9 món ăn thừa dù tiếc thế nào cũng không nên hâm nóng ăn lại

Thói quen hâm nóng đồ ăn để ăn lại là một thói quen tiết kiệm của nhiều người. Tuy vậy, đôi khi lợi ích không thấy đâu mà bạn có thể mang họa vào người. Sau đây là 9 món ăn dù thừa cũng tuyệt đối không nên hâm nóng lại để ăn nếu như bạn không muốn bị mắc ung thư.

9 món ăn thừa dù tiếc thế nào cũng không nên hâm nóng ăn lại 9 món ăn thừa dù tiếc thế nào cũng không nên hâm nóng ăn lại

Khoai tây

Có nhiều món ngon chế biến từ khoai tây như khoai tây hầm, khoai tây xào, canh khoai tây rau củ. Tuy nhiên khi nấu những món từ khoai tây, bạn nên nấu lượng vừa phải, ăn đủ hết, tránh để lại. Vì việc hâm nóng lại khoai tây có thể thúc đẩy sự phát triển của vi khuẩn gây ngộ độ thực phẩm. Loại vi khuẩn này có tên C. Botulinum. Dưới tác dụng của nhiệt, loại vi khuẩn này được tạo điều kiện sinh sôi và phát triển thêm. Với những người có hệ miễn dịch và hệ tiêu hóa yếu, có thể bị tiêu chảy, ngộ độc thực phẩm.

Thịt gà

Thịt gà cũng là món ăn không nên hâm nóng lại thêm lần nữa, kể cả hâm nóng bằng lò vi sóng. Theo các chuyên gia sức khỏe, thịt gà hâm nóng lại sẽ gây chướng bụng, đầy hơi, rối loạn tiêu hóa do cấu trúc protein biến đổi.

Nấm

Không nên hâm nóng lại nấm và các món ăn có nấm. Lượng protein trong nấm bị thay đổi, chuyển hóa sau khi bảo quản trong tủ lạnh. Khi đem nấm đi hâm nóng, lượng protein lại bị biến đổi thêm lần nữa. Như vậy, chất dinh dưỡng không được bảo toàn mà còn gây ra tình trạng khó chịu nếu ăn phải.

Cơm

Trong các loại thực phẩm thì cơm là loại thường xuyên được hâm nóng lại nhất. Không phải bây giờ, mà từ nhiều năm trước các chuyên gia đã cảnh báo cơm nguội hâm nóng lại không tốt cho sức khỏe. Ít ai biết rằng, gạo và cơm rất dễ bị nhiễm khuẩn. Vi khuẩn có nhiều nhất trong cơm nguội là bacillus cereus, có thể gây ngộ độc, chóng mặt, đau đầu, buồn nôn. Khi hâm nóng lại cơm, các chất dinh dưỡng mất đi nhưng vi khuẩn vẫn tồn tại. Nếu bắt buộc phải hâm nóng lại cơm, bạn chỉ nên hâm nóng lại cơm để trong tủ lạnh vài tiếng trước đó. Không nên hâm nóng lại cơm đã để tủ lạnh qua cả một đêm dài.

Dầu ăn

Dầu ăn sau khi dùng để chiên rán tốt nhất nên bỏ đi. Trong quá trình nấu ở nhiệt độ cao, dầu ăn dễ sinh ra transfat (chất béo chuyển hóa) và các chất gây hại cho cơ thể khác. Thường xuyên dùng dầu chiên đi chiên lại nhiều lần sẽ phá hủy các men tiêu hóa, gây rối loạn tiêu hóa, đau bụng, thậm chí ung thư.

Củ dền

Củ dền có chứa một lượng lớn các chất nitrat có lợi, đặc biệt là khi ăn sống hoặc ép lấy nước. Thế nhưng củ dền khi đã nấu lên và được hâm nóng lại lần thứ hai, các nitrat có lợi lại biến thành có hại. Vì thế hãy cân đối lượng ăn phù hợp, tránh nấu quá nhiều dẫn đến phải hâm nóng lại món ăn này.

Củ cải đường

Cùng họ với củ dền, củ cải đường cũng là loại củ có lượng nitrat khá cao. Lưu ý quan trọng khi ăn món này là không hâm nóng lại, hạn chế nguy cơ mắc ung thư.

Cần tây

Cần tây cũng chứa nhiều nitrat có lợi cho cơ thể. Tuy nhiên khi hâm nóng lại cần tây, các nitrat này chuyển hóa thành nitrit và tăng nguy cơ mắc ung thư.

Trứng

Dù nấu theo phương pháp nào, luộc, rán hay nấu canh, món trứng khi hâm nóng lại đều tăng nguy cơ mắc bệnh. Quá trình hâm nóng khiến lượng protein trong trứng mất đi, ngoài ra còn giải phóng chất độc trong trứng, gây ra các vấn đề về tiêu hóa và đường ruột.

Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ khuyến cáo, thực phẩm tươi bảo quản lạnh, cấp đông đúng cách sẽ có tác dụng ngăn chặn vi khuẩn sinh sôi.

Với nhóm thực phẩm thừa, chỉ nên hâm nóng lại những thực phẩm để trong tủ lạnh khoảng 2-4 giờ. Tuy nhiên có 9 loại thực phẩm trên thì không nên hâm nóng lại, tốt nhất nên ăn hết trong ngày.