 20 kcal, 3 mg vitamin C, 20 mcg beta-caroten, 12 mg canxi, 0.7 mg sắt, 0.2 mg mangan, 16 mg photpho, 221 mg kali, 7 mg natri, 1.6 g chất xơ và nhiều khoáng chất khác.
Cà pháo ở nước ta chủ yếu được sử dụng theo cách muối xổi. Ngoài ra một số người cũng chế biến thành các món ăn khác như cà pháo luộc hoặc cà pháo sống chấm mắm ruốc.
- Cà pháo muối xổi có tác dụng kích thích vị giác rất tốt, giúp các bữa ăn thêm phần ngon miệng hơn.
- Các dưỡng chất có trong thành phần của cà pháo mặc dù không nhiều nhưng cũng có tác dụng hỗ trợ đáng kể đối với thị lực, xương khớp và tâm trạng của con người.
- Trong Đông y, cà pháo còn được dùng trong các bài thuốc để chữa nhiều bệnh như ho lâu ngày, đại tiện ra máu, ăn uống kém, trị mụn nhọt, đau răng,...
Cà pháo là thức ăn quen thuộc đối với người dân Việt Nam, tuy vậy chưa mấy người hiểu rõ về đặc tính và công dụng của cà pháo. Theo đông y, cà pháo có tính hàn, vị ngọt, ít độc và có tác dụng tán huyết, tiêu viêm. Ngoài ra cà pháo cũng có thể để dùng chữa trị ngón tay chân bị nứt nẻ, còn cà pháo muối lâu năm các bạn đem đốt lấy than xát vào răng để trị đau răng, viêm lợi.
Phụ nữ cho con bú không nên ăn cà pháo
Tuy nhiên, các mẹ cần lưu ý tất cả các tác dụng trên là đối với người bình thường, còn với phụ nữ cho con bú tuyệt đối không nên ăn cà pháo. Trong cà pháo nói riêng và những loại cà nói chung đều chứa thành phần có độc có thể gây hại đến khí huyết của phụ nữ cho con bú. Điển hình như chất độc solanin gây bất lợi cho việc tạo sữa và có thể sinh ho dai dẳng khó dứt đối với cả mẹ và con. Loài cà nào có vị đắng nhiều tức là chất độc càng cao. Chất solanin trong cà pháo đã được xác định giống như chất độc trong phần xanh hoặc mầm xanh ở củ khoai tây. Solanin rất độc, thậm chí chỉ với hàm lượng rất nhỏ. Ngoài ra, cà pháo ngâm cũng chứa nhiều muối, sẽ dễ làm sản phụ mất sữa, gây ho, khó chữa.
Cà pháo tươi chứa thành phần hàm lượng solanin cao gấp năm đến 10 lần so với mức an toàn quy định. Vì thế nếu ăn cà pháo muối xổi ở trong ngày, cà chưa đủ độ chua sẽ gây tình trạng ngộ độc biểu hiện bằng rối loạn thần kinh và tiêu hóa. Các dấu hiệu điển hình bao gồm khô rát cổ họng, đau rút ở dạ dày, tiêu chảy, ảo giác và mất cảm giác, sốt, vàng da, đồng tử giãn, thân nhiệt giảm, cơ thể bị tê liệt, buồn nôn, đau đầu chóng mặt. Thậm chí nếu ngộ độc cà pháo với hàm lượng lớn chất solanin có thể gây tử vong. Vì thế các mẹ tuyệt đối không dùng trong quá trình đang cho con bú.
Theo các nhà khoa học:
- Nếu sử dụng cà với liều lượng từ 2 – 5 mg/kg cân nặng có thể gây triệu chứng ngộ độc.
- Nếu dùng cà pháo với liều lượng từ 3 – 6 mg/kg cân nặng có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.
Biểu hiện ngộ độc xuất hiện trong vòng 8 – 12 giờ sau khi dùng món cà pháo với hàm lượng solanin ít, còn với lượng solanin nhiều thì biểu hiện sẽ xuất hiện nhanh hơn sau khoảng 30 phút.
Những người không nên ăn cà pháo
Ngoài các mẹ đang cho con bú, một số đối tượng khác cũng không nên ăn cà pháo gồm:
- Theo Đông y, cà pháo có tính hàn, vì vậy cần kiêng dùng đối với người hư hàn và thật thận trọng khi phối hợp với các thức ăn hàn, nên ăn kèm các gia vị có tính ôn như: sả, tỏi, ớt,...
- Người mới ốm dậy, cơ thể suy nhược, hoặc đang bị bệnh (cảm, tiêu chảy...) ăn cà, bệnh sẽ nặng hơn.
- Phụ nữ ăn quá nhiều cà pháo cũng gây trở ngại cho hoạt động của tử cung.
- Người bị bệnh tăng nhãn áp không nên dùng cà pháo.
Xem thêm:
- Thời điểm nào mẹ bầu có thể ăn sữa chua?
- Mẹ bầu có biết tác dụng chữa tắc tia sữa từ cây đinh lăng
- Ăn gì lợi sữa? Ăn xôi có nhiều sữa cho mẹ bầu mới sinh không?