Ăn 2 quả trứng mỗi ngày nguy cơ mắc bệnh tim mạch lên tới 27%

Trứng là món ăn nhiều dinh dưỡng, được nhiều người tin dùng trong suốt thời gian qua. Tuy nhiên, nhiều người lo ngại ăn trứng có liên quan gì đến bệnh tim mạch không? Nhiều nghiên cứu ăn 2 quả trứng mỗi ngày nguy cơ mắc bệnh tim mạch lên tới 27%. Vậy thực sự nó là như thế nào. HoiBenh sẽ giải đáp cho mọi người ở bài viết dưới đây.

Ăn 2 quả trứng mỗi ngày nguy cơ mắc bệnh tim mạch lên tới 27% Ăn 2 quả trứng mỗi ngày nguy cơ mắc bệnh tim mạch lên tới 27%

Trứng là món ăn nhiều dinh dưỡng, được nhiều người tin dùng trong suốt thời gian qua. Tuy nhiên, nhiều người lo ngại ăn trứng có liên quan gì đến bệnh tim mạch không? Nhiều nghiên cứu ăn 2 quả trứng mỗi ngày nguy cơ mắc bệnh tim mạch lên tới 27%. Vậy thực sự nó là như thế nào. HoiBenh sẽ giải đáp cho mọi người ở bài viết dưới đây.

Trứng và bệnh tim mạch

Trứng được coi là nguồn dinh dưỡng lành mạnh, với nhiều protein phong phú. Tuy nhiên nhiều người không rõ ăn trứng có liên quan gì đến bệnh tim mạch không? Hãy cùng HoiBenh tìm hiểu.

Trong lòng đỏ trứng có nhiều cholesterol, chất béo no nhưng cũng chứa nhiều chất dinh dưỡng quý như vitamin B12, Vitamin D, folat, roboflavin... cần thiết cho cơ thể.

Trứng gà có thể không làm tăng cholesterol máu

  • Gan là nơi sản xuất Cholesterol vào máu, khi cơ thể được cung cấp cholesterol thì cơ thể sẽ kìm hãm lại, chưa sản xuất ra cholesterol ra vội, trừ trường hợp bệnh lý.
  • Một số nghiên cứu chỉ ra, 70% người ăn trứng không bị tăng cholesterol máu, 30% còn lại bị tăng nhẹ cholesterol máu toàn phần và LDL.
  • Trường hợp bệnh lý do rối loạn di truyền gen ApoE4, nên giảm tối thiểu hoặc không ăn trứng.

Trứng gà làm tăng HDL, loại cholesterol tốt cho tim mạch

  • Ăn trứng làm tăng HDL Cholesterol, nó sẽ giảm yếu tố nguy cơ bị bệnh về tim mạch, đột quỵ.
  • Nếu không tiêu thụ quá 300 mg cholesterol mỗi ngày thì sẽ tốt cho sức khỏe. Đối với bệnh nhân có nền tiểu đường, mỡ máu, tùy tình trạng chỉ nên tiêu thụ ít hơn 200mg cholesterol mỗi ngày.
  • Lòng đỏ trứng gà chứa 186 - 200 mg cholesterol. Người khỏe mạnh có thể ăn ít hơn 7 quả/tuần, thì có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
  • Bệnh nhân tiểu đường chỉ nên ăn ít hơn 3 quả/tuần. Mỡ máu lại tùy tình trạng, lượng cholesterol thời điểm đó tính toán để quyết định nên hay không nên ăn.
Trứng gà
Ăn 2 quả trứng mỗi ngày nguy cơ mắc bệnh tim mạch lên tới 27%

Chứa nhiều omega 3, giúp làm giảm tryglyceride trong cơ thể.

Nhưng là đối với gà được nuôi sạch, nuôi trên đồng cỏ, thức ăn chứa nhiều omega 3 tự nhiên.

Ăn 2 quả trứng mỗi ngày nguy cơ mắc bệnh tim mạch lên tới 27%

Có nhiều nghiên cứu về việc ăn trứng liên quan đến vấn đề cholesterol, nguy cơ mắc tim mạch, có rất nhiều nghiên cứu của nhiều chuyên gia đề cập đến vấn đề này.

  • Một nghiên cứu của trường đại học Northwesteren của Mỹ công bố trên JAMA của bà Norrina Allen là PGS khoa y tế dự phòng của trường cùng cộng sự, Ăn 2 quả trứng mỗi ngày nguy cơ mắc bệnh tim mạch lên tới 27%. Nghiên cứu được thống kê từ 30.000 người trưởng thành trong 17 năm.
  • Tuy nhiên các nghiên cứu từ chuyên gia dinh dưỡng của trường y tế công cộng T.H.Chan thuộc đại học Harvard đưa ra quan điểm, mối liên hệ giữa cholesterol trong chế độ ăn và cholesterol trong máu là rất yếu.
  • Giáo sư dinh dưỡng và dịch tễ học Frank Hu của trường y tế công cộng T.H.Chan thuộc đại học Harvard chỉ ra rằng, việc tiêu thụ trứng ở mức vừa phải, không nhiều hơn một quả một ngày sẽ không làm tăng nguy cơ đau tim hoặc đột quỵ.
  • Giáo sư Thomas Sherman của trường đại học y Georgetown bày tỏ quan điểm, bữa sáng giàu protein là cách chống đói tốt nhất, ông ghét khi phải bảo mọi người không được ăn trứng.
  • Theo chuyên gia dinh dưỡng người Ấn Độ Deepshikha Agarwal chỉ ra rằng, trứng chứa nhiều chất béo bão hòa và cholesterol, không tốt cho tim mạch.
    • Người bị bệnh tim mạch có thể ăn trứng tùy vào lượng cholesterol của họ vào thời điểm đó.
    • Bệnh nhân mỡ máu có lượng cholesterol trong tầm kiểm soát, có thể ăn trứng 1 quả/ tuần.
    • Những người có mỡ máu cao, nên hạn chế ăn trứng, muốn ăn thì nên ăn 1 quả/ tháng.
    • Giáo sư khuyên người có bệnh về tim mạch có thể ăn ít hơn 2 lòng trắng trứng/ngày.
    • Nên ăn trứng ở dạng ăn kèm với bánh sandwich, salad, trứng ốp la với một chút muối và tiêu, trứng luộc sẽ tốt.
    • Hạn chế ăn trứng chiên, lượng chất béo và cholesterol khi chiên rán sẽ không tốt cho bệnh nhân có bệnh về tim mạch.
  • Theo tiến sĩ Dominik Alexander một nhà nghiên cứu của viện EpidStat ở Ann Arbor, Michigan, một bài báo cáo của ông tại trung tâm dinh dưỡng, bộ phận nghiên cứu khoa học của hiệp hội Mỹ, ông đã đưa ra quan điểm, trứng có nhiều chất dinh dưỡng tốt, chống oxy hóa, giảm căng thẳng và viêm nhiễm. Trứng chứa nguồn protein tốt, giúp giảm huyết áp, giảm nguy cơ đột quỵ.
  • Một nghiên cứu tại Trung Quốc trên gần 500.000 người khỏe mạnh, không bị béo phì cũng như ung thư trong suốt 9 năm, liên quan đến việc ăn trứng của họ và sức khỏe.

Kết quả nghiên cứu chỉ ra, ở những người ăn hằng ngày 1 quả trứng, tỷ lệ tử vong do đột quỵ giảm 28%, tử vong do bệnh tim mạch khác giảm 18% và tỷ lệ mắc đột quỵ giảm 26%.

Ngoài ra, những người ăn 5 quả trứng/tuần thì tỷ lệ nhồi máu cơ tim giảm 12% so với người ăn ít hơn.

Ăn trứng có liên quan gì đến bệnh tim mạch? Nhiều nghiên cứu của nhiều nhà khoa học trên thế giới đã chỉ ra rằng, việc ăn trứng mỗi ngày một quả hoặc ăn trứng ít hơn 2 quả một ngày sẽ có lợi cho tim mạch, giảm nguy cơ đột quỵ. Tuy nhiên, số lượng trứng nếu ăn quá nhiều sẽ có nhiều tác hại ngược lại. Ăn trứng một cách điều độ, vừa phải, với cách chế biến không làm tăng lượng cholesterol béo no trong trứng và tùy tình trạng bệnh nhân để ăn trứng. Thì lúc này ăn trứng mới có hiệu quả, mới thực sự tốt.

Ăn hơn hoặc 2 quả trứng mỗi ngày, thì bạn có nguy cơ mắc nhiều bệnh hơn.

vicare.vn-2-qua-trung-moi-ngay-nguy-co-mac-benh-tim-mach-len-toi-27-body-2
Rau xanh hoa quả tươi rất tốt cho bệnh nhân tim mạch

Một số vấn đề bạn cần lưu ý với trứng

  • Khi mới ốm dậy, khi sốt không nên ăn trứng chưa chín

Không nên ăn cháo đập trứng sống vào, trứng lòng đào, trứng chưa chín, trứng tươi...

Bởi vì trên bề mặt vỏ trứng có thể có những lỗ nhỏ li ti, vi khuẩn có thể xâm nhập vào. Vi khuẩn Salmonella trong trứng chưa chín có thể tấn công bạn nếu bạn ăn nó.

  • Nên rửa sạch bề mặt trứng trước khi luộc

Bề mặt trứng có thể chứa phân gà, vịt... bám trên. Mặc dù mọi người nghĩ ăn bên trong trứng, không ăn vỏ. Nhưng thực tế, khi mình luộc trứng, với nhiệt độ cao chín từ ngoài vào trong, vi khuẩn vẫn có thể xâm nhập từ ngoài vào trong trứng qua các lỗ nhỏ li ti vào trong trứng.

  • Không uống sữa đậu nành cùng ăn trứng

Buổi sáng mọi người hay ăn trứng kèm theo một cốc sữa đậu nành. Nhưng Protein trong trứng kết hợp với Trypsin trong sữa đậu nành, sẽ cản trở quá trình phân hủy và hấp thu protein trong cơ thể. Bạn không nên ăn kèm trứng và sữa đậu nành.

  • Không nên cho bột ngọt và trứng chiên

Nhiệt độ cao thì acid glutamic, gốc natri,gốc clo hóa, ... kết hợp với nhau tạo muối natri của acid glutamic, cơ thể sẽ khó hấp thụ hơn.

  • Không ăn trứng luộc lòng đào qua đêm

Protein đã bị biến đổi, ăn trứng gà để qua đêm sẽ có thời gian cho vi khuẩn có thể phát triển do có thành phần của trứng sống.

  • Ăn trứng gà luộc sẽ tốt hơn

Ăn trứng gà luộc sẽ tốt hơn, vì giữ được nhiều vitamin, khoáng chất nhất.

Có thể thay thế trứng bằng thịt gà với lượng 1 - 2 miếng/tuần.

Hạn chế các thực phẩm như nội tạng động vật, thịt chó, xúc xích, thịt bò, thịt xông khói, thịt nguội, thịt lợn, mỡ động vật.

Biện pháp phòng tránh bệnh tim mạch

Ngoài chú ý đến vấn đề ăn trứng có liên quan gì đến bệnh tim mạch hay không, thì bạn cũng nên quan tâm một số lưu ý giúp phòng tránh bệnh tim mạch ở dưới đây.

  • Chế độ ăn giàu rau xanh,hoa quả, giảm thức ăn chứa nhiều dầu mỡ, chất béo bão hòa, cholesterol
  • Điều chỉnh cân nặng theo chỉ số BMI, hạn chế tình trạng béo phì
  • Tập luyện thể dục thể thao đều đặn, tốt nhất nên dành 45 phút để vận động mỗi ngày
  • Hạn chế sử dụng chất kích thích, rượu bia, cà phê, thức uống có ga...
  • Hạn chế sử dụng và tiếp xúc với thuốc lá, thuốc lào, cần sa...
  • Kiểm soát tâm lý thoải mái, bớt căng thẳng, stress
  • Làm việc nghỉ ngơi điều độ, không làm việc quá sức
  • Kiểm tra sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần hoặc khi có dấu hiệu cảnh báo.

Ăn trứng có rất nhiều lợi ích cho cơ thể, giảm nguy cơ mắc đột quỵ và bệnh tim mạch, khi ăn ở một lượng vừa phải đối với người có sức khỏe bình thường. Tuy nhiên đối với bệnh nhân trên nền bệnh tim mạch, tiểu đường, nên ăn trứng theo liều lượng sẽ tốt nhất. Vấn đề ăn trứng có liên quan gì đến bệnh tim mạch, HoiBenh đã giải thích kỹ ở trên bài viết. Kính chúc quý độc giả luôn khỏe mạnh.

Xem thêm:

  • Người mắc bệnh tim mạch nên ăn uống thế nào để giữ sức khỏe?
  • Ngồi nhiều có thể tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch
  • Ăn thịt màu đỏ không tốt cho người mắc bệnh tim mạch?