9 điều cần biết khi mang thai để thai nhi khỏe mạnh

Với những người lần đầu mang thai, ngoài cảm giác hạnh phúc, các mẹ không khỏi gặp những bối rối, bỡ ngỡ khi thấy những thay đổi trong cơ thể của mình. Vậy làm thế nào để có một thai kỳ tốt nhất? Dưới đây là 9 điều cần biết khi mang thai mà các bác sĩ của Vicare gợi ý để các chị em có được quá trình mang thai được suôn sẻ.

9 điều cần biết khi mang thai để thai nhi khỏe mạnh 9 điều cần biết khi mang thai để thai nhi khỏe mạnh

Mang thai là hành trình hạnh phúc của mọi người phụ nữ.

1. Khám thai định kỳ

Khi mang thai, bạn nên đến gặp bác sĩ thăm khám mỗi tháng 1 lần. Khám thai không chỉ để bạn biết được tình trạng sức khỏe hiện tại của mình và thai nhi mà còn là cơ hội để phát hiện những vấn đề bất thường của thai nhi để có những biện pháp xử lý kịp thời.

Có 3 mốc khám thai quan trọng mà mẹ bầu nào cũng không được bỏ qua:

  • Tuần 11 - 13 của thai kỳ: đo độ mở da gáy
  • Tuần 21 - 24 của thai kỳ: kiểm tra khuyết tật bẩm sinh.
  • Tuần 30 - 32: kiểm tra lại trước khi sinh con.

Lưu ý: trong trường hợp mẹ bầu có các vấn đề như ra huyết, dọa sinh non, nước ối ít,... thì lịch khám có thể sẽ thay đổi.

2. Chú ý tiêm đầy đủ các loại vắc xin

Khi bắt đầu có kế hoạch mang thai, mẹ bầu cần phải chú ý tiêm các vắc xin này: Quai bị, sởi, rubella, thủy đậu, viêm gan B. Các vắc xin này nên được tiêm ít nhất trước 3 tháng khi mang bầu. Việc tiêm vắc xin trước khi mang bầu giúp cho bạn có thể tránh được việc mắc các bệnh trên trong thai kỳ, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi.

Trong thời gian mang thai, ở mỗi giai đoạn khác nhau, các bác sĩ sẽ tư vấn các loại vắc xin nên tiêm, tránh việc mắc bệnh và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến em bé.

Các loại vắc xin tiêm trong thai kỳ:

● Vắc xin viêm gan B.

● Vắc xin viêm gan A.

● Vắc-xin viêm màng não.

● Vắc xin phòng cúm.

● Vắc xin uốn ván, bạch hầu và ho gà.

Nhiều mẹ lo lắng rằng tiêm phòng sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của bé, nhưng cho đến nay vẫn chưa có bằng chứng nào chứng minh được điều này. Vì vậy, mẹ bầu hãy yên tâm tiêm phòng trong thai kỳ để bảo vệ sức khỏe cho cả mẹ và bé.

>> Xem thêm: Tiêm phòng vắc – xin cho bà bầu vào thời điểm nào là thích hợp?

vicare.vn-9-dieu-can-biet-khi-mang-thai-de-thai-nhi-khoe-manh-body-1

3. Chuẩn bị tâm lý cho những thay đổi trong cơ thể

Mang thai không phải là một việc đơn giản. Trong thời kỳ mang thai, các hoocmon thai kỳ sẽ khiến cho mẹ bầu có nhiều thay đổi như: da xấu, nổi nhiều mụn, rạn da, tăng cân,... khiến cho sắc đẹp và vóc dáng mất đi vẻ xinh đẹp như xưa. Điều này là nỗi khổ tâm vô cùng to lớn đối với tất cả các mẹ bầu. Không phải ai cũng có thể thích nghi được với sự thay đổi trong cơ thể. Vì vậy, mẹ bầu cần chuẩn bị một tâm lý thật vững vàng, ăn uống đầy đủ, nghỉ ngơi hợp lý và chấp nhận đón nhận sự thay đổi trong cơ thể.

4. Có một chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng

Chế độ dinh dưỡng khi mang thai là một điều vô cùng quan trọng mà bất kỳ mẹ bầu nào cũng phải quan tâm. Để có một thai nhi phát triển khỏe mạnh, các mẹ phải chú ý bổ sung thêm các chất dinh dưỡng cần thiết như:

  • Chất đạm: có từ thịt, cá, trứng, các chế phẩm từ sữa, đậu, ngũ cốc. Chất đạm sẽ cung cấp các axit amin cần thiết cho cơ thể mẹ.
  • Tinh bột: Có trong gạo, ngũ cốc, bánh mì, khoai,.... Tinh bột sẽ cung cấp nhiều năng lượng cho mẹ và thai nhi.
  • Chất béo: Giúp hấp thu các vitamin A, D, E, K, cung cấp năng lượng, góp phần làm tăng sự phát triển của não.
  • Mẹ bầu cũng cần lưu ý bổ sung thêm các khoáng chất quan trọng như: vitamin A, B, C, D, axit Folic, Canxi, Sắt.

Đặc biệt, mẹ bầu cần chú ý tránh xa các loại chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá, cà phê, nước ngọt có ga,.... Những chất này không những ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của thai nhi, tăng nguy cơ sinh non, dị tật bẩm sinh ở bé.

5. Quan tâm nhiều hơn đến giấc ngủ của mình

Trong thời gian mang thai, giấc ngủ đóng một vai trò cực kỳ cần thiết. Trong khoảng thời gian này, sự thay đổi của các hoocmon trong cơ thể có thể khiến các bà mẹ khó ngủ hơn vào mỗi đêm. Vì vậy, trước khi đi ngủ hay thư giãn thoải mái và tìm một tư thế thích hợp nhất cho mình.

Tư thế ngủ tốt nhất dành cho các mẹ bầu đó là nằm nghiêng sang bên phải, kê thêm gối phía sau lưng và trước bụng để thoải mái hơn. Nếu bạn bị mất ngủ thường xuyên trong thời gian mang thai, hãy tìm gặp bác sĩ, tuyệt đối không được tự ý sử dụng thuốc an thần khi không có chỉ định.

6. Vận động nhẹ nhàng

Nhiều mẹ bầu lo lắng vận động nhiều sẽ gây ảnh hưởng đến thai nhi. Tuy nhiên nếu các bà mẹ tập thể dục nhẹ nhàng mỗi ngày thì không chỉ giúp cho cơ thể được linh hoạt hơn mà còn làm giảm sự khó chịu trong thời kỳ mang thai. Quá trình sinh con sẽ cần rất nhiều năng lượng, một cơ thể khỏe mạnh sẽ khiến cho quá trình đó được suôn sẻ hơn.

Phụ nữ mang thai thường xuyên tập thể dục ít bị các cơn đau trong lúc sinh, giảm đau lưng, căng thẳng. Không những thế, vóc dáng sau sinh cũng sẽ được phục hồi nhanh hơn.

Các mẹ bầu có thể tham khảo các bài thể dục dành cho phụ nữ mang thai, tham gia các lớp yoga bầu, đi bộ nhẹ nhàng. Ngoài ra, các mẹ cũng cần lưu ý những điều sau đây:

  • Không vận động mạnh, không tập các môn thể thao đối kháng, không tập các bài tập có động tác nhảy trong thời kỳ mang thai.
  • Không tập các bài tập quá sức, nếu cảm thấy mệt thì nên ngừng tập.
  • Uống đủ nước khi tham gia tập thể dục.
  • Khởi động trước khi bắt đầu và thư giãn sau khi kết thúc bài tập
  • Nếu đã từng sảy thai hoặc sinh non, bạn không nên tập thể dục. Nếu muốn, hãy hỏi ý kiến bác sĩ để được tư vấn và hướng dẫn cho bạn.
vicare.vn-9-dieu-can-biet-khi-mang-thai-de-thai-nhi-khoe-manh-body-2

7. Luôn luôn suy nghĩ tích cực

Tâm trạng của mẹ sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe và tâm lý của em bé. Do đó, mẹ bầu nên giữ một thái độ tích cực, thoải mái, không nên làm việc quá sức. Mang thai đã gây ra rất nhiều căng thẳng cho cơ thể, vì thế đừng khiến cơ thể phải chịu thêm nhiều áp lực do công việc mà hãy tập trung chăm sóc em bé.

8. Tăng cân hợp lý

Cân nặng trong thời kỳ mang thai luôn là nỗi lo của các bà mẹ. Cân nặng trong thời kỳ mang thai phụ thuộc vào chiều cao và cân nặng của mẹ trước khi mang thai. Mối quan hệ này được thể hiện theo chỉ số BMI.

Chỉ số BMI được tính theo công thức: BMI = Cân nặng/ (chiều cao)^2.

Sau khi tính chỉ số BMI của mình, mẹ bầu có thể xác định được cân nặng cần tăng trong thời kỳ mang thai như sau:

  • Nếu BMI <18,5: tăng 13 - 18kg trong thời kỳ mang thai
  • Nếu BMI từ 18,5 - 24: tăng 11 - 16kg trong thời kỳ mang thai
  • Nếu BMI từ 25 - 29: tăng 7 - 11kg trong thời kỳ mang thai
  • Nếu BMI .30: tăng 5 - 9kg trong thời kỳ mang thai

Nguyên tắc cơ bản là cung cấp đủ dinh dưỡng cần thiết cho thai nhi được phát triển khỏe mạnh. Do vậy, bạn chỉ cần ăn đúng bữa, đủ bữa và hiểu những gì bé cần.

9. Thường xuyên giao tiếp với thai nhi

Theo nghiên cứu, các em bé có phản ứng với âm thanh và biết liên lạc ngay từ khi còn trong bụng. Trò chuyện với bé hàng ngày có thể giúp thai nhi phát triển về cả thính giác, thị giác, phát triển khả năng vận động và ngôn ngữ. Ngoài ra, nếu mẹ cho bé nghe nhạc thai giáo thì có thể kích thích trí thông minh của trẻ.

Thường xuyên tương tác với thai nhi còn giúp mẹ giảm căng thẳng, giảm stress do quá trình mang thai gây ra. Không những thế, mẹ cũng có thể phát hiện được những thay đổi của em bé để kịp thời xử lý.

Mang thai không phải là một điều đơn giản. Vì vậy, các mẹ hãy chuẩn bị một tâm lý thật tốt và trang bị cho mình những kiến thức về chăm sóc sức khỏe mẹ và bé trong thời gian mang thai để có một thời gian thai kỳ khỏe mạnh, suôn sẻ nhé!

Xem thêm:

  • 5 thực phẩm bà bầu nên ăn trong suốt thai kỳ
  • Muốn sinh con khỏe mạnh bà bầu cần phải làm gì